016-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứSáu18-1-2019
Thủ tướng: “Thời đại này mà nói
mất điện sao được”
Thủ tướng yêu cầu phải đảmbảo an ninh năng lượng, không để tình trạng nước đến chân rồi mới nhảy.
VIẾT LONG
“N
gànhcôngthươngphải
đảmbảocânđối năng
lượng điện với mức
tăng 10% so với năm 2018.
Chúng ta triển khai chương
trình điện rác, điện tái tạo, mua
điện… thì không thể Bộ Công
Thương hay Tập đoàn Điện
lực Việt Nam (EVN) báo cắt
điện, mất điện. Anh nào nói
cắt điện, tôi cách chức luôn
anh đó, không lôi thôi. Phải
như vậy mới được. Thời đại
bây giờ mà các anh chị báo
cắt điện, mất điện sao được”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc chỉ đạo như trên tại
hội nghị triển khai nhiệm vụ
ngành công thương năm2019
diễn ra ngày 17-1.
Sẽ thiếu điện nếu…
Bànvề năng lượngđiện, ông
NguyễnĐức Chung, Chủ tịch
UBNDTPHà Nội, nhìn nhận
hiện nay hệ thống truyền tải
điện được Bộ Công Thương,
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN) rất quan tâm. Nhưng tại
thủ đô, các hệ thống truyền tải
điện ởmột số dự án trọng điểm
triển khai chậm. Nếu không
được đẩy nhanh tiến độ, chắc
đất nước một cách tốt nhất,
bằng mọi giá đảm bảo điện
cho sinh hoạt và cho sản xuất.
“Các chỉ tiêu về nguồn
điện, mạng lưới điện Bộ Công
Thương cần có chuyên đề để
các đồng chí thảo luận một
cách tốt nhất. Tôi đề nghị nhất
định không để “mất bò mới
lo làm chuồng” hay nước đến
chânmới nhảy trong cung cấp
an ninh năng lượng” - Thủ
tướng nhấn mạnh.
Nhắc đến Nhà máy nhiệt
điện Thái Bình 2, Thủ tướng
đặt câu hỏi: “Ông bỏ 1,5 tỉ
USD rồi đóng cửa hay sao?
Có phó tổng giám đốc Tập
đoànDầu khíViệtNam(PVN)
ở đây. Nếu đầu tư thêm 1 tỉ
USD thì giá thành điện mua
được không?” và yêu cầu Bộ
Công Thương phải trả lời để
xử lý dứt điểm dự án lớn này.
Công nghiệp hỗ trợ
phát triển chưa
tương xứng
Nhắc đến ngành công
thương, Thủ tướng Nguyễn
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc cho rằng sự đồng bộ trong sự chỉ đạo phải nhưmột đội bóng đá.
Trongảnh:Thủtướnggặpgỡcácđạibiểutạihộinghịtriểnkhainhiệmvụnăm2019củaBộCôngThương.
Ảnh: VGP
(doanh nghiệp nước ngoài -
PV), cần phát huy sức mạnh
bên trong. Đặc biệt, cần tìm
kiếm nguồn thị trường cho
phát triển.
“Các tham tán thương mại
ở nước ngoài phải làm việc
nước trước, việcnhà sau.Tránh
tình trạng tranh thủ công việc
tham tán để cho con đi học là
khôngđược.Chuyệnnàychúng
ta phải quán triệt để làm sao
tham tán phải ngày đêm tìm
kiếm thị trường. Tiêu chuẩn
đánh giá tham tán là phải lao
vào công tác này” - Thủ tướng
nhấn mạnh.
Ngoài ra, người đứng đầu
Chính phủ không đồng tình
với mục tiêu nhập siêu dưới
2% (3 tỉ USD) được Bộ Công
Thương đề ra năm 2019, khi
năm 2018 đã xuất siêu kỷ lục.
“Đây là mức nhập siêu không
thể chấp nhận. Phương châm
hành động “12 chữ” củaChính
phủ trong năm 2019 trong đó
có chữ “bứt phá”, vậy bứt phá
của ngành công thương là ở
đâu?” - Thủ tướng đặt câu hỏi.
Tiêu điểm
Thủ tướng cũng đi
bán hàng
Bộ trưởng Bộ CôngThương,
BộNN&PTNT haymột số đồng
chí khác đã trực tiếp cùngThủ
tướng đi bán hàng, xúc tiến
thương mại… tại nước ngoài.
Xúctiếnthươngmạicũngchung
quy lại là bán hàng. Thủ tướng
cũng phải trực tiếp đi làmđiều
này. Bộ trưởng cũng vậy!
Thủ tướng
NGUYỄN XUÂN PHÚC
“Các tham tán
thương mại ở nước
ngoài phải làm việc
nước trước, việc nhà
sau. Tránh tình
trạng tranh thủ
công việc tham tán
để cho con đi học là
không được đâu.”
Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc
chắn đến năm 2020-2021, TP
Hà Nội sẽ thiếu điện.
Bên cạnh đó, ông Chung
mong muốn ngành công
thương cần có cơ chế ưu tiên
giá điện cho việc sử dụng
các nguồn năng lượng tái
tạo. “Như vậy chúng ta mới
khuyến khích được việc sử
dụng các nguồn điện này” -
ông Chung kiến nghị.
Trước đó, dư luận cả nước
xôn xao trước thông tin EVN
cảnh báo có thể thiếu điện
trong năm nay, dẫn đến cắt
điện luân phiên. Áp lực thiếu
điện cũng được ngành công
thương đề cập nhiều gần đây,
xuất phát từ thực tế thiếu than
cho sản xuất điện, việc đầu
tư bổ sung nguồn điện ngày
càng khó khăn hơn.
Liên quan đến vấn đề trên,
Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc đánh giá năm 2018 Bộ
Công Thương và các đơn vị
liên quan đã đảm bảo cân đối
năng lượng, phục vụ nhu cầu
sản xuất, kinh doanh. Trong
năm 2019 và những năm tiếp
theo, ngành công thương cần
có chiến lược phát triển ngành
năng lượng không chỉ trước
mắtmà dài hơi.Từđó tính toán
nhu cầu điện để cung cấp cho
Xuân Phúc đánh giá những
nỗ lực của ngành. Đặc biệt,
tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu trong năm 2018 đạt
trên 482 tỉ USD, riêng xuất
siêu đạt 7,2 tỉ USD, cao gấp
hơn ba lần so với năm 2017.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng,
hiệnViệt Nam chưa có ngành
công nghiệp mũi nhọn thực
sự đóng vai trò dẫn dắt, công
nghiệp hỗ trợ phát triển chưa
tương xứng. Mức độ công
nghiệp hóa của Việt Nam chỉ
chiếm 0,2% của thế giới, kém
TrungQuốc 100 lần, kémThái
Lan năm lần. Do đó cần phải
cải thiện.
Mặt khác, quản lý thị trường
làm công tác chống hàng giả
chưa tốt khiến người dân còn
kêu ca, phải chấn chỉnh điều
này. Tuy nhiên, cũng không vì
thế mà lực lượng quản lý thị
trường cản trở sự lưu thông
hàng hóa.
Bên cạnh đó, Thủ tướng
lưu ý ngành cần củng cố nội
thương, không để khâu bán
lẻ rơi vào tay người khác
Cuối cùng, nhắc đến đội
tuyển bóng đáViệt Nam trong
trận gặp Yemen tối 16-1 tại
Asian Cup, Thủ tướng nhấn
mạnh từng bộ, từng hiệp hội,
tập đoàn, doanh nghiệp, từng
tỉnh phải có chương trình
phát triển công thương; phải
chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu,
phát triển dịch vụ, sản xuất
công nghiệp và thương mại.
“Chúng ta có thể thua Iran vì
họ là đội mạnh. Nhưng chúng
ta không thể thua Yemen và
một số nước khác…Sự đồng
bộ trong sự chỉ đạo phải như
một đội bóng đá. Chính phủ
tin tưởng rằng toàn ngành
công thương chỉ có tiến mà
không có lùi” - Thủ tướng
kết luận.•
Một loạt thách thức mới nổi
Phát biểu tại hội nghị, ôngHoàngQuốcVượng,Thứ trưởng
Công Thương, cho biết năm 2018 xuất siêu cán đích 7,2 tỉ
USD, gấp ba lần so với cùng kỳ 2017 và là con số cao nhất
trong thập niên qua.
Tuy nhiên, thành tích này khó có thể duy tr trong năm
2019 trước loạt thách thức mới nổi từ phía thị trường, biến
động thay đổi nhanh t nh h nh địa chính trị thế giới. Những
tác độngnày dẫn tới cán cân thươngmại có thể sẽ đảo chiều
từ xuất siêu sang nhập siêu.
Phân tích những thách thức với xuất khẩu năm nay, ông
Vượng nói xu hướng bảo hộmậu dịch ngày càng tăng, nhất
là sau khi Mỹ áp dụng các biện pháp tăng thuế nhập khẩu
với hàng nhập khẩu từ các nước; xung đột thương mại Mỹ-
Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Theo dòng
“Nếuđểmất điện,... sẽ bị cách chức”
“Dù chúng ta triển khai chương trình điện rác, điện tái
tạo, mua điện… thì không thể có chuyện Bộ Công Thương
hay EVN báo cắt điện. Anh nào nói cắt điện, tôi cách chức luôn
anh đó”.
Đây là lần thứ hai Thủ tướng phát biểu mạnh mẽ về việc sẽ
cách chức đối với những người liên quan đến việc cung cấp điện
cho nền kinh tế và xã hội.
Hồi đầu tháng 12-2018, trong cuộc họp Chính phủ thường
kỳ, Thủ tướng cũng nói: “Nếu để mất điện, một số đồng chí sẽ
bị cách chức”. Có lẽ chưa khi nào Thủ tướng lại nói thẳng thừng
như vậy tại một cuộc họp của Chính phủ.
Cũng bởi vì lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lúc đó
cảnh báo rằng “việc không đảm bảo cung cấp than dẫn tới phải
dừng các nhà máy nhiệt điện than” và khẳng định có thể sẽ phải
cắt điện ngay từ các tháng đầu năm 2019. Thế nhưng Thủ tướng
nhắc ngay rằng từ đầu nhiệm kỳ ông đã có nhiều cuộc họp và
quyết định nhiều giải pháp để bảo đảm có đủ điện cho cả nước
đến sau năm 2020.
Thậm chí người ta còn có thể thấy được sự bức xúc của Thủ
tướng khi ông nói: “Bây giờ, đâu đó cứ nói trên báo sẽ cắt điện
dịp này dịp khác. Tôi đã viết nhiều thư cho các đồng chí có liên
quan về việc chuẩn bị điện ngay từ đầu năm. Các đồng chí Bộ
Công Thương, EVN chỉ đạo thế nào về vấn đề này? Nếu để mất
điện, một số đồng chí sẽ bị cách chức”.
Có lẽ sự bức xúc này là điều dễ hiểu khi hơn ai hết, người đứng
đầu Chính phủ hiểu rằng: Thiếu điện sẽ gây ra những tác hại
khôn lường cho cả nền kinh tế. Xã hội có thể sẽ bị đảo lộn, người
dân sẽ phải khốn khổ.
Cũng dễ hiểu khi ngay trong buổi họp báo Chính phủ thời
điểm đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã “xuống
giọng” khi hai từ “cắt điện” đã không ông được nhắc đến nữa.
Nhưng những điều đó có lẽ không phải là cốt lõi. Mà mấu
chốt nằm ở trách nhiệm. Thủ tướng từng đưa ra những thông
điệp khá mạnh mẽ khi đề cập đến cải cách, cải thiện môi trường
kinh doanh như: “Ai không ủng hộ cải cách thì đứng sang một
bên”; “Ai không làm tốt thì để người khác làm”… Thông điệp
“cách chức” mà Thủ tướng hai lần đưa ra có lẽ nên được thực thi
nghiêmminh, không chỉ trong vấn đề cung cấp điện và đối với
EVN cũng như Bộ Công Thương.
Bởi hiến pháp quy định thẩm quyền của Thủ tướng là “đảm
bảo hoạt động xuyên suốt của hệ thống hành chính từ trung
ương tới địa phương”. Cách chức mà Thủ tướng nói đến phải
được xem như một công cụ để bảo đảm hoạt động xuyên suốt ấy
chứ không nên dừng ở việc “răn đe”.
Nó cũng sẽ là liều thuốc đặc trị để giải quyết những “mớ bòng
bong” trong đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cũng như
hậu quả của độc quyền trong các ngành ở Việt Nam.
CHÂN LUẬN
(Tiếp theo trang 1)
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook