12
Có tấm vé nghĩa tình,
Tết này con về thăm ngoại
Sau10nămthựchiện,chương
trình “Tấm vé nghĩa tình” của
LĐLĐ TP.HCM đã thực sự lan
tỏa thông điệp tốt đẹp trong
cộng đồng DN và người lao
động. Những tấmvégiúpcông
nhân xa nhà được về quê đoàn
tụ vui xuân và hơn hết đã thể
hiện sự chăm lo của tổ chức
côngđoàn, củaDNđến tập thể
người lao động. Xemngười lao
độnglàtàisảnquýbáucủacông
ty, ghi nhận những đóng góp
của người lao động đối với sự
phát triển của DN và nền kinh
tế của TP.
Ông
KIỀU NGỌC VŨ
,
Phó Chủ tịch LĐLĐ TP.HCM
Tiêu điểm
Mẹ con chị Thơm lần thứ hai được nhận tấmvé nghĩa tình để béDung lại được về quê đón Tết cùng
ông bà ngoại. Ảnh: PHẠMPHƯƠNG
“Nhận được vé xe,
vợ chồng mình quyết
định về quê ăn Tết
để các con được biết
quê hương của cha
mẹ nó.”
Đời sống xã hội -
ThứHai 21-1-2019
PHƯƠNGNAM
Cuối năm 1997, sau một chuyến đi biển
dài ngày không hiệu quả, hai thuyền trưởng
Nguyễn H. và Nguyễn L., chủ đôi tàu làm
nghề giã cào ở La Gi (Bình Thuận), quyết
định buông lưới quét ở khu vực biển thuộc
vĩ độ 7
o
41’12’’, kinh độ 105
o
29’18’’, cách
mũi Cà Mau khoảng 90 hải lý.
Gần ba tấn “vàng” dưới đáy biển
Mẻ lưới quét đang ngon trớn bỗng khựng
lại khiến các thuyền trưởng phải lệnh cho
hai tài công đồng loạt tắt máy, hai thợ lặn
được lệnh nhảy xuống kiểm tra. Sau hơn
nửa tiếng lặn thám sát ở độ sâu hơn 30 m,
thợ lặn trồi lên cho biết phát hiện dưới đáy
biển một con tàu đắm chứa đầy đồ sành sứ.
Đặc biệt có hàng trăm thỏi kim loại giống
thỏi vàng, mỗi thỏi nặng gần cả ký nằm
đầy lòng tàu.
Toàn bộ thuyền viên được lệnh đeo kính lặn,
thay nhau ngậm ống dưỡng khí lao xuống đáy
biển. Sau hơn một ngày quần thảo, khoảng
300 thỏi kim loại ngả màu và mấy giỏ gốm
sứ được kéo lên. Hai thuyền trưởng cho nhổ
neo nhanh chóng về đất liền phân kim các
thỏi kim loại.
Trước khi cập cảng La Gi, toàn bộ thuyền
viên trên hai tàu được dặn dò không tiết
lộ tọa độ con tàu đắm. Đồng thời phải lan
truyền tin vùng biển trên có một “con tàu
ma” để đánh vào tâm lý các ngư dân thường
rất mê tín, tránh cho họ lai vãng đến nơi gọi
là “tọa độ F”.
Tuy nhiên, kết quả phân kim các thỏi
kim loại cho thấy đó chỉ là các thỏi kẽm,
không phải vàng như họ hy vọng. Riêng
những mẫu gốm sứ, sau khi bí mật đưa
vào TP.HCM giám định lại được xác định
là rất có giá trị.
Hè năm 1998, hai thuyền trưởng H. và L.
cùng số thuyền viên thân cận trở lại “tọa độ
F”. Nhưng do thiếu kỹ thuật lại khai thác
lén lút, họ lục tung con tàu một cách vô tội
vạ làm rất nhiều đồ gốm sứ bị bể. Đến khi
vận chuyển khoảng 30.000 cổ vật vào cảng
La Gi, ý thức được việc khai thác trái phép
cổ vật thuộc tài sản quốc gia nên hai thuyền
trưởng đã trình báo chính quyền địa phương
và bộ đội biên phòng.
Hai chiếc tàu lập tức được niêm phong.
Hội đồng giám định (HĐGĐ) cổ vật quốc
gia nhanh chóng có mặt tại Bình Thuận.
Trong số cổ vật được chế tác hết sức tinh
xảo có nhiều chén sứ hoa lam rất mỏng
trên có chữ Hán “Ung Chính niên chế”. Từ
những căn cứ này HĐGĐ kết luận số cổ
vật có xuất xứ từ thế kỷ 18 thuộc niên hiệu
Ung Chính, nhà Đại Thanh (Trung Hoa) từ
năm 1723 đến năm 1735. “Tọa độ F” cũng
được xác định thuộc vùng biển huyện Trần
Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
Hồ sơ - Phóng sự
Lật lại hồ sơ
khai thác cổ vật
tọa độ F - Bài 1
LTS:
Sáng 18-1, lễ khai mạc
trưng bày “Bí mật đại dương
từ những con tàu cổ” đã diễn
ra tại Bảo tàng Lịch sử quốc
gia (số 1 Tràng Tiền, Hoàn
Kiếm, Hà Nội). Hơn 500
hiện vật có niên đại từ thế
kỷ 15 đến 18 được tìm thấy ở
những con tàu đắm tại biển
Việt Nam. Đó là các tàu Cù
Lao Chàm, Hòn Cau, Hòn
Dầm, Bình Thuận, CàMau
và Châu Tân được giới thiệu
đến công chúng.
Để bạn đọc hiểu rõ hơn về
những bí mật này,
Pháp
Luật TP.HCM
xin giới thiệu
lại hồ sơ: Cổ vật tọa độ F.
Bímật “con tàuma”
Phát hiện con tàu đắm chứa đầy cổ vật, những ngư
dân liền đồn thổi đó là “con tàuma” rồi lén lút đưa
thợ lặn đến trục vớt.
Những tấm
vé nghĩa tình
(được hỗ trợ
toàn bộ chi
phí hai lượt
đi về) sẽ đưa
hàng ngàn
công nhân
từ TP.HCM
trở về quê ăn
Tết, nơi xa
nhất là thủ
đôHà Nội.
TRÚCPHƯƠNG
K
hó có thể tả hết niềmvui
của những người công
nhân xa quê khi Tết này
có thể về bên gia đình nhờ
những tấm vé nghĩa tình.
Chỉ biết mặt ông nội
qua màn hình
điện thoại
TừQuảngBìnhvàoTP.HCM
lập nghiệp từ năm2011 nhưng
đã có bảy cái Tết chị Nguyễn
Thị Thơm (công nhân may
tại Khu chế xuất Linh Trung
1) và con gái Trần Thị Mỹ
Dung (tám tuổi) không thể
về quê. Bởi tiền vé xe quá
cao, đi về đã gần 3 triệu
đồng, trong khi thu nhập
hằng tháng của chị chỉ đủ
cho tiền phòng trọ, tiền ăn
và tiền học cho bé Dung.
Lần đầu tiên chị Thơm về
quê là năm 2015, khi ấy cũng
nhờ chương trình “Tấm vé
nghĩa tình” nên chị mới đủ
điều kiện đón Tết ở quê. Sau
bốn năm chị lại nhận được vé,
niềm vui hiện rõ trên gương
mặt người phụ nữ này.
“Mẹ có vé, mẹ đưa con về
quê ăn Tết với ông bà ngoại”
- bé Dung hớn hở khoe với
chúng tôi. Câu nói rất hồn
nhiên của bé nhưng lại là niềm
khao khát của chị Thơm trong
suốt bốn năm ròng.
Chị Thơm tâm sự: “Khi bé
Dung 18 tháng tuổi đã theo tôi
lênTP, bốn năm trước về thăm
ngoại một lần. Bé không nhớ
rõ mặt ông bà ngoại nhưng
đến Tết lại mong mẹ đưa về
gặp ông bà. Mỗi năm không
về quê, chỉ có hai mẹ con thui
thủi trong phòng trọ. Tôi cũng
muốn về lắm mà không đủ
tiền nên đành ở lại”.
Muốn về lắmmà không đủ
tiền đành ở lại, không chỉ có
riêng hoàn cảnh của mẹ con
chị Thơm, mà đó là cảnh
chung của những công nhân
xa quê tại TP.
AnhNguyễnVănĐiều (quê
Nam Định), công nhân may
tại Công ty TNHH Freetrend.
Sau 12 năm xa quê, đây là lần
đầu tiên anh được về quê đón
Tết cùng cha mẹ và người
thân. Cầm chiếc vé trên tay,
anh không giấu được niềm
hạnh phúc. Bởi dù đã kết hôn
gần 10 năm và có hai con trai
nhưng 12 năm qua các con
của anh chỉ biết mặt ông bà
nội qua màn hình điện thoại.
Anh cho biết tiền lương của
hai vợ chồng dành dụm cũng
chỉ đủ lo cho cuộc sống, có
dư chút đỉnh thì gửi về cho
bên nội, bên ngoại một ít nên
Tết nếu muốn về thì không
có tiền gửi về quê, vì vậy
đành ở lại.
“Cũng nhớ quê lắm nhưng
đồng lương công nhân không
cho phép mình về quê đón
Tết. Ông bà nội cũng hay
nhắc cháu hoài. Tết nào gọi
điện thoại về là ông bà cũng
khóc, làm mình khổ lòng
lắm. Nhưng năm nay nhận
được vé xe, vợ chồng mình
quyết định về quê ăn Tết để
các con được biết quê hương
của cha mẹ nó” - anh Điều
bùi ngùi kể lại.
269.000 vé xe cho
công nhân vui Tết
Năm 2019, Liên đoàn Lao
động (LĐLĐ) TP.HCM tiếp
tục trao tặng 4.068 tấm vé
và phần quà với tổng trị giá
4,5 tỉ đồng cho công nhân
lao động xa nhà có điều kiện
về quê vui Tết bên gia đình.
Tại lễ kỷ niệm 10 năm
chương trình “Tấm vé nghĩa
tình”mới đây, LĐLĐTP.HCM
đã tặng 2.100 vé xe và quà
cho công nhân Khu chế xuất
(KCX) Linh Trung 1, KCX
Linh Trung 2 và Khu công
nghiệp (KCN) Bình Chiểu.
Ngoài ra, chương trình
cũng trao tặng 1.968 vé xe
và quà Tết cho các công
nhân tại KCX Tân Thuận,
KCX Hiệp Phước, Khu công
nghệ cao TP, KCN Tân Tạo,
KCN Tân Bình, KCN Tây
Bắc Củ Chi.
Trong 10 năm (2010-2019)
thực hiện, chương trình “Tấm
vé nghĩa tình” do LĐLĐ
TP.HCM khởi xướng đã hỗ
trợ 269.000 vé xe cho công
nhân về quê đón Tết, nhận
được hơn 11.000 lượt doanh
nghiệp (DN) ủng hộ với tổng
số tiền trên 179,766 tỉ đồng,
trong đó tỉ lệ DN tham gia
đóng góp tăng 50%-70%.
Nhiều DN đã tự chăm lo cho
chương trình “Tấm vé nghĩa
tình” cho công nhân.
Những tấm vé nghĩa tình
được hỗ trợ 100% chi phí
hai lượt đi về sẽ đưa công
nhân từ TP.HCM trở về quê
nhà, nơi xa nhất là thủ đô
Hà Nội.•