008-2019 - page 13

13
Học sinh “sợ hãi” khi
thiếu điện thoại
Khi phải rời xa điện thoại, nhiều học sinh THPT cảm thấy chới với, bứt rứt, khó chịu,
thậm chí sợ hãi và tìmmọi cách để có thể sử dụng trở lại.
NGUYỄNQUYÊN-TRÚCPHƯƠNG
Đ
ây là những biểu hiện
tâm lý đáng lo ngại
của học sinh (HS) xuất
hiện trong nghiên cứu của
HS Trường THPT Trần Văn
Giàu, quận Bình Thạnh,
TP.HCM về đề tài: “Thực
trạng và giải pháp cho hội
chứng Nomophobia - nỗi sợ
hãi khi không có điện thoại
bên cạnh”. Đề tài trên đã lọt
vào vòng chung kết cấp TP
cuộc thi nghiên cứu khoa
học dành cho HS.
Tìm mọi cách để
có thể sử dụng
điện thoại
Chia sẻ về ý tưởng thực
hiện đề tài, em Trần Thị Hà
My, đại diện nhóm tác giả,
cho biết điều này xuất phát
từ thực tế tại ngôi trường em
đang theo học. “Dù trường
đã cấm sử dụng nhưng các
bạn vẫn lén dùng trong giờ
học. Đến khi bị giáo viên
phát hiện và tịch thu, bạn đó
lập tức đi lên van xin, năn
nỉ cô giáo trả lại điện thoại
bằng mọi cách. Nếu không
có điện thoại, bạn thấy bứt
rứt, bồn chồn, thậm chí sợ
hãi. Và sự sợ hãi khi thiếu
điện thoại theo tiếng Anh
có tên Nomophobia” - Hà
My bày tỏ.
HàMy cho biết để thực hiện
đề tài, các em tiến hành khảo
sát HS tại Trường THPTTrần
Văn Giàu, Trường THPTGia
Định, Trường THPTNguyễn
ThịMinhKhai tại TP.HCMvà
Trường THPT chuyên Hùng
Vương tại Bình Dương. Mỗi
trường phát 300 phiếu, sau hơn
bốn tháng tiến hành khảo sát
đã cho ra kết quả rất đáng để
suy ngẫm.
Trước các câu hỏi bạn có
bị nghiện điện thoại không,
có đến 90% trả lời có. Thế
nhưngkhi đềcậpđếnhội chứng
Nomophobia thì tại ba trườngở
TP.HCMcó đến 81%HS chưa
bao giờnghe về hội chứng này,
còn tại Trường THPT Hùng
Vương, Bình Dương, con số
này lên tới 85%.
EmTấn Phát chia sẻ thêm:
Qua tìm hiểu, căn nguyên
của nỗi sợ hãi khi không có
điện thoại là do các bạn thấy
thiếu thông tin, bị thụt lùi với
thế giới; cuộc sống đơn điệu,
ngột ngạt, trống rỗng; mất kết
nối với các mối quan hệ xung
quanh. Từ đó các em đã đưa
ra một số chuỗi giải pháp để
giúp giảm thiểu mức độ của
hội chứng trên.
“Thứ nhất, chúng em tạo ra
trang Facebook có tên là Share
Everyday. Trên trang này sẽ tổ
chức những hoạt động ngoại
khóa với các chủ đề ý nghĩa
như hoạt động bức vẽ vàng về
chủđềNomophobia.Hiệntrang
Facebook đã thu hút hơn 8.000
lượt theo dõi, chia sẻ. Thứ hai,
nhómphối hợp với nhà trường
tổ chức tiết học ngoại khóa và
cáchoạt độngngoài nhà trường
để các bạn cùng tham gia. Tất
cả hoạt độngđềuđược ghi hình
và đăng lên kênh YouTube là
Radio chia sẻ. Thứ ba, chúng
em đã biên soạn cuốn nhật ký
Nomophobia - góc nhìn cuộc
sống
. Tại cuốn nhật ký này,
thông qua những câu hỏi trắc
nghiệm, bạn có thể biết mình
có phải đang phụ thuộc vào
điện thoại quá không. Và cuối
cùng, chúng em đã phát triển
ứng dụng giúp cha mẹ kiểm
soát việc sử dụng điện thoại
của con” - Phát nói.
Học sinh chịu áp lực
lớn từ kỳ vọng của
cha mẹ
Tại cuộc thi, một vấn đề
cũng được nhiều HS nghiên
cứu là những áp lực tinh thần
mà các em phải gánh chịu khi
đến trường.
963/1862 HS của THPT
Nhómtác giả của Trường THPT Trần VănGiàu, quận Bình Thạnh, TP.HCMđang thuyết trình đề tài
cho khách thamquan. Ảnh: NQ
Các sản phẩm dần ứng dụng vào
cuộc sống
Đề tài của các em nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu, gắn
với thực tế. Các đề tài không chỉ gắn với lĩnh vực khoa học
tự nhiên, ứng dụng công nghệ mới mà còn thể hiện tính
nhân văn cao khi hướng tới các sản phẩm chăm sóc, hỗ trợ
người khuyết tật, tìm hiểu và giải quyết các vấn đề xã hội
gần gũi lứa tuổi, gắn với thực tế tại TP.HCM.
Không chỉ nghiên cứu, chính các em cũng bắt đầu liên
hệ các nhà sản xuất để sản phẩm của mình được ứng dụng
vào đời sống. Cũng từ sân chơi này, nhiều em đã có định
hướng cho tương lai của mình.
Ông
PHẠM NGỌC TIẾN
,
Phó Trưởng phòng Giáo dục trung học,
Sở GD&ĐT TP.HCM
Căn nguyên của nỗi
sợ hãi khi không có
điện thoại là do các
bạn thấy thiếu thông
tin, bị thụt lùi với
thế giới; cuộc sống
đơn điệu, ngột ngạt,
trống rỗng; mất kết
nối với các mối quan
hệ xung quanh.
Tạm đình chỉ công tác giáo viên
tát học sinh nhập viện
Liên quan đến vụ việc giáo viên (GV) tát học sinh
(HS) nghi gây chấn động não ở Trường Tiểu học Hồng
Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), sáng 8-1, UBND
huyện Lệ Thủy đã tổ chức cuộc họp và quyết định tạm
đình chỉ với cô giáo Lê Thị Hải - GV gây ra vụ việc để
điều tra làm rõ.
Theo ông Nguyễn Văn Vững, Trưởng phòng GD&ĐT
huyện Lệ Thủy, xác minh thông tin ban đầu có việc cô Lê
Thị Hải, GV chủ nhiệm lớp 1.1, Trường Tiểu học Hồng
Thủy, tát HS. Nhà trường và GV đã xin lỗi HS và gia
đình. HS đã đi học trở lại bình thường, tâm lý khá ổn định.
“Để đảm bảo tốt nhất sức khỏe cho HS thì trong thời gian
tới, nhà trường, cô giáo sẽ phối hợp với phụ huynh để đưa
em đi tái khám” - ông Vững nói.
Ông Vững cũng chia sẻ đây là vụ việc rất đáng buồn của
giáo dục địa phương trong những ngày đầu năm mới. Ông
đã có văn bản yêu cầu tất cả trường, GV ở địa phương
nghiêm chỉnh tuân thủ Luật Giáo dục, đạo đức nhà giáo.
Trước đó, một HS lớp 1.1, Trường Tiểu học Hồng Thủy
bị GV tát đến mức phải nhập viện và được bác sĩ chẩn
đoán là bị chấn động não. Nguyên nhân do HS này khi
làm bài kiểm tra đã làm luôn cả hai đề A và B, trong khi
theo quy định mỗi HS chỉ được làm một đề.
PV
12 học sinh bị chó cắn tại trường
đã đi học lại
Ngày 8-1, thông tin của Trường Tiểu học Ninh Xuân,
huyện Hoa Lư, Ninh Bình cho biết: Sáng 7-1, trong giờ
ra chơi, 12 HS của trường bị chó cắn, trong đó có một HS
học khối lớp 5, tám HS khối lớp 4 và ba HS khối lớp 3.
Đến chiều cùng ngày, 12 HS này đã được đưa đến
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Ninh Bình để kiểm tra sức
khỏe và tiêm phòng dại. Chủ của con chó là cô Hương,
GV của Trường THCS Ninh Xuân. Do gia đình không
có điều kiện chăm sóc nên cô này đã cho một em HS của
Trường THCS Ninh Xuân đưa về nuôi. Gia đình em HS
này không đồng ý nên muốn trả lại con chó cho cô giáo.
Sáng 7-1, khi HS đưa chó đến trả cho cô giáo thì cô
giáo chưa đến trường, nên em này đã nhờ em trai học tại
Trường Tiểu học Ninh Xuân mang chó đến trường buộc
tại hàng rào trồng rau để cô giáo đến nhận sau.
Tuy nhiên, trong giờ ra chơi, do hiếu kỳ một số HS đã
trêu và ném đá con chó khiến con chó tuột xích và cắn
12 HS Trường Tiểu học Ninh Xuân. Hiệu trưởng Trường
Tiểu học Ninh Xuân Phạm Thị Minh cho biết các vết
thương của HS hầu hết chỉ xước da và chảy máu. Đến
sáng 8-1, các em HS đã đi học bình thường. Nhà trường
đã mời cô Hương và phụ huynh 12 HS đến trường để
giải quyết vụ việc. Theo đó, cô Hương cho biết con chó
cắn HS là chó cảnh, nặng trên 10 kg, gia đình cô đã nuôi
trong thời gian hai năm và đã tiêm phòng cho chó đầy
đủ. Lần tiêm phòng gần đây nhất vào tháng 7-2018.
Cô Hương là người chịu hoàn toàn trách nhiệm, tuy
nhiên nhà trường vẫn phối hợp với phụ huynh theo dõi
tình hình sức khỏe của HS. Đồng thời, nhà trường đã
nhốt con chó và chăm sóc để theo dõi tình trạng sức
khỏe.
TN
(Theo
Vietnam+
)
Đời sống xã hội -
Thứ Tư9-1-2019
Trưng Vương, quận 1 đang
âm thầm chịu nhiều áp lực từ
chính gia đình. Số liệu trên là
kết quả khảo sát các nguyên
nhân gây nên áp lực cho HS
THPT trong đề tài “Khi áp lực
trở thành bạo lực tinh thần:
Khảo sát những áp lực của
HS THPT hiện nay, nguyên
nhân - thực trạng - giải pháp”
của hai HS Trần Thị Khánh
Linh và Trần Nhật Minh
trường này.
Điều đáng nói, trong 963
HS đang chịu nhiều áp lực từ
gia đình thì có đến 38,45%
em phải chịu áp lực từ việc
cha mẹ đặt ra chỉ tiêu quá cao
cho bản thân các em; tỉ lệ HS
bị áp lực khi bị phụ huynh
đem ra so sánh là 37,65%;
tỉ lệ HS cảm thấy áp lực khi
sắp bước vào kỳ thi quan
trọng là 17% và 6,9% HS
chịu áp lực bởi các nguyên
nhân khác như hành vi đánh
đập, la mắng.
Đặc biệt, có đến 1.365 HS
trả lời trong phiếu khảo sát
là không thường xuyên chia
sẻ các áp lực của bản thân và
989 HS thường có hành vi
cáu gắt, nóng giận khi phải
đối diện với các áp lực.
“Tuy chịu nhiều áp lực từ
gia đình nhưng chỉ có 45,6%
HS thỉnh thoảng chia sẻ với
gia đình về các vấn đề của bản
thân, trong khi đó 24,5% HS
hiếm khi bày tỏ áp lực mình
đang phải gánh chịu” - em
Trần Thị Khánh Linh bày tỏ.
Từ thực trạng trên, hai cô
trò nhỏ Trường THPT Trưng
Vương đã nghiên cứu sáng
tạo nên Thẻ chuyển hóa
cảm xúc ghi nhận những
lời khuyên, câu chuyện giúp
người xem cảm thấy thoải
mái để tránh các áp lực về
tinh thần. Ngoài ra, hai em
còn thực hiện nhóm chat
box trên Facebook để các
bạn HS có thể nhắn tin về
trạng thái của bản thân. Các
thông tin được cung cấp sẽ
được gửi về phòng y tế học
đường của trường. Tại đây,
HS có thông tin gửi qua chat
box sẽ nhận được các lời tư
vấn của chuyên gia tâm lý
để giúp các em kiểm soát
và giải tỏa các áp lực đang
phải chịu đựng…•
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook