008-2019 - page 11

11
Kinh tế -
Thứ Tư9-1-2019
Méo mặt vì xe máy Tết
bị “thổi” giá
Gần Tết, thị trường xe máy sôi động, giá xe máy tăng hàng chục triệu
đồng so với bình thường.
Tiêu điểm
Xe số dồi dào
Khảo sát thực tế cho thấy
nhiều mẫu xe tay ga liên tục
tăng giá và khan hiếm, ngược
lại các mẫu xe số lại không có
nhiều biến động. Đặc biệt số
lượng xe số khá dồi dào, đầy
đủ tất cả dòng xe lẫn màu xe,
khách muốn mua mẫu nào
cũng có.Thậmchímột sốhãng
cònkèmtheo các chương trình
khuyếnmãi, tặngquàcuối năm
để kích cầu.
THYNHUNG
C
hị Thanh Thúy, một
khách hàng ở quận Tân
Bình, TP.HCM, phàn
nàn khi đi mua một chiếc
xe tay ga vì dù đã chuẩn bị
sẵn số tiền như giá mà hãng
xe công bố nhưng khi tới đại
lý của hãng, giá bán lại cao
hơn cả chục triệu đồng. “Tôi
rất bức xúc trước tình trạng
giá của hãng công bố một
đường, giá xe bán tại các đại
lý một nẻo” - chị Thúy nói.
“Thổi” giá lên hơn
20 triệu đồng/xe
Cận Tết là thời điểm nhiều
khách hàng đổ xô đi mua xe.
Lợi dụng nhu cầumua xe tăng
cao, nhiều đại lý đẩy giá bán
lên cao hơn 10-20 triệu đồng
so với giá niêm yết, công bố
của hãng đưa ra.
Trong vai một khách hàng,
chúng tôi ghé vào một cửa
hàng Honda tại quận GòVấp,
TP.HCM. Tại đây, chúng tôi
được một nhân viên bán hàng
giới thiệu mẫu Honda Lead
mới nhất.TheođóchiếcHonda
Lead phiên bản tiêu chuẩn giá
41,7 triệu đồng, Lead bản cao
cấp (có smartkey) giá 44,1
triệu đồng. Trong khi đó giá
hai mẫu xe này do hãng niêm
yết tương ứng chỉ 37,49 và
39,29 triệu đồng.
Các mẫu xe hút khách như
SH Mode và AirBlade cũng
tương tự. Đặc biệt với mẫu
SH Mode phiên bản 125 cc
màu trắng đen có giá bán tại
đại lý lên đến 74 triệu đồng,
trong khi đó giá hãng niêm
yết chỉ 52,49 triệu đồng. Như
vậy, mức chênh lệch giữa giá
đại lý so với giá hãng xe công
bố lên đến hơn 20 triệu đồng.
Thắcmắc vềmức giá chênh
quá cao so với giá đề xuất
của hãng Honda Việt Nam
đưa ra, nhân viên bán hàng
đại lý giải thích: “Không đại
lý nào có giá bán đúng theo
giá niêm yết của hãng. Lý do
là khi về đại lý, giá này bao
gồm thuế, phí, lệ phí làm giấy
tờ xe, các chi phí vận chuyển
và giá thị trường”.
Không chỉ tăng giá bán
mà nhiều mẫu xe tay ga còn
có dấu hiệu khan hiếm, phải
đặt trước mới có hàng. Ví dụ
dòng xe SH 2019 150 ABS
giá lên tới 116-117 triệu đồng/
chiếc, cao hơn giá đề xuất tới
27 triệu đồng.
Ngoài việc tăng giá bán
còn có tình trạng các đại lý
không xuất hóa đơn đúng với
giá bán ra. Một khách hàng
tên T. chia sẻ trên diễn đàn
Otofun: “Tôi mua một chiếc
SH của đại lý với giá 73,5
triệu đồng, cao hơn giá đề
xuất (66,9 triệu đồng). Lúc
viết hóa đơn, cửa hàng yêu
cầu tôi phải ghi hóa đơn là
55 triệu đồng và nói rằng nếu
viết giá thấp thì sẽ chỉ đóng
tiền thuế thấp”.
Nhiều người khác cũng bức
xúc về vấn đề này và cho rằng
các đại lý đang dùng chiêu
trò để trốn thuế. Anh Nguyễn
Đức Tài (Thủ Đức) bức xúc:
“Chúng tôi yêu cầu cơ quan
chức năng có giải pháp để các
đại lý bán bao nhiêu ghi hóa
đơn bấy nhiêu, minh bạch. Từ
đó ngành thuế sẽ tính được
chênh lệch giữa giá hãng và
giá bán cho khách để tính
thuế đại lý, như vậy nếu đại
lý muốn hét giá sẽ phải nhìn
trước nhìn sau chứ không thể
tăng vô tội vạ”.
Khó kiểm soát
giá bán tại đại lý
Ông V., chủ một đại lý xe
máy tại TP.HCM, thừa nhận
mức chênh giữa giá đề xuất
và giá bán thực tế tại đại lý
do tình hình cung cầu trên thị
trường. Một số mẫu xe “hot”,
thiết kế đẹp ăn khách tiêu thụ
tốt trong khi số lượng xe lại
có hạn vì hãng xe phân bổ ít,
dẫn đến khan hiếm.
“Khi thiếu hàng mà lượng
khách mua tăng nên đại lý
tìm cách tăng giá cao, bù lại
những mẫu xe ít khách mua
hơn. Tuy vậy, thực tế cũng
có mẫu xe đại lý bán có giá
bằng hoặc dưới giá đề xuất
của hãng để lấy lại vốn, giải
phóng xe tồn để nhập xe mới
về” - ông V. giải thích.
Trả lời báo chí về vấn đề
này, đại diệnHondaViệt Nam
cho biết họ không thể kiểm
soát được giá mà các Head
đưa ra cho khách hàng. Lý
do là Honda Việt Nam và các
đại lý cũng như các cửa hàng
xe máy được hãng ủy nhiệm
là các pháp nhân độc lập, là
đối tác của nhau. Honda Việt
Nam cũng khẳng định không
đồng tình hay hậu thuẫn cho
việc các đại lý tăng giá một
số sản phẩm xe máy tay ga.
“Chúng tôi cũng đã đề nghị
các đại lý do chúng tôi ủy
nhiệm không bán giá cao hơn
mức giá đề xuất nhưng hãng
không có quyền bắt buộc đưa
ra mức giá cụ thể đối với các
đối tác của mình” - đại diện
Honda Việt Nam phát biểu.
Liên quan đến nội dung giá
xe mà đại lý đưa ra không chỉ
khác với giá niêm yết của
hãng mà còn khác với giá
ghi trên hóa đơn, Honda Việt
Nam cho biết không thể nắm
rõ được vì không kiểm soát
vấn đề thuế xe máy.•
Người Việt vẫn mua nhiều xe máy
Theo thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất xemáy Việt
Nam (VAMM), doanh số toàn thị trường quý III-2018 đạt gần
865.000 xe. So với cùng kỳ năm 2017, doanh số bán hàng
quý III tăng hơn 2%. Tính từ đầu năm, doanh số tổng của
các hãng xemáy đạt hơn 2,45 triệu chiếc, tăng khoảng 3,3%
so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Việt Nam, xe máy vẫn là phương tiện giao thông chủ
yếu.Tính từđầunăm, doanh sốxemáyđạt gần2,5 triệuchiếc,
trong khi xe con có doanh số khoảng 170.000 chiếc. Tức cứ
một ô tô con bán ra thì đã có tới 15 xe máy ra thị trường.
Việc các đại lý
“thổi” giá bán xe
máy lên cao đã
khiến nhiều khách
hàng bức xúc.
Dịp cuối năm, nhiều khách hàng tại TP.HCMđi tìmmua xemáy chơi Tết. Ảnh: THYNHUNG
Vẫnbị phânbiệt đối xử
nếukhông“bôi trơn”
Năm 2018, mức độ hài lòng của cộng đồng doanh
nghiệp (DN) đối với ngành hải quan đã được cải thiện
ở hầu hết các nội dung khảo sát so với năm 2015. Đó
là thông tin nổi bật tại hội thảo “Công bố kết quả khảo
sát mức độ hài lòng của DN về việc thực hiện thủ tục
hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
năm 2018”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ
chức sáng 8-1 tại Hà Nội.
Cụ thể năm 2018, VCCI phối hợp với Tổng cục Hải
quan, Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tổ chức
khảo sát ý kiến mức độ hài lòng của 3.061 DN về thực
hiện thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa. Kết quả cho thấy tỉ lệ DN đánh giá mức độ
thuận lợi khi thực hiện thủ tục nộp thuế trong thông quan
là 50%, cao gấp đôi năm 2015; kiểm tra hồ sơ trong thủ
tục thông quan là 25%, trong khi năm 2015 chỉ 10%.
Tuy nhiên, các DN đánh giá chi phí, trong đó có chi
phí ngoài quy định (thường được gọi là phí bôi trơn)
luôn là gánh nặng của DN Việt Nam. Theo đó, 52%
DN cho biết không bị phân biệt đối xử nếu không chi
trả chi phí ngoài quy định; 34% DN không biết có bị
phân biệt đối xử hay không; chỉ có 15% DN cho rằng
sẽ bị phân biệt đối xử nếu không trả chi phí ngoài quy
định (năm 2015 là 31%).
Trong số DN nhận thấy bị phân biệt đối xử, hình thức
phổ biến nhất là kéo dài thời gian làm thủ tục (93%).
69% phản hồi cho rằng DN có thể bị gây khó khăn
trong lần làm thủ tục sau. Các hình thức phân biệt khác
bao gồm yêu cầu giấy tờ, chứng từ không theo quy định
(48%) và thái độ không văn minh, lịch sự (41%).
“Các đánh giá tích cực của năm 2018 tăng gấp đôi
so với 2015 là sự thay đổi rất lớn của ngành, tuy nhiên
không gian cải cách vẫn còn nhiều. Cơ quan hải quan
cần nỗ lực nhiều hơn trong một số lĩnh vực như hoàn
thuế và không thu thuế, kiểm tra sau thông quan... vì
DN vẫn còn thấy là khó khăn” - ông Đậu Anh Tuấn,
Trưởng ban Pháp chế VCCI, nhấn mạnh.
HẢI ÂU
20 triệu con cá cảnh, 7.000 con
cá sấu… tại TP.HCM xuất ngoại
(PL)- Ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc
Sở NN&PTNT TP.HCM, vừa cho biết năm 2018
TP.HCM xuất khẩu hơn 20 triệu con cá cảnh, giá trị
hơn 22 triệu USD. Đặc biệt, các trang trại tại TP.HCM
đã xuất khẩu trên 6.800 con cá sấu sống, gần 28.500
tấm da cá sấu, gần 6.800 bộ sản phẩm làm từ da cá sấu
và trên ba tấn thịt. Con số này tăng gấp đôi so với năm
trước, tương đương giá trị gần 106 tỉ đồng, tăng 200%
so với năm trước. Thị trường chính nhập khẩu cá sấu
và sản phẩm cá sấu từ Việt Nam là Thái Lan, Trung
Quốc, Nhật Bản, Pháp, Nga.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trên địa bàn
TP.HCM đã xuất khẩu trên 485 tấn hạt giống, tăng gần
73% so với năm 2017. Trong đó chủ yếu là hạt giống
lúa, bắp và hạt giống rau. Không chỉ vậy, các doanh
nghiệp tại TP.HCM còn xuất khẩu được 180.000 cành
hoa lan mokara sang thị trường Campuchia, tăng hơn
45% so với năm trước.
Tính chung tổng giá trị sản xuất nông nghiệp TP
trong năm 2018 tăng hơn 6% so với năm trước, đạt
khoảng 21.400 tỉ đồng. Trên địa bàn TP.HCM hiện có
124 đơn vị xuất khẩu rau, quả và nông sản các loại với
tổng sản lượng trên 544.000 tấn, tăng 20% so với năm
trước.
QUANG HUY
Giá trị xuất khẩu cá sấu của TP.HCMtrong năm2018
tăng hơn 200%so với nămtrước đó. Ảnh: TL
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook