018-2019 - page 16

16
Quốc tế -
ThứHai 21-1-2019
Trung Quốc “chớp thời
cơ” CPTPP trước Mỹ?
THÙYANH-KIMNGUYÊN
C
uối tuần trước, bộ trưởng
11 nước tham gia Hiệp
định Đối tác toàn diện
và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP) đã tham
dự phiên họp đầu tiên của
Hội đồng CPTPP tại Tokyo
(Nhật Bản). Trung tâmTrung
Quốc (TQ) và Toàn cầu hóa
(CCG), một tổ chức tư vấn
chính sách ở Bắc Kinh, cuối
năm ngoái đã công bố một
báo cáo nghiên cứu trong đó
cho rằng TQ nên tham gia
CPTPP, một liênminh thương
mại tự do gồm 11 nước, để
chứng tỏ rằng nước này vẫn
cam kết ủng hộ thương mại
cởi mở trong bối cảnh cuộc
chiến thuế với Washington
vẫn chưa thể giải quyết.
Trung Quốc lợi gì khi
tham gia CPTPP?
Việc TQ tham gia Hiệp
định CPTPP sẽ là một quyết
định táo bạo nhưng có thể
giải quyết nhiều thách thức
trong cuộc chiến thương
mại với Mỹ. Bằng cách áp
dụng các quy tắc thương
mại trong Hiệp định CPTPP,
TQ có thể giảm bớt căng
thẳng với Mỹ và các nước
khác. Bằng cách tham gia
một mạng lưới thương mại
khu vực, TQ có thể tăng
tốc phát triển kinh tế và đa
dạng hóa thị trường. Ngoài
ra, bằng cách đáp ứng các
tiêu chuẩn cao của quốc tế,
TQ có thể thúc đẩy các cải
cách của đất nước này trong
việc xây dựng nền kinh tế
mở, hiện đại.
Hiệp định CPTPP sẽ giúp
TQ mở cửa nền kinh tế, điều
này rất quan trọng đối với sự
tăng trưởng của TQ. Mặc dù
TQ đã có quan hệ thương mại
và đầu tư mạnh mẽ với các
thành viênCPTPPnhưng hiệp
định này còn có thể giúp TQ
loại bỏ thêm một số rào cản
khác. Thương mại sẽ gia tăng
trong mạng lưới châu Á-Thái
Bình Dương, chuỗi cung ứng
sản xuất trở nên hiệu quả hơn
và giảm bớt sự phụ thuộc của
khu vực vào Bắc Mỹ.
Trong nghiên cứu của Viện
Kinh tế quốc tế Peterson, ước
tính rằng Hiệp định CPTPP
hiện tại với 11 thành viên sẽ
bổ sung 147 tỉ USD hằng năm
vào thu nhập toàn cầu. Đây là
một khoản tiền lớn nhưng nó
có thể tăng lên tới 632 tỉ USD
mỗi nămnếuTQ thamgia, lớn
hơnnhững lợi íchmàHiệpđịnh
ĐốitácxuyênTháiBìnhDương
(TPP) trước đó với sự thamgia
củaMỹ.XuấtkhẩuTQsangkhu
vực sẽ tăng trưởng rất nhanhvề
điện tử vàmáymóc. Trong khi
đó, nhập khẩu củaTQsẽ tạo ra
nhữngdòng sảnphẩmmới như
linh kiện tiên tiến, hàng hóa và
nông sản.
Ngoài việc giảm các rào
cản thông thường đối với
thương mại như thuế quan
và hạn ngạch xuất khẩu,
Hiệp định CPTPP cung cấp
một bộ quy tắc phổ quát và
đầy tham vọng cho các mối
quan hệ kinh tế hiện đại. TQ
sẽ phải điều chỉnh các chính
sách của mình cho phù hợp
với các quy tắc toàn cầu, bao
gồm cả những chính sách bị
Mỹ chỉ trích.
