008-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư9-1-2019
Tiêu điểm
Theo hồ sơ, bà T. là chủ sử dụng thửa đất hơn 100 m
2
tại phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương, có
giấy đỏ do UBND TP Thủ Dầu Một cấp. Trên giấy đỏ thể
hiện phần đất của bà T. có lối đi rộng 3 m ra đường lớn,
hiện bà cất nhà và sinh sống.
Cuối năm 2017, người hàng xóm là ông N. xây tường
trên lối đi này làm cản trở việc đi lại của gia đình bà T.
Theo ông N., giấy đỏ của ông do Sở TN&MT tỉnh Bình
Dương cấp, công nhận cho ông sử dụng cả phần diện tích
mà bà T. cho rằng đó là lối đi. Vì vậy, bà T. khởi kiện ông
N. yêu cầu tòa án xác định diện tích đất mà ông N. được
cấp giấy đỏ là lối đi chung và yêu cầu tòa án hủy giấy đỏ
mà ông N. đã được cấp.
Sau khi xem xét, ngày 28-9-2018, TAND TP Thủ Dầu
Một đã có thông báo chuyển vụ án lên cho TAND tỉnh thụ
lý. Lý do, theo Điều 34 BLTTDS, khoản 1 Điều 34 Luật
Tố tụng hành chính (TTHC) và Mục 3 Giải đáp số 2 của
TAND Tối cao ngày 19-9-2018 thì yêu cầu của đương sự
thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh.
Tuy nhiên, gần một tháng sau, TAND tỉnh Bình Dương
lại có thông báo chuyển ngược vụ án về cho TAND TP
Thủ Dầu Một. Tòa tỉnh chỉ nhận định ngắn gọn: “Việc
bà T. có yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
trong đơn khởi kiện chưa đủ căn cứ xác định thẩm quyền
giải quyết của TAND tỉnh” và không đưa ra căn cứ pháp
lý nào.
Từ đây, TAND Thủ Dầu Một đã thụ lý vụ án dân sự
tranh chấp quyền sử dụng đất (lối đi) và yêu cầu hủy giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Cho rằng tòa cấp huyện
thụ lý vụ án này là sai nên phía bà T. đã có đơn gửi TAND
Cấp cao tại TP.HCM và TAND Tối cao giải đáp và hướng
dẫn xem trường hợp này tòa cấp nào thụ lý giải quyết
mới đúng tố tụng. Theo bà T., khi vụ án có một trong các
yêu cầu khởi kiện là hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất mà tòa cấp tỉnh từ chối giải quyết là không đúng với
hướng dẫn của TAND Tối cao đã ban hành ngày 19-9-
2018.
Theo TS Nguyễn Văn Tiến, Phó Trưởng khoa Luật dân
sự, Trường ĐH Luật TP.HCM, một trong hai yêu cầu của
nguyên đơn trong vụ án này là yêu cầu hủy giấy đỏ, tức là
yêu cầu hủy quyết định hành chính cá biệt. Theo Điều 34
BLTTDS 2015, thẩm quyền của cấp tòa án giải quyết vụ
việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết
định cá biệt được xác định theo quy định tương ứng của
Luật TTHC về thẩm quyền. Trong khi theo khoản 4 Điều
32 Luật TTHC 2015, tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ
tục sơ thẩm khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi
hành chính của UBND cấp huyện, chủ tịch UBND cấp
huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với tòa án.
Đặc biệt, theo TS Tiến, tại Mục 3 Giải đáp số 02/GĐ-
TANDTC ngày 19-9-2018 của TAND Tối cao (giải đáp
một số vấn đề về TTHC) hướng dẫn rất rõ: Trong vụ án
dân sự, khi đương sự tranh chấp đất đai và có yêu cầu
hủy giấy đỏ mà hai yêu cầu này có thể giải quyết trong
cùng một vụ án thì TAND cấp tỉnh căn cứ khoản 1 Điều
34 Luật TTHC và Điều 34 BLTTDS 2015 để thụ lý giải
quyết trong cùng vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự. Ngày
28-9-2018, TAND TP Thủ Dầu Một có thông báo chuyển
vụ án lên cấp tỉnh là rất đúng với hướng dẫn mới nhất của
TAND Tối cao. Trước đó, ngày 7-4-2017, TAND Tối cao
cũng ban hành Công văn số 01 có hướng dẫn theo hướng
nếu tòa án cấp huyện thụ lý sau ngày 1-7-2016 thì phải
chuyển vụ án cho tòa cấp tỉnh.
“Ngoài ra, giấy đỏ của ông N. là do Sở TN&MT tỉnh
cấp thì thẩm quyền hủy giấy này đương nhiên phải thuộc
TAND tỉnh. Tòa huyện không tuyên hủy giấy đỏ này nếu
có chứng cứ chứng minh giấy đã được cấp sai” - TS Tiến
nói.
HỮU ĐĂNG
Ándânsự có yêu cầuhủy giấyđỏnhưng tòa tỉnh“né”
Buồn nên nhậu miết!
Theo ông Dữ, trước khi xảy ra vụ
muavà trúng tờvé sốđộcđắcvài ngày,
ông bị trộmmất chiếc xe ba gác nên
không còn đi mua ve chai được. Ông
buồn và gặp lúc ông Hậu đang thất
nghiệpnênhai người đã rủnhaunhậu
miết. Ông Tến bán vé số cũng là chỗ
quen biết và thường ghé nhậu cùng
nênmới xảy ra vụmua và trúng vé số
trong lúc nhậu. Tờ số trúng độc đắc
của đài HậuGiang, sổngày 12-8-2017,
với dãy số trúng là 739607.
Tờ vé số trúng giải độc đắc được mua trong lúc nhậu và
cũng được dò trong lúc nhậu nênmới xảy ra tranh chấp
kéo dài.
Anh ve chai tranh
chấp tờ độc đắc
với chị công nhân
CHÍ HẠO
T
heo thông báo từ TAND tỉnh
Cà Mau, ngày 23-1 tới đây sẽ
xét xử phúc thẩm vụ án tranh
chấp tờ vé số độc đắc giá trị 2 tỉ
đồng giữa ông Lê Văn Dữ và vợ
chồng ông Ngô Văn Hậu, bà Hứa
Thị Phỉ. Ông Dữ là người sống
bằng nghề mua ve chai, quen biết
với ông Hậu (thợ sửa chìa khóa)
và bà Phỉ (công nhân của một nhà
máy chế biến thủy sản).
Nghe trúng độc đắc
nhưng vẫn… lăn ra ngủ
Vụ tranh chấp tờ vé số xảy ra tại
tiệc nhậu ở nhà vợ chồng ông Hậu
thuộc xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau.
Trước đó, ngày 1-8-2018, TAND
TP Cà Mau đã xử sơ thẩm, tuyên
tờ vé số độc đắc này thuộc về ông
Dữ nên bà Phỉ kháng cáo.
Nguyên đơn là ông Dữ (SN 1968,
ngụ phường 8, TP Cà Mau) trình
bày: Ngày 12-8-2017, trong lúc
đang nhậu tại nhà ông Hậu, bà Phỉ
thì ông bán vé số tên Phan Văn Tến
ghé mời mua vé số.
Vì là chỗ quen biết nên ông Tến
đã bán chịu cho ông một tờ vé số
của Công ty Xổ số kiến thiết tỉnh
Hậu Giang. Ngày hôm sau, khi ông
Dữ cũng đang nhậu tại nhà ông Hậu
thì ông Tến lại đến. Tại đây, ông Dữ
ÔngDữ
(trái)
và ông Tến - người bán vé số. Ảnh: TRẦNVŨ
TAND tỉnh Cà Mau đã
ba lần đưa vụ án ra xét
xử phúc thẩm nhưng đều
phải hoãn do nguyên
nhân từ phía bị đơn.
Lời kể của ông bán vé số
Ông Tến, người bán vé số, kể: “Chiều 13-8-2017, tôi đi bán số, ghé vào
nhà anh Hậu gặp mọi người đang nhậu nên ngồi nhậu luôn. Lúc này anh
Dữ say, nằm lăn ra ngủ. Tôi lắc lư anh thì anh nhìn tôi và móc túi trả nợ 10
ngàn đồng tiền vé số mua hôm trước. Xong anh cũng móc túi đưa tôi tờ
vé số để dò giùm anh. Tôi vừa nhậu vừa dò và thấy trúng độc đắc. Tôi lấy
bỏ vào túi, định ém tờ vé số đi nhưng sau đó nhớ lại hồi xưamình làmngư
phủ được cứu nạn, không chết trong cơn bão số 5 năm 1997 nên thôi,
tôi không dám tham. Lúc đó tôi mới hô lên: “Anh Dữ, anh trúng độc đắc
rồi!”. Lúc đó anh Dữ mở mắt nhìn rồi bảo“vậy được rồi”, xong lại ngủ tiếp.
trả nợ cho ông Tến 10.000 đồng là
tiền mua vé số ngày hôm trước. Do
quá say rượu nên ông Dữ có nhờ
ông Tến dò giúp tờ vé số này. Ông
Tến dò thấy trúng đặc biệt, hô lên
thì ông Dữ bảo “vậy được rồi” rồi
lăn ra ngủ tiếp.
Sau khi ông Dữ tỉnh dậy thì thấy
chủ nhà là bà Phỉ đi lãnh tiền vé số
trúng về, nói với ông là trúng giải
an ủi và đưa cho ông 8 triệu đồng.
Ông Dữ nhận số tiền này và đi về
nhà mình.
Sáng hôm sau (14-8-2017), ông
Dữ đi tìm gặp thì ông Tến nói với
ông là vé số đó trúng giải đặc biệt
chứ không phải giải an ủi. Từ đó xảy
ra tranh chấp, ông Dữ đã có đơn tố
cáo vợ chồng bà Phỉ đòi trả giá trị
của tờ vé số là 2 tỉ đồng.
Phía bị đơn là vợ chồng bà Phỉ
thì cho rằng tờ vé số này là ông Dữ
mua của ông Tến nhưng đã cho ông
Hậu. Cụ thể là trong lúc đang nhậu,
ông Tến vào mời vé số thì ông Hậu
định mua. Thấy vậy, ông Dữ bảo
ông Hậu “lấy tiền đó đi mua rượu
đi, tao còn 10 ngàn, để tao trả tiền
vé số cho”. Khi ông Hậu đi mua
rượu về thì ông Dữ đưa tờ vé số cho
ông Hậu và nói “tao cho mầy nè”.
Công an chuyển hồ sơ
cho tòa
Trước khi tòa dân sự giải quyết
thì ông Dữ có đơn tố cáo vợ chồng
ông Hậu đến công an. Sau khi xác
minh, ngày 29-9-2017, Công an TP
Cà Mau đã có báo báo cho Cơ quan
CSĐT Công an tỉnh Cà Mau. Theo
đó, qua xác minh ban đầu cho thấy
tờ vé số thuộc sở hữu của ông Dữ
và vụ việc có dấu hiệu phạm tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản. Do số tiền
là 2 tỉ đồng nên hồ sơ được Công
an TPCà Mau chuyển lên cho công
an tỉnh giải quyết theo thẩm quyền.
Tuy nhiên, sau đó Cơ quan CSĐT
Công an tỉnh Cà Mau kết luận đây
là vụ việc dân sự và sau đó hồ sơ
được chuyển sang TAND TP Cà
Mau giải quyết.
HĐXX tòa sơ thẩm nhận định:
Theo lời khai tại Công anTPvàCông
an tỉnh thì ông Dữ, ông Tến và ông
Hậu khai thống nhất về nguồn gốc
tờ vé số là do ông Dữ mua từ ông
Tến. Ông Dữ mua ngày 12-8-2017,
hôm sau ông Dữ đưa tờ vé số cho
ông Tến dò thay thì phát hiện trúng
độc đắc. Nhưng bà Phỉ cầm lấy tờ
vé số này và nói chỉ trúng an ủi, rồi
đi vào nhà sau.
Tuy nhiên, bà Phỉ không thừa
nhận lời khai của chồng bà là ông
Hậu ở CQĐT và cho rằng ông Hậu
có bệnh lý về tâm thần. Nhưng khi
tòa yêu cầu bà xác định làm thủ tục
để tòa tuyên bố ông Hậu hạn chế
năng lực hành vi dân sự thì bà Phỉ
không làm.
Đối chiếu toàn bộ hồ sơ và lời
khai tất cả đương sự, nhân chứng
liên quan, tòa sơ thẩm tuyên vé số
độc đắc thuộc sở hữu của ông Dữ.
Đồng thời, tòa cũng tuyên tiếp tục
phong tỏa tài khoản 1,5 tỉ đồng của
vợ chồng ông Hậu, bà Phỉ đang gửi
ở ngân hàng. Sau khi tuyên án, phía
bị đơn là bà Phỉ kháng cáo toàn bộ
bản án.
Tòa án tỉnh đã ba lần đưa vụ án
ra xét xử phúc thẩm nhưng đều
phải hoãn do nguyên nhân từ phía
bị đơn. Theo lịch xét xử mới, ngày
23-1 tới, tòa sẽ mở phiên xử phúc
thẩm vụ án hy hữu này.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook