008-2019 - page 9

9
Tiêu điểm
Năm 2019, Bộ
TN&MT đặt mục
tiêu tiến tới ban
hành bộ chỉ số đánh
giá, xếp hạng kết quả
bảo vệ môi trường
của các tỉnh, TP.
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc nêu ra bốn vấn đề lớnmà ngành tài nguyên vàmôi trường cần tập trung
giải quyết trong năm2019. Ảnh: HOÀNGMINH
Thủ tướng: 4 vấn đề người dân
lo lắng về môi trường
Thủ tướng cho hay có bốn vấn đề người dân lo lắng liên quan đến lĩnh vực tài nguyên vàmôi trường
là ô nhiễmkhông khí, ô nhiễmnguồn nước, thiên tai, biến đổi khí hậu.
TRỌNGPHÚ
N
gày 8-1, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đã
tới dự và phát biểu chỉ
đạo tại hội nghị triển khai
các nghị quyết của Quốc
hội, Chính phủ về phát triển
kinh tế-xã hội năm 2019 của
ngành tài nguyên và môi
trường (TN&MT). Tại đây,
Thủ tướng đã nêu bốn vấn
đề mà người dân lo lắng liên
quan đến môi trường.
Đảm bảo môi trường
sống cho dân
Thủ tướng đã biểu dương
ngànhTN&MT trong nămqua
đã tích cực đổi mới phương
thức quản lý, từ bị động giải
quyết các sự cố môi trường
sang chủ động phòng ngừa.
Đặc biệt, năm vừa qua, Bộ
TN&MT đã rà soát, bãi bỏ,
sửa đổi gần 63% điều kiện
kinh doanh để tạo điều kiện
cho doanh nghiệp, hoàn thành
việc cấp giấy chứng nhận đối
với 97,2% diện tích cần cấp…
Thủ tướng đặt hàng bốn nhiệm vụ
Thủ tướng nêu ra bốn vấn đề lớn mà ngành TN&MT cần tập
trung giải quyết trong năm 2019 gồm:
Thứ nhất, ngành TN&MT phải trở thành cơ quan gác cửa,
không để thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm đổ về
Việt Nam khi chúng ta xác định không phát triển kinh tế bằng
mọi giá, không đánh đổi môi trường lấy kinh tế.
Thứ hai, làm thế nào để có thể chung tay bảo vệmôi trường,
phát triển bền vững trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Thứ ba là ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu. Thủ tướng đặt
bài toánnày chongànhTN&MT trongnăm2019 và các nămtiếp
theo; đặc biệt lưu ý biến đổi khí hậu ở ĐBSCL, sạt lở sông, biển
ởmiềnTrung và sạt lở núi cũng như lũ quét, lũ ống ởmiền Bắc.
Thứ tư là vấn đề xã hội hóa nguồn lực, kinh tế tài chính
trong TN&MT.
“Tôinóiđiềunàyđểthấychúng
ta cònnhiều vấnđề khiếnngười
dân lo lắng.Vì vậyngànhTN&MT
cần phải thấy được trách nhiệm
củamình,cógiảiphápkhắcphục,
nâng cao chất lượng sống cho
nhân dân” - Thủ tướng chia sẻ.
“Trong bối cảnh còn nhiều
khó khăn, thách thức, việc
Bộ TN&MT đạt được các
kết quả quan trọng cho thấy
chúng ta đã đi đúng hướng,
tạo ra những gam màu tươi
sáng hơn trong bức tranh về
quản lý tài nguyên, bảo vệ
môi trường và ứng phó biến
đổi khí hậu” - Thủ tướng nói.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng
chỉ ra những tồn tại và yêu cầu
toàn ngành môi trường cần tập
trung khắc phục trong thời gian
tới, trong đó đặc biệt là đảm
bảo môi trường sống an toàn
cho nhân dân.
Dẫn 14 vấn đề lo lắng của
người dân hiện nay theo kết
quả từ một cuộc khảo sát xã
hội, Thủ tướng cho hay có 4/14
vấn đề người dân lo lắng liên
quan đến lĩnh vực TN&MT
gồm: ô nhiễm không khí, ô
nhiễm nguồn nước, thiên tai,
biến đổi khí hậu.
Chấm dứt tình trạng
“phát canh, thu tô”
Thủ tướng tán thànhmục tiêu
Bộ TN&MT đặt ra trong năm
2019 là rà soát, hoàn thiện tất
cả quy chuẩn về môi trường,
tiệm cận với quy chuẩn, tiêu
chuẩn của các nước tiên tiến
trong khu vực để thiết lập
hàng rào kỹ thuật bảo vệ môi
trường; tiến tới ban hành bộ
chỉ số đánh giá, xếp hạng kết
quả bảo vệ môi trường của
các tỉnh, TP.
Nhấn mạnh làm tốt công
tác quy hoạch, nâng cao hiệu
quả quản lý, Thủ tướng đề
nghị ngành cần khẩn trương
xây dựng và hoàn thành bốn
quy hoạch trong hai năm tới:
Quy hoạch sử dụng đất đai,
quy hoạch không gian biển
quốc gia, quy hoạch tài nguyên
nước quốc gia và quy hoạch
môi trường quốc gia.
Bên cạnh đó, Thủ tướng
cũng yêu cầu ngành TN&MT
tích cực vào cuộc để nhanh
chóng chấm dứt tình trạng
“phát canh, thu tô” tại các nông
lâm trường để người dân có
đất sản xuất. Đồng thời chú
trọng các nguy cơ liên quan
đến sạt lở, lún sụt, động đất;
dự báo thiên tai; tiếp tục quản
lý tốt hơn việc khai thác cát
lòng sông, có phương án phục
hồi các dòng sông “chết”…•
30-4, hoàn thành xây dựng
cầu đường sắt Bình Lợi mới
(PL)- Ngày 8-1, ông Nguyễn Vũ Nam, Phó Giám đốc Công
ty TNHH Đầu tư BOT Bình Lợi - doanh nghiệp thực hiện dự án
làm cầu đường sắt Bình Lợi mới, cho biết đến nay tổng tiến độ,
khối lượng công trình đã đạt hơn 76%. Theo kế hoạch, các đơn
vị thi công sẽ hoàn thành phần dầm, giàn thép và đường vào cầu
trước ngày 15-3-2019; hoàn thành thông cầu đường sắt vào ngày
30-4-2019; hoàn thành tháo dỡ cầu cũ vào ngày 30-6-2019 và
hoàn thành phần cải tạo luồng trước ngày 31-12-2019.
Theo ông Nam, hiện phía bờ Bắc (quận Bình Thạnh) còn
vướng đường dây cáp quang vắt ngang phía trên đường sắt quốc
gia và nhịp cầu đường sắt mới vượt lên trên đường Nơ Trang
Long. Doanh nghiệp dự án đang hoàn chỉnh đề nghị di dời, nâng
cao đường cáp này và trình Sở GTVT TP phương án tổ chức lưu
thông để lao lắp nhịp cầu vượt trên đường Nơ Trang Long.
Sau khi cầu mới hoàn tất, tàu lửa được đi qua và tháo dỡ cầu
cũ xong thì có thể cho phép các loại tàu thuyền tải trọng lớn đi
qua nhưng chưa thu phí BOT. “Đến năm 2020, sau khi cải tạo,
nâng cấp luồng sông Sài Gòn xong và được sự cho phép của các
bộ, ngành thì mới tiến hành thu phí BOT các loại tàu thuyền từ
trên 300 tấn chui qua cầu đường sắt Bình Lợi mới” - ông Nam
nói.
L.ĐỨC - H.TUYÊN
PhảichạytừCầnThơlênTP.HCMthuêđơnvịđổ...vỏtrứng
Ngày 8-1, tại buổi tọa đàm Đối thoại
chính quyền và doanh nghiệp (DN)
trên địa bàn TP Cần Thơ, nhiều DN
bày tỏ bức xúc vì TP Cần Thơ chưa có
cơ sở nào xử lý chất thải công nghiệp.
Đại diện Xí nghiệp chế biến thực
phẩm Meko cho biết Meko chuyên
sản xuất lòng đỏ trứng vịt muối và là
đơn vị duy nhất ở Việt Nam xuất khẩu
mặt hàng này đi Singapore. Khi sản
xuất thì thải ra số lượng lớn vỏ trứng.
Vấn đề ở chỗ, vỏ trứng nếu được thải
ra từ hộ gia đình thì được xem là chất
thải sinh hoạt bình thường nhưng khi
công ty thải ra thì được coi là chất
thải công nghiệp và phải được xử
lý theo đúng quy trình. Tuy nhiên,
hiện tại TP Cần Thơ không có đơn vị
chuyên thu gom rác thải công nghiệp,
do đó công ty phải thuê các đơn vị xử
lý ở tận TP.HCM, Bình Dương về thu
gom.
“Do đó Meko kiến nghị UBND TP
tạm thời để Công ty Công trình đô thị
tiếp tục thu gom vỏ trứng như trước
kia hoặc TP có công ty chuyên thu
gom rác công nghiệp, tạo điều kiện
cho DN hoạt động tốt hơn” - đại diện
Meko bày tỏ.
Cùng ý kiến, đại diện Công ty CP
Chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền
Tây cho biết vào cao điểm công ty
cho ra hàng chục tấn vỏ trái cây mỗi
ngày. Do đó, DN trái cây này cũng
kiến nghị TP sớm có kế hoạch giải
quyết vấn đề rác thải công nghiệp và
xem xét lại định nghĩa “rác thải công
nghiệp”.
Theo Ban quản lý các khu chế xuất
và công nghiệp Cần Thơ, hiện tại ban
quản lý đã kêu gọi và thu hút được
Công ty Cổ phần Môi trường Tây
Nam bộ đầu tư Khu liên hợp tái chế
- xử lý chất thải Tây Nam bộ tại Khu
công nghiệp Trà Nóc 2. Tuy nhiên,
do Khu công nghiệp Trà Nóc 2
không nằm trong quy hoạch địa điểm
xử lý chất thải chung của TP nên
Công ty Cổ phần Môi trường Tây
Nam bộ đã có văn bản xin UBND
TP chọn địa điểm và phê duyệt cho
công ty triển khai thực hiện. Nếu
được UBND TP chấp thuận thì trong
năm 2019 sẽ giải quyết được vấn
đề vướng mắc đối với rác thải công
nghiệp và rác thải nguy hại.
Sau khi lắng nghe ý kiến các DN,
ông Võ Thành Thống, Chủ tịch
UBND TP Cần Thơ, chỉ đạo giao
Sở TN&MT tiếp thu ý kiến và tham
mưu UBND TP kiến nghị Chính phủ
xem xét lại định nghĩa về “rác thải
công nghiệp”. Trong lúc chờ Chính
phủ xem xét thì Sở có tham mưu kế
hoạch tái sử dụng để tạo ra sản phẩm
khác như đồ thủ công mỹ nghệ, thức
ăn gia súc từ vỏ trứng, sản xuất phân
hữu cơ từ vỏ trái cây… để hỗ trợ
DN.
H.DƯƠNG - C.GIANG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook