10
Bất động sản -
ThứSáu18-1-2019
Góp vốn trễ 6 ngày, dự án
cao nhất thành phố bị vướng
Sở Tài chính nhận
định việc xử lý vi
phạm chậm tiến độ
góp vốn điều lệ và
điều chỉnh GCN cho
công ty trên thuộc
thẩm quyền và
trách nhiệm của Sở
KH&ĐT.
Phối cảnh dự án Empire City theo trình bày của chủ đầu tư trênwebsite.
Dự án cao tầng
nhất Việt Nam
Dự án khu phức hợp
thapquan sat thuộcKĐTM
Thủ Thiêm có tên thương
mại là Empire City. Trong
đó, công trình thap quan
sat với chiều cao 86 tầng
được xem là cao nhất Việt
Nam. Chủđầu tưdựánnày
là Công ty Thành Phố Đế
Vương gồm liên doanh
giữa Công ty Tiến Phước,
Keppel Land (Singapore),
Quỹ đầu tư Gaw Capital
Partners (Hong Kong) và
Công ty Trần Thái.
Các sở, ngành nhận định thẩm
quyền giải quyết thuộc SởKH&ĐT
nhưng sở này lại cho rằng phải có
chỉ đạo của thành phố.
CẨMTÚ
V
ướng mắc đang diễn
ra tại dự án khu phức
hợp tháp quan sát trong
khu đô thị mới (KĐTM) Thủ
Thiêm, tên thương mại là dự
án Empire City, hiện chưa có
bên nào đứng ra giải quyết.
Dự án này được xem là khu
phức hợp cao cấp bậc nhất
TP.HCM với tổng mức đầu
tư hơn 1,2 tỉ USD.
Cho tăng vốn trong
ba năm, nhà đầu tư
làm trễ sáu ngày
Năm 2015, trên cơ sở đề
xuất của tổ công tác đầu tư
KĐTM Thủ Thiêm, UBND
TP.HCM đã công nhận cho
Công ty liên danh Thành Phố
Đế Vương (công ty) làm chủ
đầu tưdựánkhuphứchợp tháp
quan sát. Tuy nhiên, TP yêu
cầu CĐT phải thực hiện tăng
vốn điều lệ của doanh nghiệp
(phápnhânđược thành lập theo
giấychứngnhậnđầu tư -GCN)
lên để đạt tỉ lệ ít nhất là 20%
tổng mức đầu tư dự án (tương
đương 240 triệu USD - PV).
Thời hạn cho doanh nghiệp
góp đủ số vốn là 36 tháng kể từ
ngày được cấp GCN. Trường
hợp không thực hiện được TP
sẽ xem xét điều chỉnh quy mô
dự án cho phù hợp, đồng thời
có biện pháp chế tài xử phạt
từ số tiền ký quỹ.
Theo báo cáo của chủ
đầu tư, tại thời điểm được
công nhận đầu tư, vốn góp
của các nhà đầu tư chỉ đạt
76.000 USD. Đến ngày 29-
6-2018, nhà đầu tư góp đủ
số vốn điều lệ nhưng đối
chiếu thời gian thì công ty
đã chậm sáu ngày so với
yêu cầu. Theo GCN đăng ký
doanh nghiệp (thay đổi lần
ba) do phòng Đăng ký kinh
doanh, Sở KH&ĐT cấp, đến
thời điểm trên vốn điều lệ
của Công ty Thành Phố Đế
Vương là hơn 5.422 tỉ đồng
(tương đương 240 triệuUSD).
So với thời điểm quy định
của TP thì thời điểm công
ty được cấp GCN đăng ký
doanh nghiệp trễ 20 ngày.
Hiện công ty này đã nộp
hồ sơ đề nghị Sở KH&ĐT
điều chỉnh, cập nhật thông
tin thay đổi về việc tăng vốn
và tiến độ góp vốn tại GCN
của công ty theo quy định của
Luật Đầu tư 2014.
Sở KH&ĐT đề nghị
xin chỉ đạo của TP
Sau khi nhận hồ sơ của
Thành Phố Đế Vương, Sở
KH&ĐT đề nghị Sở Xây
dựng, Sở TN&MT, UBND
quận 2 và Ban quản lý (BQL)
KĐTMThủ Thiêm có ý kiến
về các nội dung liên quan.
BQL KĐTM Thủ Thiêm và
các sở liên quan trả lời: Căn
cứ các quy định, trường hợp
này do Sở KH&ĐT xem xét,
hướng dẫn nhà đầu tư thực
hiện các thủ tục điều chỉnh
GCN đăng ký đầu tư theo
thẩm quyền.
Tuy nhiên, rà soát lại hồ
sơ, Sở KH&ĐT vẫn cho rằng
tiến độ góp vốn của công ty
đã không đảm bảo như ý kiến
chỉ đạocủaTPvàBQLKĐTM
ThủThiêm là cơ quan tổ chức
lựa chọn nhà đầu tư thực hiện
dự án, tham mưu cho TP về
các điều kiện nhà đầu tư phải
đáp ứng… Do đó, Sở kiến
nghị TP giao BQL KĐTM
Thủ Thiêm phối hợp các sở
ngành rà soát hồ sơ mời thầu,
các cam kết của nhà đầu tư,
báo cáoTPvà đề xuất phương
án xử lý (cho tiếp tục hay xử
lý vi phạm…).
“Sau khi có chỉ đạo của TP
về phương án xử lý, trường
hợp TP chấp thuận đề nghị
tăng vốn góp thực hiện dự
án và điều chỉnh tiến độ
góp vốn của công ty thì Sở
KH&ĐT sẽ thực hiện điều
chỉnh GCN cho dự án” - sở
này nêu ý kiến.
Để có căn cứ giải quyết đề
nghị của Sở KH&ĐT, TP đã
chỉ đạo các sở có cuộc họp
liên ngành cùng BQLKĐTM
Thủ Thiêm, báo cáo kết quả
cho TP.
Trong cuộc họp diễn ra
vào ngày 12-12-2018, Sở
Tài chính nhận định việc xử
lý vi phạm chậm tiến độ góp
vốn điều lệ và điều chỉnh
GCN cho công ty trên thuộc
thẩm quyền, trách nhiệm của
Sở KH&ĐT. Đây cũng là ý
kiến của Sở TN&MT và Sở
Tư pháp TP.HCM.
Đồng tình, BQL KĐTM
ThủThiêmbổ sung, theoNghị
định 50/2016 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh
vực KH&ĐT có quy định
mức phạt cụ thể với các vi
phạm về hoạt động đầu tư tại
Việt Nam nhưng lại không
quy định cụ thể cho trường
hợp “thực hiện chậm tiến độ
việc tăng vốn góp điều lệ”.
Thẩm quyền xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực này
thuộc Thanh tra Sở KH&ĐT.
Ngoài ra, phòng Đăng ký
kinh doanh, Sở KH&ĐT đã
cấp GCN đăng ký doanh
nghiệp ngày 13-7-2018,
chứng nhận số vốn điều lệ
tương đương 240 triệu USD
cho công ty này. Vì vậy, BQL
đề nghị Sở KH&ĐT xem
xét xử lý việc công ty tăng
vốn điều lệ chậm trễ so với
yêu cầu của TP, đồng thời
giải quyết theo thẩm quyền
đề nghị của công ty về việc
điều chỉnh GCN và thay đổi
tiến độ góp vốn.
Tại cuộc họp liên quan vụ
việc này vào ngày 17-1, được
biết TP đã đồng ý chủ trương
cấp giấy chứng nhận đầu tư
cho công ty trên kèm một số
yêu cầu nhất định.•
Năm 2018, TP.HCM thu tiền sử dụng đất
sụt giảm
(PL)- Theo số liệu tổng kết của Cục Thuế TP.HCM,
năm 2018, tổng số thu thuế trên địa bàn hơn 269.000 tỉ
đồng, tăng 12,6% so với năm 2017.
Một số khoản thu giảm so với cùng kỳ là tiền sử dụng
đất giảm hơn 24%; thu tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà
nước giảm gần 18%; thu phí, lệ phí giảm hơn 11%.
Ông Trần Ngọc Tâm, Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM,
cho biết tiền sử dụng đất năm 2018 giảm mức sâu nhất kể
từ năm 2014 trở lại đây. Nguyên nhân là do thực hiện chỉ
đạo về rà soát lại các dự án đã có quyết định giao thuê,
ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ tài chính của các
dự án.
Theo Cục Thuế TP, nguyên nhân tăng thu thuế giá trị
gia tăng 15% so với cùng kỳ - đạt mức tăng trưởng cao
nhất từ năm 2015 chủ yếu từ các doanh nghiệp (DN) khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực công thương
nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh. Số thu của hai khu vực
này chiếm tỉ trọng 87% tổng số thuế giá trị gia tăng.
Thuế thu nhập DN năm 2018 tăng 15% so với cùng kỳ,
đây là năm tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2015 trở lại
đây. Sự tăng trưởng chủ yếu do các DN ngoài quốc doanh
(do xác định lại một số DN từ khu vực đầu tư nước ngoài
sang khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc
doanh).
MINH LONG
Quận 7 tiếp tục thí điểm cấp giấy phép
xây dựng qua mạng
UBND TP.HCM đã chấp thuận tiếp tục thực hiện thí
điểm rút gọn quy trình dịch vụ công trực tuyến (mức độ 3)
cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ trên địa bàn quận 7
trong năm 2019.
Từ đó, Sở Nội vụ sẽ nghiên cứu áp dụng mô hình tại
quận 7 để mở rộng thí điểm tại một số tuyến đường của
các quận, huyện khác.
Quận 7 đang thực hiện thí điểm rút gọn quy trình dịch
vụ công trực tuyến về cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng
lẻ trên các tuyến đường số 41, 43, 45, 47 thuộc phường
Tân Quy. Việc này nhằm giúp người dân hoàn tất thủ tục
dễ dàng, nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về
quản lý nhà nước. Đặc biệt, giảm tải cho công tác giải
quyết hồ sơ cấp giấy phép xây dựng và tăng cường công
tác hậu kiểm sau xây dựng.
Sở TN&MT được giao đề xuất cải cách thủ tục và quy
trình thực hiện, để sau khi hoàn công sẽ thực hiện cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất cho người dân.
Trước đó, UBND TP.HCM cũng giao UBND quận 7
nghiên cứu thực hiện không cấp phép xây dựng đối với nhà ở
riêng lẻ. Theo đó, công dân chỉ cần hoàn thiện hồ sơ, đăng ký
xây dựng dựa trên những chỉ tiêu quy hoạch, quy chế quản lý
kiến trúc quy hoạch hoặc thiết kế đô thị đã công bố.
Quận 7 thuê đơn vị tư vấn để lập quy chế quản lý kiến
trúc cho một số khu vực đã ổn định theo chủ trương thí
điểm TP giao. Tuy nhiên, việc thí điểm chỉ áp dụng đối
với những khu dân cư đã được quy hoạch chi tiết tỉ lệ
1/500.
AK