13
“Ranhgiới”nàochomẹchồng,nàngdâu
Người trẻ cần quan tâmđúng cách đối với người già và vạch ra những ranh giới để không bị
can thiệp vào cuộc sống riêng.
HỒNGMINH
M
ột hòa giải viên ở
quận 3, TP.HCM kể
về một gia đình mà
cô đã theo dõi, khuyên nhủ,
giúp đỡ gần một năm qua để
khỏi tan đàn xẻ nghé. AnhA.
là cán bộ phường, sống hiền
lành, được mọi người yêu
quý. Đến 45 tuổi anh mới
lập gia đình. Ai cũng mừng
cho anh đã yên bề gia thất.
Nhưng chỉ sau ba tháng kết
hôn, vợ anh đã đòi ly hôn,
còn mẹ anh ra hội phụ nữ
phường “tố cáo” bị con dâu
bạo hành.
Thích “hành”
con dâu, con trai
Bà V., mẹ anhA., cho rằng
con dâu của bà là người hư
hỗn, bất hiếu. Trong một
lần đi chợ, bà bắt cô quay
trở vào nhà thay chiếc quần
ngắn, cô không nghe theo.
Bà đã khóa cổng lại và cất
chìa khóa vào túi áo. Cô
“con dâu ghê gớm” đã vật
lộn với bà để lấy được chìa
khóa mở cổng. Trong lúc vật
lộn, cô đã làm bà té. Bà đã
báo cho tổ dân phố và chi
hội phụ nữ việc mình bị “bạo
hành”, bà còn bắt con trai
phải từ công sở chạy về để
đưa bà đi bệnh viện kiểm
tra sức khỏe. Cô con dâu đi
thẳng về nhà mẹ đẻ và nộp
đơn xin ly hôn.
Hòa giải viên đã mời riêng
vợ chồng anhA. đến gặp.Anh
A. chỉ biết thở dài buồn bã.
Vợ anh khóc ròng cho biết kể
từ ngày về nhà chồng, ngày
nào cô cũng bị mẹ chồng
săm soi, chê trách đến mức
cô bị trầm cảm, ngày cô vật
lộn với bà là đã “tức nước vỡ
bờ”. Cô nấu ăn kiểu gì cũng
bị chê bai dù bà vẫn ăn ngon
lành. Nhưng khi chồng cô về
tới nhà là bà méc: “Nó nấu
tao không ăn được, tao bị bỏ
đói cả ngày”. Mỗi khi cô đi
khỏi nhà thì bà nói cô “đi theo
trai”. Bị xúc phạm nhiều lần,
cô đã đề nghị chồng chuyển
ra ở riêng nhưng anh không
đành lòng.
Anh A. cho biết mẹ anh
rất trái tính, tính cách đó có
lẽ được hình thành từ những
năm tháng khổ cực đơn thân
nuôi con khi cha anh bỏ đi theo
người phụ nữ khác. Chính vì
vậy mà anh không dám kết
hôn cho đến khi gặp vợ anh
bây giờ. Anh đã mướn người
làm để chăm sóc mẹ, tính xa
cho việc chuyển ra ở riêng
nhưng không người giúp việc
nào trụ được quá hai tuần.
Vì vợ chồng còn rất thương
nhau nên anh A. và vợ đã
cùng ngồi lại tìm giải pháp.
Anh hứa sẽ đưa đón vợ đi làm
mỗi ngày, cả hai sẽ cùng đi
và cùng về, chia sẻ thời gian
cùng nhau, làm mọi chuyện
cùng nhau. Cả hai cũng sẽ
quan tâm tới mẹ một cách
khéo léo, miễn chấp những
cơn trái tính, trái nết của bà.
Nghĩ điều tiêu cực,
nói lời tổn thương
Cô giáo LMT (quận 3,
TP.HCM) cho biết cô cũng đã
Thấu hiểu, quan tâm và vạch ra
những ranh giới
Chúng ta cũng phải nhận thức được rằng cha mẹ không
có khả năng tiếp thu thông tin, nhận thức về cuộc sống
nhanh nhạy và dễ điều chỉnh như chúng ta. Người già dễ
trở nên bảo thủ và tiêu cực là vì thế. Cũng đừng nghĩ rằng
chúng ta có thể điều chỉnh được sự trái tính đó của cha mẹ.
Nhưng chúng ta có thể điều chỉnh chính mình, tăng
cường khả năng đối thoại với cha mẹ. Hãy nói chuyện với
họ nhiều hơn, nghe họ nói nhiều hơn. Họ sợ mất đi tầm
quan trọng trong cuộc sống con cái, sợ mất đi vai trò, mất
đi ý nghĩa với con cháu nên hãy quan tâm họ nhiều hơn để
họ yên tâm là họ luôn được yêu kính, không bao giờ bị bỏ
rơi. Đồng thời hãy tạo điều kiện cho họ tham gia nhiều các
hoạt động xã hội, giúp họ đi chơi, giao lưu nhiều hơn để
họ có nhiều việc riêng để quan tâm, thay vì chỉ có mỗi một
mối quan tâm là con cháu.
Chuyên gia
tâm lý
NGÔ MINH UY
Đời sống xã hội -
ThứSáu18-1-2019
Ai rồi cũng sẽ già,
cha mẹ mình rồi
cũng sẽ già, vì vậy,
để có một mối quan
hệ tốt đẹp, lành
mạnh, chúng ta hãy
thấu hiểu, quan tâm
và đặt ra những
ranh giới.
phải tìm đến chuyên gia tâm
lý để được giúp đỡ vì bị trầm
cảm khi chồng cô bị tai nạn,
cha mẹ chồng đến ở cùng để
giúp đỡ vợ chồng cô.
Cha mẹ chồng cô hay nhắc
nhở đạo lý vợ chồng theo
kiểu: “Nhà kia thằng chồng
nó bị tai nạn mà con vợ nó
bỏ đi theo trai. Trong hoạn
nạn thế này, lòng người khó
lường lắm, con ạ!”. Ông bà
cũng nhiều lần hỏi về tiền bạc
của vợ chồng LMT dành dụm
được và muốn quản lý số tiền
này. Ông bà lo xa có thể một
lúc nào đó cô sẽ bỏ rơi chồng
tai nạn ốm yếu, lúc đó chồng
cô sẽ bị mất hết tiền. Chồng
LMT bênh vợ, góp ý cha mẹ
đừng nói những lời như thế
thì ông bà nổi giận, cho rằng
anh bất hiếu với cha mẹ, chỉ
đội vợ lên đầu.
Tối nào ông bà cũng than
thở vì con cháu mà phải
chịu khổ, vì con cháu mà
gánh nhiều bệnh tật. Chồng
LMT kiên quyết nói sẽ tìm
người giúp việc mới để ông
bà về quê nghỉ ngơi, ông
bà đã gọi hết cho con cháu
thông báo: “Con trai với con
dâu tôi nó âm mưu đuổi tôi
về quê. Nhưng tôi vẫn phải
cắn răng ở lại vì tương lai
các cháu nội tôi”.
May mắn thay, sức khỏe
của chồng LMT phục hồi rất
nhanh sau một năm. Đúng
lúc này thì LMT nhập viện
vì bị suy nhược. Ông bà gọi
điện thoại trách: “Đấy, khi
tôi gánh vác thì không sao.
Chị mới tự làm một tí đã lăn
ra ốm”.•
Lễ hội đường sách ở TP.HCM diễn ra
từ ngày 2 đến 8-2
Ngày 17-1, thông tin từ Văn phòng UBND TP.HCM
cho biết UBND TP đã lên kế hoạch tổ chức “Lễ hội đường
sách Tết Kỷ Hợi 2019”. Theo đó, lễ hội sẽ diễn ra từ ngày
2 đến 8-2 trên trục đường Mạc Thị Bưởi - Nguyễn Huệ -
Ngô Đức Kế (quận 1) với chủ đề “Muôn màu của sách”.
Lễ hội sẽ được chia theo ba tuyến đường với nhiều nội
dung, chủ điểm khác nhau. Cụ thể: Tuyến Mạc Thị Bưởi -
Sách và thế hệ trẻ là khu sách tổng hợp nhiều thể loại, giới
thiệu những sách hay về giáo dục, khoa học kỹ thuật, kinh
tế, văn hóa.
Tuyến Nguyễn Huệ - Vững bước vươn xa tiếp tục triển
lãm các sách và hình ảnh panorama về kỷ niệm 320 năm
thành lập Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP.HCM. Cạnh
đó giới thiệu bộ sách và hình ảnh về “Mặt trận Dân tộc
giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng
dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam, Chính phủ Cách
mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam”.
Ngoài ra còn có triển lãm báo xuân năm 2019, triển
lãm sách và hình ảnh những thành tựu về công tác đối
ngoại của TP, tuyên truyền cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch
sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa
và Hoàng Sa, tuyên truyền sâu rộng về những hình ảnh,
những cuốn sách viết về các chiến sĩ, ngư dân bám biển
bảo vệ vững chắc chủ quyền trên biển Đông. Cùng với
đó là giới thiệu tài liệu và hình ảnh kỷ niệm 40 năm ngày
huyện Duyên Hải (Cần Giờ) sáp nhập TP.HCM.
Tiếp đó là tuyến Ngô Đức Kế - Thiếu nhi và TP tương
lai, nơi đây trưng bày, giới thiệu sách dành cho thiếu nhi,
đồng thời cũng là khu vui chơi cho thiếu nhi. Tổ chức các
trò chơi dựa trên ý tưởng của phương pháp học STEM và
các trò chơi dân gian.
Ngoài ra, UBND TP cũng chỉ đạo tạm dừng lưu thông
tất cả xe trên trục đường này suốt thời gian phục vụ nhân
dân (từ ngày 23-1 đến 8-2).
THU HƯƠNG
Hội Nhà văn Việt Nam không trao
giải thưởng cho thơ, văn xuôi
(PL)- Hội Nhà văn Việt Nam đã chính thức công bố giải
thưởng văn học năm 2018. Theo đó, không có tác phẩm
văn xuôi, thơ nào được trao giải lần này.
Ngoài ra, Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng năm
2018 cho một công trình lý luận phê bình và hai tác phẩm
dịch. Cụ thể, có 10 tác phẩm (thuộc các thể loại: tiểu
thuyết, thơ, lý luận phê bình, dịch) được các hội đồng
chuyên môn gửi tham dự vòng chung khảo giải thưởng
văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2018.
Kết quả, hội đồng chung khảo và ban chấp hành Hội
Nhà văn Việt Nam quyết định trao giải cho các tác giả,
tác phẩm:
Văn học Nga hiện đại - Những vấn đề lý thuyết
và lịch sử
(thể loại: Lý luận phê bình, tác giả Trần Thị
Phương Phương), tác giả Nguyễn Chí Thuật với bản dịch
tiểu thuyết
Hoàng đế
(Ryszard Kapuscinski) và tác giả
Phạm Long Quận với bản dịch tập thơ
Tương lai được viết
trên đá cổ
(Fernando Rendon).
Đây là năm thứ hai liên tiếp không có tác phẩm thơ,
văn xuôi được trao giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (từ
năm 2017).
PV
31% học sinh TP.HCM bị stress,
căng thẳng
(PL)- Ngày 17-1, Sở GD&ĐT TP.HCM đã tổ chức hội
nghị định hướng nghiệp vụ công tác xã hội trong trường
học. Tại hội nghị, phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT
đã công bố kết quả khảo sát tại 150 cơ sở giáo dục trên
địa bàn TP, gồm 74 trường THPT, 34 trường THCS, tám
trường tiểu học và 34 cơ sở giáo dục khác về những vấn
đề mà học sinh (HS) đang gặp phải trong học tập.
Cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 20-12-2018 đến
10-1-2019, kết quả cho thấy có 7,8% HS bỏ học, 21,1%
có nguy cơ bỏ học, 31% bị căng thẳng, stress. Đáng nói là
có đến 53,8% HS không có động lực học tập.
Trước nguy cơ về bạo lực học đường và xâm hại đang
lan rộng, khảo sát cho thấy có đến 30% HS từng bị xâm
hại trên môi trường mạng (đăng ảnh, thách thức, bêu xấu,
hù dọa… thông qua mạng xã hội); 24,6% bị bắt nạt, hiếp
đáp; 20,8% bị xâm hại tinh thần (chửi rủa, xúc phạm, bêu
xấu).
NGUYỄN QUYÊN