008-2019 - page 8

8
Tiêu điểm
Đô thị -
Thứ Tư9-1-2019
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết tính đến 30-4-2018,
toàn quốc có 154 tuyến QL với tổng chiều dài gần 24.600 km.
Theo đề án xác định nhu cầu vốn, công tác bảo trì QL đến
năm 2030: Căn cứ vào khối lượng, đơn giá và trượt giá, nhu cầu
vốn dành cho công tác bảo trì đường bộ giai đoạn 2019-2030
dự kiến cơ sở là gần 300.000 tỉ đồng, riêng năm 2019 cần hơn
49.000 tỉ đồng. Phương án này đảmbảo đến năm2020 tất cả hệ
thốngQL sẽđược sửa chữađịnh kỳ theođúng thời gianquyđịnh.
Gần 16.000 km quốc lộ
quá hạn sửa chữa do
thiếu vốn
Nhiều tuyến quốc lộ trên cả nước đang xuống cấp trong khi kinh phí
sửa chữa hạn chế. Hiện Bộ GTVT đang xây dựng đề án khắc phục.
VIẾT LONG
T
heo Tổng cục Đường bộ
Việt Nam, hiện có gần
16.000 kmđường quá thời
gian sửa chữa định kỳ theo
quy định do thiếu nguồn vốn.
Trong đó, hơn 10.770 km quá
thời hạn trùng tu và 5.123 km
quá thời hạn đại tu…
Bảo trì theo kiểu
“giật gấu vá vai”
Mới đây, tại hội nghị tổng
kết Tổng cục Đường bộ Việt
Nam, ôngNguyễnVănThanh,
nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận
tải ô tôViệt Nam, cho rằng năm
2013 quỹ bảo trì đường bộ ra
đời đã kịp thời sửa chữa, nâng
cấp các tuyến đường đáp ứng
nhu cầu đi lại cho người dân.
Tuy nhiên, nhiều năm qua số
lượng tỉnh lộ được nâng thành
quốc lộ (QL) nhiều, mật độ
phương tiện tăng cao...
“Có thể thấy tốc độ tăng
trưởng nâng lên nhưng nguồn
kinh phí của quỹ bảo trì đường
bộ không đáp ứng được nhu
cầu. Nhiều tuyến đường xuống
cấp, không bảo trì, sửa chữa
đúng quy định, đấy làmột thực
tế…” - ông Thanh nhấn mạnh.
Theo ôngThanh, mặt đường
xuống cấp sẽ làm tăng nguy cơ
tai nạn giao thông chết người.
Điển hình như vụ tai nạn chết
người trên tuyến QL1 qua tỉnh
Phú Yên vừa qua.
LãnhđạoTổngcụcĐườngbộ
thông tin: Quỹ bảo trì đường bộ
mỗi năm thu được hơn 7.000 tỉ
đồng, ngân sách bỏ thêm nữa
cũng chỉ hơn 10.000 tỉ đồng.
Như vậy, bình quân bố trí
được 50 triệu đồng/km/năm.
“Ví dụ, thảm nhựa 7 cm trên
một đoạn đường vài kilomet
đã hết 300 đến 400 tỉ đồng.
Có nghĩa nếu ta trùng tu, đại
tu 1 km đường thì nơi khác
phải “nhịn” vốn. Nên đường
hư hỏng, ngành chỉ thực hiện
dặm vá ổ gà, ổ voi theo kiểu
“giật gấu vá vai”…” - vị này
chia sẻ.
Để giải bài toán này, lãnh
đạo Tổng cục Đường bộ thông
tin Bộ GTVT đang giao cho
ngành đường bộ phối hợp
với các đơn vị liên quan xây
dựng đề án xác định nhu cầu
vốn, công tác bảo trì QL đến
năm 2030.
Nhiều tuyến đường hiện nay chưa được bảo trì, sửa chữa kịp thời do thiếu vốn. Ảnh: V.LONG
Bộ GTVT đang giao
cho ngành đường
bộ phối hợp với các
đơn vị liên quan xây
dựng đề án xác định
nhu cầu vốn, công
tác bảo trì QL đến
năm 2030.
Theo Tổng cục Đường bộ,
nguyên nhân các tuyến đường
QL xuống cấp là do lưu lượng
phương tiện giao thông tăng
nhanh, mưa lũ, đặc điểm địa
hình… Tính đến thời điểm
hiện tại, quỹmới đáp ứng được
34,81% nhu cầu. Tổng kinh phí
bảo trì đường bộ hằng năm
chiếm khoảng 1% tổng giá trị
tài sản đường bộ.
“Không có tiền phải
lên tiếng”
Cũng trong hội nghị tổng kết,
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn
Văn Thể cho rằng đề án có vai
trò quan trọng để bảo vệ và
phát huy tốt hạ tầng hiện có.
Vì vậy, ông Thể chỉ đạo Tổng
cục Đường bộ phải sớm hoàn
chỉnh đề án trình Bộ GTVT để
báo cáo Chính phủ, Quốc hội.
Trong đó, ông Thể chỉ đạo
phải đánh giá đúng thực trạng
hư hỏng của hệ thống đường
bộ tại các vùng, miền; đưa ra
giải pháp duy tu, sửa chữa…
“Ngành đường bộ quản lý
một tài sản lớn như vậy (24.000
kmQL), trong khi mỗi năm số
tiền dành cho bảo trì rất ít, chỉ
chiếm 1% tổng giá trị tài sản
đường bộ, số tiền bỏ ra duy tu
quá thấp so với giá trị tài sản
đang quản lý và số kilomet
đường đang được tăng hằng
năm…” - ông Thể nói.
NgườiđứngđầungànhGTVT
cho biết tại nghị trường Quốc
hội và văn bản gửi Bộ GTVT,
nhiều đại biểu chất vấn ngành
giao thông về đường xuống cấp
không được sửa chữa. Có địa
phươngphànnànviệcđãđềxuất
nhưng không được giải quyết.
Điển hình như đồng bằng sông
Cửu Long hiện không có con
đường nào lành lặn.
Theo đó, bộ trưởng yêu cầu
ngành đường bộ cần làm tốt
trách nhiệm để khai thác hiệu
quả cơ sở hạ tầng hiện có, đảm
bảoan toànchongười dân. “Nếu
quản lý không tốt, để đường
xuống cấp, hư hỏng toàn bộ
là có lỗi với dân…” - ông Thể
nhấn mạnh.
Ông Thể cũng cảnh báo:
“Chúng ta biết nguyên nhân
là không có tiền, nhưng khó
khăn phải lên tiếng, không lên
tiếng ai biết…Trường hợp đề
xuất không được cấp trên xem
xét, chúng tamới chấp nhận và
người dân ghi nhận. Nếu không
đưa giải pháp, đường đó xảy
ra tai nạn chết người, dân kiện
sẽ có đồng chí phải ra tòa…”.
ÔngThanh khẳng định cảnh
báo của bộ trưởng là cần thiết.
“Nếu mặt đường không đảm
bảo mà xảy ra tai nạn, dân sẽ
khởi kiện. Bộ trưởng nói hợp lý,
làm không nên phải ra tòa chứ
đừng tưởng” - ông Thanh nói.
Theo đó, ông Thanh rất ủng
hộviệcBộGTVTchuẩnbị trình
Chính phủ, Quốc hội thông qua
đề án trên. “Với kết quả này,
Chính phủ có thể cấp vốn để
triển khai. Đồng thời giám sát
tốt khâu xây dựng cơ bản cho
đến khâu bảo trì đường bộ” -
ông Thanh phân tích.
Nếu Chính phủ không cấp
vốn, theo ông Thanh, có thể
xem xét phương án tăng phí
bảo trì đường bộ. Tuy nhiên,
nếu tăng cần nói rõ cho dân
biết hiện trạng đường bộ xuống
cấp, tiền quỹ bảo trì không
đủ… Muốn có đường tốt cần
sự chung tay.
“Nhưng cái quan trọng là cơ
quan nhà nước phải công khai,
minh bạch, để người dân giám
sát đồng tiềnmồ hôi, nước mắt
họ bỏ ra và chắc rằng đồng tiền
đó không bị bớt xén. Chứ lâu
nay chúng ta không công khai,
minh bạch, cứmùmờ thì người
dân mới kêu…”.•
Khảo sát để phádỡ
tường chắnkhổng lồ
trái phép
Chiều 8-1, Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa cùng một
số đơn vị tư vấn tiến hành khảo sát tường chắn khổng
lồ xây dựng trái phép tại dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng
Đồi Xanh (còn gọi là dự án Marina Hill) tại xã Vĩnh
Ngọc, TP Nha Trang.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, một lãnh đạo Sở
Xây dựng cho biết việc khảo sát nhằm đưa ra biện
pháp phá dỡ tường chắn trên theo chỉ đạo của chủ tịch
UBND tỉnh.
Sáng cùng ngày, Thường trực UBND tỉnh tổ chức
cuộc họp với lãnh đạo các sở, cơ quan chức năng bàn
việc cưỡng chế phá dỡ tường chắn tại dự án Marina
Hill.
Chủ trì cuộc họp, ông Lê Đức Vinh, Chủ tịch UBND
tỉnh, phê bình lãnh đạo Sở Xây dựng đã chậm xử lý
công trình xây dựng trái phép trên. Theo ông Vinh,
tỉnh đã nhiều lần chỉ đạo Sở Xây dựng khẩn trương xử
lý nhưng sở này thực hiện rất chậm chạp. Trong khi
tường chắn ngày càng xói lở rất nặng, nguy cơ đổ sập
xuống nhà dân bất cứ lúc nào.
Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tư pháp kiểm tra, rà
soát hồ sơ dự án, thủ tục pháp lý để xác định cơ quan
ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ. Giao Sở Xây dựng
chuẩn bị ngay các biện pháp về chuyên môn kỹ thuật
tháo dỡ.
Chiều 8-1, Công an xã Vĩnh Ngọc đã lập biên bản
ghi nhận tình trạng nhiều mảng gạch, bê tông từ tường
chắn dự án Marina Hill rơi thẳng vào các căn nhà của
người dân. Theo ghi nhận, hiện có ít nhất hai căn nhà
của người dân bị bê tông, gạch từ tường chắn rơi xuống
làm thủng mái, hư hỏng nhiều vật dụng, tài sản.
Nhiều người dân có nhà cạnh tường chắn cho biết
trong những ngày gần đây nhiều đoạn của tường chắn
tiếp tục bị bung ra, vỡ nát, gạch, bê tông đổ ầm ầm
xuống khu vực nhà dân. Hầu hết người dân đã đi tránh
nạn nên không xảy ra thương vong. “Chúng tôi không
dám lại gần căn nhà của mình mà chỉ đứng từ xa nhìn
căn nhà sắp bị chôn vùi trong gạch đá. Nhiều đoạn của
tường thành đã rệu rã, chỉ chờ sập. Người dân chờ mãi
vẫn chưa thấy cơ quan chức năng xử lý. Tết đến nơi
mà người dân chúng tôi phải đi trú tạm khắp nơi” - bà
Nguyễn TV, có nhà sát tường chắn, bức xúc.
Theo ông Lê Văn Dẽ, Giám đốc Sở Xây dựng,
những ngày qua Sở tiếp tục ban hành nhiều công
văn yêu cầu chủ đầu tư dự án Marina Hill là Công ty
TNHH Đồi Xanh Nha Trang (Công ty Đồi Xanh - PV)
tổ chức thực hiện các biện pháp tháo dỡ công trình vi
phạm tại dự án trên.
Theo yêu cầu của Sở, đến ngày 5-1, chủ đầu tư phải
nộp phương án tháo dỡ tường chắn. Tuy nhiên, đến
nay chủ đầu tư vẫn không chấp hành. Ngược lại, chỉ
tháo dỡ một số bồn hoa để đối phó cơ quan chức năng.
Lãnh đạo Công ty Đồi Xanh tiếp tục khẳng định tường
thành vẫn an toàn và không chấp hành tháo dỡ. Trong
khi đó, sau các đợt mưa vừa qua, tường thành đã xuất
hiện thêm nhiều vết nứt, nhiều mảng gạch rơi xuống
khu dân cư, đe dọa tính mạng, tài sản của người dân.
Trao đổi với báo chí, lãnh đạo Công ty Đồi Xanh cho
biết không thể tháo dỡ tường thành này vì lượng đất đá
quá lớn, mất cả năm chưa thể tháo dỡ xong. Mặt khác,
chủ đầu tư cho rằng việc gạch, bê tông của tường thành
bị vỡ, bung là do bị Sở Xây dựng đình chỉ thi công nên
không thể làm mương thoát nước. Đồng thời, chủ đầu
tư cũng “đổ lỗi” vì Sở Xây dựng không cho hoàn thiện
công trình nên gạch mới bị bung, vỡ (!?).
TẤN LỘC
Đá từ
bức
tường
chắn
rơi
xuống
làm
lủng
mái
tôn
nhà
dân.
Ảnh:
TL
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook