16
• Ấn Độ:
Quốc vụ
khanh Bộ Quốc phòng
Ấn Độ, ông Subhash
Bhamre, cho biết Ấn Độ
sẽ bắt đầu tiếp nhận các
hệ thống tên lửa phòng
không S-400 Triumf của
Nga từ tháng 10-2020
và sẽ hoàn tất kế hoạch
này trong ba năm.
• Brazil:
Một chú
“ngựa chiến” trong đội
kỵ binh tham gia lễ diễu
hành nhậm chức của tân
Tổng thống Brazil Jair
Bolsonaro đã bất ngờ
hoảng sợ và gây náo
loạn ngay trước đoàn xe
khiến buổi lễ có lúc phải
gián đoạn.
• Triều Tiên:
Ông Jo
Song Gil, Quyền Đại sứ
Triều Tiên tại Rome, được
cho là đã xin tị nạn ở một
quốc gia phương Tây
không xác định cùng với
gia đình đầu tháng trước.
Nga:
Các quan chức
lãnh sự Mỹ đã tiếp cận
ông Paul Whelan, một
cựu lính thủy đánh bộ,
lần đầu tiên kể từ khi bị
bắt giữ cuối tháng trước
trong một chuyến sang
Nga, theo một phát ngôn
viên của Bộ Ngoại giao
Nga được hãng thông
tấn
Tass
dẫn lại. Bộ
Ngoại giao Mỹ cho biết
Đại sứ Mỹ tại Nga Jon
Huntsman đã thăm ông
Whelan tại cơ sở giam
giữ Lefortovo ở thủ đô
Moscow.
THU THẢO
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
ThứSáu4-1-2019
Kinh tế Trung Quốc 2019
đối mặt với vấn đề gì?
THANHLOAN-ĐẠI THẮNG
S
au nhiều thập niên bùng
nổmạnhmẽ, nền kinh tế
Trung Quốc (TQ) đang
dần phát triển chậm lại. Năm
2018 được đánh giá là năm
trì trệ nhất kể từ thời điểm
1990 và theo dự đoán thì tình
hình sẽ càng tồi tệ hơn trong
năm 2019.
Tài chính, xuất khẩu
gặp khó khăn
Nền kinh tế lớn thứ hai
trên thế giới đang dần cảm
nhận được sự ảnh hưởng từ
bức tranh u ám của kinh tế
toàn cầu. Sau tín hiệu gia
tăng nhanh chóng mức dư
nợ, chính quyền Bắc Kinh
đang rất nỗ lực kiểm soát rủi
ro tín dụng.
Những lo ngại về “sức
khỏe” của nền kinh tế TQ
đã manh nha tác động vào
thị trường tài chính. Chỉ số
chứng khoán TQ đã tuột dốc
vào tháng6-2018và giảm25%
so với đầu năm 2018. Sự bất
ổn định này cũng ảnh hưởng
đến các thị trường ở châu Âu
và Mỹ. Bởi lẽ TQ là quốc
gia xuất khẩu hàng hóa lớn
nhất thế giới, thu hút nguồn
nguyên liệu từ các quốc gia
khác nhau để gia công xuất
khẩu iPhone, máy tính xách
tay, bàn ủi và hàng ngàn sản
phẩm khác. Do đó, một thay
đổi nhỏ ở TQ cũng đủ sức tác
động mạnh đến thị trường và
nền kinh tế toàn cầu.
Trong khi đó, cuộc chiến
thương mại giữa Mỹ và TQ
bắt đầu từ năm 2018 và tiếp
tục leo thang khi bước sang
năm 2019. Sau động thái áp
dụng hàng rào thuế quan trị
giá hàng trăm triệu USD, hai
bên đã chịu ngồi vào bàn đàm
phán vào cuối tháng 2-2019.
Nếu đàm phán thất bại, hàng
rào thuế quan sẽ tiếp tục được
đẩy lên cao hơn. Đó là chưa
kể những tác động tiêu cực
đến nền kinh tế từ cuộc chiến
thươngmại sẽ rõ rệt hơn ởTQ
trong những tháng tới, làm tổn
thương hoạt động xuất khẩu
và lợi nhuận của các công ty.
Tiêu dùng suy giảm
Tầng lớp trung lưu của TQ
đã và đang ngày càng mở
rộng nhanh chóng khiến TQ
trở thành thị
trường tiêu thụ
lớn nhất toàn
cầu cho những
mặt hàng tiêu
dùng như xe
hơi, điện thoại
thông minh
và bia, đem
lại hàng tỉ lợi
nhuận cho các
công ty như General Motors
và Apple. Chính từ động lực
này, Rajiv Biswas, nhà nghiên
cứu kinh tế châu Á-Thái Bình
Dương tại Phòng nghiên cứu
IHS Markit, khẳng định rằng
TQ đã và đang trở thành cỗ
máy tăng trưởng bậc nhất
thế giới.
Sự chuyển đổi kinh tế phi
thường của TQ trong những
thập niên gần đây đã kéo hàng
trăm triệu người dân nước này
thoát khỏi nghèo đói, thúc đẩy
sự bùng nổ chi tiêu. Edmund
Goh, nhà quản lý danh mục
đầu tư củaAberdeen Standard
Investments tại Thượng Hải,
cho biết tiêu dùng hộ gia đình
là nhân tố chính thúc đẩy tăng
trưởng của TQ. Nhưng hiện
tại, theo Goh, đã xuất hiện
những vết nứt ở thị trường
tiêu dùng.
Doanh số
bán xe hơi đã
giảm trong
những tháng
gầnđây, giáng
một đònmạnh
vào các nhà
sản xuất ô tô
toàn cầu như
Volkswagenvà
Ford. Các chỉ tiêu bán lẻ của
TQ nhìn chung đã chậm lại.
Mức nợ của người tiêu dùng
TQ đã tăng lên nhanh chóng,
điều này cũng góp phần ngăn
cản nhu cầu chi tiêu của họ.
Điều này đồng nghĩa với việc
TQmất đi một động lực quan
trọng trong tăng trưởng.
Căng thẳng với Mỹ
kéo dài
TQ còn chịu áp lực kéo dài
khi xung đột Mỹ-Trung vượt
ra khỏi phạm vi thương mại.
Bên cạnh việc áp dụng hàng
rào thuế quan, chính phủ Mỹ
trong năm 2018 đã ngăn hai
công ty công nghệ lớn của TQ
mua các linh kiện quan trọng
do Mỹ sản xuất; tăng cường
kiểmtra các khoảnđầu tưnước
ngoài của TQ và tìm cách dẫn
độ một giám đốc điều hành
hàng đầu tại Huawei - một
công ty TQ hàng đầu về công
nghệ 5G trên toàn thế giới.
Trong một báo cáo, các
nhà phân tích tại Công ty đầu
tư Vanguard cho biết: “Con
đường dẫn đếnmột thỏa thuận
thống nhất giữa hai siêu cường
kinh tế có thể sẽ gập ghềnh
và kéo dài”. Trên con đường
ấy, cả hai nền kinh tế đều sẽ
chịu thiệt hại.
Gerard Burg, nhà kinh tế
TQ tại Ngân hàng Quốc gia
Úc, cho rằng: “Cuộc chiến
thương mại được dự báo sẽ
tác động mạnh đến sự phát
triển của nền kinh tế toàn cầu
nhưng nó còn phụ thuộc vào
việc các bên sẵn sàng đẩy xa
căng thẳng đến đâu”. •
Chính phủ “gánh” doanh nghiệp
tạo ra nhiều rủi ro
TQcó thể giải quyết khó khănbằnggiải phápquen thuộc:
Doanhnghiệpdựa vào sựhỗ trợ của chínhphủ.Việc cắt giảm
thuế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nới lỏng chính sách tiền
tệ sẽ được triển khai trong năm nay. Thậm chí có đề xuất
chính phủ TQ cần nới lỏng các điểm nóng của thị trường
bất động sản để khuyến khích các nhà đầu tư gia tăng các
hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, Iris Pang, nhà nghiên cứu
kinh tế ở Ngân hàng đầu tư ING, cho rằng các biện pháp
kích thích tiềm ẩn nhiều rủi ro, làm suy yếu các nỗ lực của
Bắc Kinh trong việc đối phó với các vấn đề quan trọng hơn,
bao gồm kiểm soát các khoản nợ khổng lồ. Chính quyền
TQ đã trì hoãn việc tái cơ cấu nền kinh tế, thay vào đó tập
trung vào các biện pháp hỗ trợ phát triển.