Giải quyết cuộc chiến
thương mại Mỹ-Trung
Ở góc độ chính trị, Hiệp
địnhCPTPPsẽ giúpgiảmcăng
thẳng thương mại với Mỹ và
tăng cường ngoại giao kinh tế
của TQ. Trên thực tế, TQ sẽ
hợp tác với các nước châu Á
và Mỹ Latin để xây dựng hệ
thống khu vực cởi mở. Quan
hệ kinh tế và chính trị giữa
TQ, Nhật Bản, Hàn Quốc và
Đông Nam Á sẽ được hưởng
lợi. Hợp tác khu vực sâu rộng
hơn sẽ thúc đẩy ảnh hưởng
chính trị của Đông Á.
Tuy nhiên, một số đối tác
Hiệp định CPTPP lo ngại về
sự cạnh tranh từ TQ. Châu Á
vàHiệp hội các quốc giaĐông
Nam Á (ASEAN) đang thúc
đẩy các thỏa thuận thương
mại riêng nhằm tạo ra những
thử thách cần thiết với TQ.
Tư cách thành viên TQ trong
Hiệp định CPTPP (nếu có)
sẽ không khiến căng thẳng
Mỹ-Trung hoàn toàn được
giải tỏa. Nhưng việc tham
gia CPTPP sẽ giảm thiểu rủi
ro xung đột thương mại, có
thể dẫn đến các thỏa thuận
mang tính xây dựng.
Wang Huiyao, người sáng
lập CCG và hiện là cố vấn
của Quốc vụ viện TQ, nói
rằng: “TQ phải có sự chuẩn
bị trước và gia nhập càng
nhiều khối thương mại khu
vực càng tốt”. Vị này khẳng
định việc gia nhập CPTPP
đòi hỏi TQ phải đáp ứng các
chuẩn mực liên quan đến lao
động, các công ty nhà nước,
thương mại dịch vụ và tài
sản trí tuệ mà hiệp định này
đặt ra. “Đây là phương án tốt
để xây dựng sự đồng thuận
ở nội bộ TQ và giảm xung
đột với Mỹ” - Wang Huiyao
khẳng định.
Tu Xinquan, ĐH Kinh tế
và thương mại quốc tế Bắc
Kinh, cho rằng CPTPP sẽ là
một không gian tốt để TQ áp
đặt tầm ảnh hưởng thương
mại. Tuy nhiên, đến lúc này
quan điểm chính thức của
chính phủTQ về CPTPP là để
ngỏ khả năng gia nhập hiệp
định này, dù nhiều nhà phân
tích cho rằng Bắc Kinh chưa
sẵn sàng nhất trí với các điều
khoản của CPTPP. •
Các bộ trưởng của 11 nước thành viên CPTPP tuần trước
đã thông qua bốn quyết định quan trọng. Đó là quyết định
về cơ chế hoạt động của Hội đồng CPTPP; quyết định về
quy trình, thủ tục và điều kiện xem xét, kết nạp các thành
viên mới; quyết định về quy trình và thủ tục của hội đồng
trọng tài liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp giữa
nhà nước với nhà nước; quyết định về bộ quy tắc ứng xử của
trọng tài viên liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp
giữa nhà đầu tư với nhà nước.
Theo tuyên bố chung của các bộ trưởng, từ năm 2020
chức danh chủ tịch Hội đồng CPTPP sẽ do các nước thành
viên đảm nhận luân phiên trong thời gian một năm. Việt
Nam sẽ giữ vai trò chủ tịch Hội đồng CPTPP vào năm 2026
và phó chủ tịch hội đồng là Úc.
Các bên ký kết Hiệp định
CPTPP cho biết thỏa thuận của
11nước“gửimột tínhiệumạnh
mẽ ủng hộ thương mại tự do”.
CPTPP tạo ra khối thương mại
500 triệu dân với GDP trị giá
10.000 tỉ USD, tương đương
13% toàn cầu. Các quốc gia và
khu vực từ Thái Lan, Colombia
đến Vương quốc Anh đã bày
tỏ sự quan tâm đến việc tham
gia CPTPP.
Tiêu điểm
Việc TQ tham gia
Hiệp định CPTPP
sẽ là một quyết định
táo bạo nhưng có
thể giải quyết nhiều
thách thức trong
cuộc chiến thương
mại với Mỹ.
Nếu Trung Quốc thamgia “hiệp định thế kỷ”, Washington càng khó
khăn hơn trong việc định hình cục diện châu Á-Thái BìnhDương.
Tổng thống Trump đưa chính phủMỹ vào giai đoạn đóng cửa kỷ lục. Ảnh: GETTY
Ông Trump thăm người nhà binh sĩ
hy sinh ở Syria
Tổng thống Donald Trump
(ảnh)
đã đến sân bay
quân sự Dover ở bang Delaware để tiếp nhận thi thể
các nạn nhân trong vụ đánh bom tại miền Đông Bắc
Syria.
“Tôi sẽ tới gặp gia đình của bốn người rất đặc biệt,
đã hy sinh mạng sống để phụng sự đất nước chúng
ta” - Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên mạng xã
hội Twitter, đề cập tới những binh sĩ và nhân viên Lầu
Năm Góc thiệt mạng trong vụ đánh bom tự sát ở TP
Manbij, Đông Bắc Syria.
Vụ đánh bom xảy ra hôm 16-1 bên ngoài một nhà
hàng, nơi lính Mỹ thường xuyên dừng chân trong các
cuộc tuần tra. Lầu Năm Góc cho biết 19 người đã thiệt
mạng, trong đó gồm hai lính Mỹ và hai dân thường Mỹ
làm việc cho quân đội. Ba binh sĩ Mỹ cũng bị thương.
Phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng nhận
trách nhiệm về vụ đánh bom, cho biết một kẻ tấn công
tự sát đã nhắm vào đội tuần tra quân sự nước ngoài. Bộ
Quốc phòng Mỹ chưa công bố kết luận thủ phạm tấn
công nhưng nhận định đây là hành động của IS.
Đây là cuộc tấn công đẫm máu nhất nhằm vào lực
lượng Mỹ kể từ khi họ triển khai tới Syria năm 2015,
xảy ra gần một tháng sau khi ông chủ Nhà Trắng bất
ngờ tuyên bố rút toàn bộ binh sĩ khỏi Syria với lý do IS
đã bị đánh bại hoàn toàn.
BẢO THY
Hàn Quốc lên tiếng trước thềm
thượng đỉnh Trump-Kim
“Chúng tôi hy vọng hội nghị Mỹ-Triều sắp tới sẽ là
bước ngoặt giúp thiết lập hòa bình vĩnh viễn trên bán
đảo Triều Tiên” -
AFP
dẫn lời Kim Eui-keum, phát
ngôn viên của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in,
hôm 20-1 nói.
Ông Kim Eui-keum cho biết thêm phía Hàn Quốc
sẽ nỗ lực hết sức và khẳng định Seoul sẽ mở rộng đối
thoại với Bình Nhưỡng để mang lại thành công cho
hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa ông Trump và ông
Kim Jong-un.
“Hàn Quốc sẽ phối hợp chặt chẽ với Mỹ và các
quốc gia khác để đạt được kết quả thực chất và bền
vững tại hội nghị thượng đỉnh lần hai nhằm phi hạt
nhân hóa hoàn toàn và thiết lập hòa bình trên bán đảo
Triều Tiên” - ông Kim Eui Keum nói.
Tuyên bố được Nhà Xanh đưa ra chỉ vài giờ sau khi
Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump
sẽ gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào gần cuối
tháng 2 nhưng không cho biết thời gian và địa điểm
chính xác. Truyền thông quốc tế đưa tin những nơi
được cân nhắc chọn làm địa điểm tổ chức cuộc gặp lần
hai là Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Hawaii.
Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un lần
đầu họp thượng đỉnh tại Singapore vào tháng 6-2018.
Lãnh đạo Triều Tiên cam kết nỗ lực hướng tới mục tiêu
phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên nhưng các cuộc
đàm phán vẫn chưa có tiến bộ nào đáng kể. Triều Tiên
muốn được dỡ bỏ trừng phạt, trong khi Washington
quyết duy trì sức ép tối đa tới khi Bình Nhưỡng từ bỏ
hoàn toàn chương trình hạt nhân.
L.MAI
Đại diện 11 nước thành viên CPTPP. Ảnh: Internet
ÔngKimJong-un
(trái)
vàngườiđồngcấpMỹDonaldTrump.
Ảnh: REUTERS
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook