10
Bạn đọc -
ThứHai 21-1-2019
Cọc sắt nguy hiểm trên xa lộ Hà Nội
Trên xa lộ Hà Nội (hướng
cầu Sài Gòn - ngã tư Thủ Đức),
phườngAnPhú, quận2,TP.HCM
có những cọc sắt lổn nhổn trên
trụ bảng chỉ đường gây nguy
hiểmcho người đi đường
(ảnh).
Trụ bảng chỉ đường đã dời
nhiềunămquanhưngcáctrụsắt
này vẫn còn nguyên, trở thành
bẫy khách chờ xe buýt.
Bên cạnh đó, trạm còn nhếch nhác bởi những nét vẽ bẩn,
trông rất khó coi.
THÁI HOÀNG
Góc ảnh
ThưởngTết:
Xóamặccảm
“nơiđỉnhcao,
nơivựcsâu”
Hãyđể thưởngTết giốngnhưsựđộngviênnhững
cốnghiếntrongnămchứkhôngcònlàcứucánh.
Đến hẹn lại lên, cứ gần cuối năm, câu chuyện thưởng
Tết lại nóng ran trong giới người lao động (NLĐ).
Theo quy định, tiền thưởng là khoản tiền mà người
sử dụng lao động thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả
sản xuất, kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành
công việc của NLĐ. Quy chế thưởng do người sử dụng
lao động quyết định.
Nghĩa là mức thưởng cho NLĐ tùy thuộc vào khả
năng tài chính dồi dào hay eo hẹp nơi họ làm việc. Tuy
nhiên, việc quá chênh lệch trong mức động viên nhân
viên giữa các doanh nghiệp (DN) khiến nhiều người
không khỏi chạnh lòng.
Như năm nay, một DN dùng quà là ô tô để khích lệ
nhân viên, trong khi đó tại nhiều công ty, mức thưởng
chỉ đủ mua vài tô phở lót dạ cho công nhân trên quãng
đường về quê đón Tết.
Nguyên cớ gây nên chuyện thưởng “nơi đỉnh cao, nơi
vực sâu” kia như đã nói, phụ thuộc vào tình hình làm ăn
trong năm cũng như mức độ hào phóng của DN.
Có điều NLĐ, họ làm việc ở tổ chức nào cũng đều
chăm chỉ tám giờ mỗi ngày, đều đem sức lực và tâm
huyết có thể nhất của mình góp vào tổ chức ấy. Thế
nhưng những nỗ lực của họ được ghi nhận thông qua
vật chất lại khác xa nhau.
Nghịch lý trên liệu có phải là một bất cập vô phương
khắc phục? Tâm lý mặc cảm vì sự chênh lệch kia tới
lúc nào bị xóa nhòa?
Tôi cho rằng nhiều địa phương đã nhận biết điều
này từ hàng chục năm nay và đã có những tác động
nhằm thay đổi. Chỉ tính việc chăm lo Tết Kỷ Hợi 2019
này, Công đoàn Các khu chế xuất - khu công nghiệp
TP.HCM có kế hoạch tặng 6.000 vé xe cho công nhân
về quê đón Tết. Hay tại Đồng Nai, Liên đoàn Lao động
tỉnh này cũng sẽ tặng 1.600 vé tàu, xe cho công nhân
nghèo các tỉnh miền Bắc, miền Trung, Tây Nam bộ.
Hoặc ở Bình Dương, ngoài việc các cấp công đoàn
tặng 380.000 suất quà trị giá 130 tỉ đồng và tặng gần
5.000 vé xe cho công nhân, UBND tỉnh cũng chi từ
ngân sách hơn 5 tỉ đồng...
Song song với hỗ trợ về vật chất đó, cơ quan chức
năng tại nhiều tỉnh, thành cũng phối hợp với DN tổ
chức các hoạt động văn hóa văn nghệ chăm lo cho đời
sống tinh thần NLĐ xa quê ở lại ăn Tết.
Như vậy, không thể buộc những cơ sở cả năm làm ăn
ỳ ạch phải xuất tiền theo kiểu “xắn tay đốt nhà táng”,
cũng không thể tác động khiến những nơi ấy thay đổi
cách quản lý để tài sản dồi dào, mức thưởng bao la…
Tuy nhiên, những hành động quan tâm ấy cũng phần
nào giúp NLĐ ấm lòng.
Giải pháp tiếp theo cũng vẫn từ phía cơ quan chức
năng với việc ban hành những chính sách mở, tạo điều
kiện để DN cất cánh. Bởi khi kinh doanh sản xuất tốt
thì thu nhập của NLĐ tốt, họ không cần ngóng đợi
những dịp lễ để cải thiện mức sống nữa.
Tới lúc việc thưởng Tết không còn là cứu cánh của
vấn đề cơm áo mà chỉ là khoản vật chất có ý nghĩa
biểu tượng ghi nhận những cống hiến trong năm thì
chắc chắn nỗi mặc cảm “nơi đỉnh cao, nơi vực sâu” kia
sẽ không còn.
HOÀNG ANH
Dân mừng vì có đường
mới, Nhà nước không
tốn một xu
Người dân quận 5 tự làmmột con đườngmới khang trang,
bớt ngập ngụa, kẹt xe…
ĐÀOTRANG
T
hời gian gần đây, người
dân có dịp đi trên con
hẻm 73 đường Nguyễn
Biểu, quận 5 đều thấy nhẹ
nhõm hẳn so với trước. Có
người còn đến đây học hỏi
cách người dân cùng góp
tay làm đường sao cho đẹp.
Tuy là con hẻm nhỏ phục
vụ đi lại cho người dân trong
khu vực song hẻm 73 đường
Nguyễn Biểu (quận 5) lại là
một trong những tuyến đường
độc đạo để thoát khỏi cảnh
kẹt xe khu vực cầu Chữ Y.
Thấy con đường quá xuống
cấp, ông Lê Đức Thắng (69
tuổi) ở khu phố 2, phường
1, quận 5 đã vận động người
dân cùng nhau đóng góp sửa
chữa con hẻm.
Nhiều người bị té
Bà Lưu Thị Kim Cúc (61
tuổi) ngụ phường 1, quận 5
cho biết: “Ngày nào hẻm 73
này cũng có nhiều người đi
lại, đặc biệt là giờ cao điểm.
Chính vì thế, con hẻm nhanh
chóng xuống cấp từ nhiều năm
nay. Tuy nhiên, để nâng cấp
con đường thì cần phải cómột
khoản tiền lớn nên nhiều năm
nay người dân vẫn đang trông
chờ vào nguồn ngân sách của
Nhà nước”.
Theo bàCúc, hẻm73 đường
Nguyễn Biểu nhanh chóng
được nâng cấp như mới từ
sự vận động của Bí thư khu
phố 2 Lê Đức Thắng. Cả 100
triệu đồng đã được đóng góp
từ sự hỗ trợ của mạnh thường
quân trên địa bàn mà người
dân không phải đóng góp
đồng nào.
“Người dân trong hẻmđược
hưởng lợi, khu phố 2 và người
dân trên địa bàn các quận lân
cận được sử dụng đường mới
một cách triệt để. Có đường
mới, dân phấn khởi ngày
ngày ra đường đi tập thể dục,
ngồi hóng mát hay hội họp tổ
dân phố ngay trên con đường
mới” - bà Cúc nói.
Tương tự, ông Phạm Văn
Dũng (65 tuổi), người dân ở
hẻm 73 đường Nguyễn Biểu,
nghĩ lại mà phấn khởi: “Tôi
đâunghĩmình lại được sửdụng
đường mới thế này, thời gian
trước chúng tôi phải cực khổ
vì con đường đầy rẫy ổ voi, ổ
Người dân trong hẻm73 đườngNguyễn Biểu, quận 5 vui mừng khi con hẻmđã khoác lênmình
chiếc áomới để đón Tết. Ảnh: ĐÀOTRANG
Để cả con đường
được khoác lên
mình chiếc áo mới,
ông Thắng cho rằng
việc này không khó,
chỉ cần cán bộ cơ
sở tạo được sự tin
tưởng với người
dân, để dân sẵn
sàng hỗ trợ khi cần.
Ông Hồ Xuân Bắc, Chủ tịch UBND phường
1, quận 5, cho biết với vai trò bí thư chi bộ
khu phố 2, ông Thắng đã đóng góp tích
cực cho khu phố và phường 1. Cụ thể, ông
Thắng đã vận động hàng trăm triệu đồng để
cải tạo, nâng cấp hẻm 155 đường Cao Đạt
và hẻm 73 đường Nguyễn Biểu, góp phần
đẩy mạnh phong trào“Vì TP văn minh, xanh
sạch đẹp” và khu phố không rác. Bên cạnh
đó, ông đã vận động nhiều suất học bổng
cho các emhọc sinh nghèo, hàng trămphần
quà cho các em thiếu nhi, sửa chữa nhà cho
người nghèo… và ông đã nhận bằng khen
của TP về gương mặt điển hình trong công
tác dân vận khéo.
Chị Kim Loan, người hỗ trợ hàng trăm
triệu đồng để sửa chữa hẻm 73, vui mừng
chia sẻ: “Từ sự nhiệt tình của bác bí thư và
mong muốn được đóng góp hỗ trợ với nơi
mình đang sinh sống, gia đình đã tài trợ tiền
để hoàn thành hẻm này. Đâu cần đi làm từ
thiện ở đâu xa, chúng tôi thấy rằngmình cần
hỗ trợ nhiều hơn nữa cho chính địa phương
nơi mình sinh sống”.
Hỗ trợ ngay trên địa phương mình
gà, người đi đường té liên tục,
nhìn thấy mà thương. Chưa
kể mỗi khi mưa xuống, nhà
tôi và một số nhà hàng xóm
bị nước tràn vào nhà, đường
lầy lội vì nước không thoát
kịp nhưng cũng đành trông
chờ vào nguồn ngân sách
nhà nước”.
Phải tạo sự tin tưởng
với người dân
Ông Lê Đức Thắng, Bí thư
khu phố 2, phường 1, quận
5, được coi như trưởng dàn
nhạc của cả khu phố. Những
ngày gần Tết này, ông Thắng
bồi hồi nhớ lại: “Ngày trước
tuyến đường này xuống cấp
nghiêm trọng, người đi đường
thường xuyên té. Bên cạnh đó,
mỗi khi mưa xuống thì con
đường đều bị ngập, có nhà
bì bõm trong nước. Chính vì
thế tôi đã đề xuất với UBND
phường xin được nâng cấp
con hẻm này. Đồng thời, tôi
sẽ cùng với tổ dân phố đứng
ra vận động bà con cùng đóng
góp để làm”.
Khi hỏi về con hẻm, ai
cũng bảo nhờ công ông bí
thư và nhà tài trợ. Nghe
vậy, ông xua tay nói: “Tôi
không làm được gì đâu, đó
cũng chính là lòng hảo tâm
của gia đình chị Kim Loan
sống trên địa bàn phường hỗ
trợ thì người dân mới làm
được con đường mới này.
Tính ra cả con hẻm trị giá
hàng trăm triệu đồng đều là
sự đóng góp của gia đình chị
Kim Loan cả”.
Để cả con đường được
khoác lên mình chiếc áo mới,
ông Thắng cho rằng việc này
không khó, chỉ cần cán bộ cơ
sở tạo được sự tin tưởng với
người dân, để dân sẵn sàng
hỗ trợ khi cần.
Theo ông Thắng, ban đầu
cũng gặp khó khăn vì khi làm
đường thì toàn bộ người dân
phải tạm ngưng lưu thông.
Vì thế, trong khu phố phải
đề biển thông báo là sắp tới
sẽ làm đường cho người dân
biết đường mà tránh, đồng
thời phân công người túc
trực để phân luồng.
“Nhìn thấy người dân vui
vẻ, đi lại thuận tiện tôi cũng
vui lòng, đây cũng chính là
động lực để chúng tôi tiếp
tục vận động xây dựng, nâng
cấp nhiều hẻm trên địa bàn
phường” - ông Thắng nói.•