Tăng trưởng xuất khẩu của
TQ vẫn sẽ chịu áp lực ngay cả
khi Mỹ, TQ xuống thang căng
thẳng thương mại, ngừng gia
tăng đánh thuế.
JULIAN EVANS-PRITCHARD
,
chuyên gia kinh tế TQ tại Phòng
nghiên cứu Capital Economic
Tiêu điểm
Năm 2018 được
đánh giá là năm trì
trệ nhất kể từ thời
điểm 1990, và theo
dự đoán thì tình
hình sẽ càng tồi tệ
hơn trong năm 2019.
178.000
việc làm đã được bổ sung vào nền kinh tế Mỹ trong
tháng 12-2018, theo khảo sát của Refinitiv. Tỉ lệ thất
nghiệp tại Mỹ được dự báo sẽ duy trì ở mức 3,7%,
mức thấp trong gần 50 năm, trong khi tiền lương
dự kiến sẽ tăng 3%. Dù vậy, các nhà kinh tế dự đoán
tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại trong năm 2019.
ĐT
2 côngdânCanada
“phạmtộimườimươi”
Đó là tuyên bố của Trung Quốc (TQ) ngày 3-1 đối
với hai công dân Canada bị nước này giam giữ sau vụ
Canada bắt lãnh đạo của Tập đoàn công nghệ Huawei.
Trước đó, giới chức tại Bắc Kinh thông báo cựu
viên chức ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân
Michael Spavor là những đối tượng bị tình nghi đe
dọa an ninh nhà nước TQ. “Không nghi ngờ gì nữa,
hai công dân Canada này đã vi phạm luật pháp và quy
định của nước chúng tôi và đang bị điều tra theo thủ
tục” -
Reuters
dẫn lời ông Zhang Jun, Tổng Công tố
viên TQ, cho biết tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh.
Khi được hỏi liệu hai người Canada nói trên có thể
bị khởi tố hay không, ông Zhang nói rằng quá trình
điều tra vụ việc đã được tiến hành “một cách nghiêm
khắc” theo quy định của pháp luật TQ nhưng không
cho biết gì thêm.
Hai “ông Michael” đã xộ khám chỉ hơn một tuần
sau khi cảnh sát Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu,
Giám đốc tài chính của Tập đoàn Huawei, vào ngày
1-12-2018 tại TP Vancouver theo yêu cầu của Mỹ.
Các công tố viên Mỹ cáo buộc bà này lừa dối các
ngân hàng về những giao dịch liên quan đến Iran
khiến các cơ sở tài chính này có nguy cơ vi phạm
những biện pháp trừng phạt được áp đặt lên nước
cộng hòa Hồi giáo. Bà Mạnh đã được cho phép bảo
lãnh tại ngoại nhưng không được rời khỏi ngôi nhà
của bà ở Vancouver. Nữ doanh nhân này đang đối
mặt với khả năng bị dẫn độ về Mỹ và phải ngồi tù
đến 30 năm nếu bị kết tội.
TRÙNG QUANG
ÔngMichael Kovrig
(trái)
và ôngMichael Spavor. Ảnh: AFP
Cuộc chiến thươngmại với Mỹ và các vấn đề nội tại khiến nền kinh tế
Trung Quốc bước vào giai đoạn ngày càng khó khăn hơn.
Kinh tế Trung
Quốc năm
2019 dự báo
gặp nhiều
khó khăn
hơn. Ảnh:
ASIANEWS