018-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 21-1-2019
NGÂNNGA
N
Pháp Luật TP.HCM
đã phản
ánh, dù được xác định là nhân
chứng nhưng ông Hồ Ngọc Long
(Việt kiều Mỹ) vẫn bị TAND huyện Côn
Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu) ra lệnh cấm xuất
cảnh. Nhiều chuyên gia cho rằng việc này
là sai bởi người làm chứng không phải
là người có nghĩa vụ trong vụ án, không
thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh. Thực
tế cũng không có tòa nào áp dụng biện
pháp này đối với người làm chứng.
Vì phải cung cấp
chứng cứ cho tòa
Sau khi bị từ chối trao đổi qua điện
thoại, PV
Pháp Luật TP.HCM
đã trực tiếp
đến gặp Chánh án TAND huyện Côn Đảo
Nguyễn Đăng Khoa (cũng là thẩm phán
thụ lý vụ án) tại trụ sở tòa này.
PV đặt vấn đề: Khoản 13 Điều 114
BLTTDS 2015 quy định biện pháp cấm
xuất cảnh đối với “người có nghĩa vụ”
trong vụ án. Tuy nhiên, hiện nay ông Long
chỉ là nhân chứng trong vụ án, vậy vì sao
tòa tiếp tục duy trì lệnh cấm xuất cảnh?
Chánh ánKhoa nói: “Dù ôngLong không
có nghĩa vụ với nguyên đơn, bị đơn nhưng
là nhân chứng duy nhất trong vụ án nên
có nghĩa vụ phối hợp với tòa để làm sáng
tỏ vụ án. Nếu giờ ông ấy xuất cảnh thì
làm sao tòa triệu tập đến làm việc được!”.
Theo thông tin Chánh ánKhoa thì TAND
huyện tòa đã mời ông Long đến lấy lời khai
ba lần. Lần đầu ngày 15-11-2018, thư ký
tòa án mang giấy đến công ty nhưng không
gặp ông Long vì đang ở đất liền nên có điện
thoại thông báo hẹn ngày đến tòa. Lần thứ
hai thư kýmời nhưng ông Long cũng không
có mặt. Lần thứ ba sau khi tòa và ông Long
làm việc với HĐND huyện thì lúc này tòa
tống đạt luôn giấy triệu tập, ông Long đã
có mặt tại tòa vào ngày 28-12.
Tuy nhiên, ông Long cho biết chỉ nhận
được điện thoại một lần, đó là ngày 25-
12-2018 ông mới được thư ký gọi đến tòa
nhận giấy triệu tập để làm việc vào ba ngày
sau đó. Sau đó ông đã lần đầu tiên đến
tòa làm việc, chứ không có lần nào khác.
Ngoài ra, theo Chánh án Khoa, việc bị
cấm xuất cảnh không phải vì ông Long
là bị đơn trong vụ tranh chấp 300 triệu
đồng mà vì luật sư (LS) của ông Long
nhiều lần làm việc với tòa đều cho biết
chứng cứ hiện đang do
ông Long nắm giữ nên
nói sẽ về làm việc lại
với ông Long.
PV hỏi tiếp: “Vậy LS
của bị đơn có yêu cầu
tòa thu thập chứng cứ từ
ông Long không?”. Tuy
nhiên, ông Khoa không
cung cấp được những
bằng chứng cho thấy LS
có yêu cầu hay không.
“Khi nào tòa án xét thấy những chứng cứ
cần thiết đã trọn vẹn cho tòa án thì chúng
tôi sẽ tiến hành giải tỏa quyết định cấm
xuất cảnh” - ông Khoa cho biết.
Tòa áp dụng sai luật
LS Nguyễn Hoài Nghĩa (Đoàn LS
TP.HCM) phân tích: Ông Long không còn
đại diện theo pháp luật của Công ty San
Hô Xanh Côn Đảo nên theo quy định, ông
Long không còn quyền, nghĩa vụ và tư cách
gì để tiếp tục tham gia tố tụng trong vụ án.
Tòa đã xác định ông Long là nhân chứng,
do đó nghĩa vụ của ông Long được điều
chỉnh theo khoản 8Điều 78 BLTTDS 2015.
Cụ thể, nếu ông Long không đến phiên
tòa, phiên họp mà không có lý do chính
đáng, việc vắng mặt cản trở việc xét xử
và giải quyết thì tòa có thể ra quyết định
dẫn giải đến phiên tòa, phiên họp. Điều
luật này không có quy
định nào cho phép tòa
cấm xuất cảnh người
làm chứng.
Tuy nhiên, trả lời của
chánh án TAND huyện
CônĐảo cho thấy không
có chứng cứ nào chứng
tỏ ông Long không hợp
tác với tòa hoặc cản trở
việc xét xử. Do vậy, việc
TAND huyện áp dụng
các điều 114, 128 BLTTDS để cấm xuất
cảnh đối với ông Long là trái luật.
“Nếu cho rằng thẩm phán thụ lý vụ án
có dấu hiệu của hành vi ra quyết định trái
pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì
ông Long có quyền tố cáo tới CQĐT của
VKSND Tối cao theo Điều 371 BLHS
2015” - LS Nghĩa nói.
“Theo tôi, tòa đang làmkhó nhân chứng”
- TS Nguyễn Văn Tiến, Phó Trưởng khoa
Luật dân sự, Trường ĐH Luật TP.HCM,
nêu quan điểm. Theo TS Tiến, “người có
nghĩa vụ” phải được hiểu là người có trách
nhiệm với ai đó về tài sản hoặc phải thực
hiện một số công việc nhất định về hành
vi nào đó (như phải xin lỗi…). Trong vụ
này không thể xếp người làm chứng là
“người có nghĩa vụ” được.
Nếu tòa cho rằng ông Long là người
làm chứng duy nhất trong vụ án thì trách
nhiệm của tòa là bằng mọi cách sớm thu
thập chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết
vụ án. Chẳng hạn như tòa phải sớm triệu
tập ông Long đến để lấy lời khai bằng
văn bản rồi vào lưu hồ sơ. Không thể lấy
lý do là nhân chứng duy nhất để hạn chế
quyền đi lại của ông Long. Lẽ ra thay vì
tạo điều kiện tối đa cho ông Long (vì ông
sẽ là người hỗ trợ, giúp tòa làm sáng tỏ
vụ án) thì tòa lại gây khó khăn bằng cách
không cho xuất cảnh. •
Chánh án Côn Đảo
nói về vụ Việt kiều
bị cấm xuất cảnh
Nếu tòa cho rằng ông
Long là người làm
chứng duy nhất trong
vụ án thì trách nhiệm
của tòa là bằng mọi cách
sớm thu thập chứng cứ
phục vụ cho việc giải
quyết vụ án.
Nhân chứng lại bị cấm xuất cảnh?
Theo hồ sơ, tháng 1-2018, Công ty TNHH XD-TM Duy Thân (do ông Huỳnh Duy Thân
đại diện theo pháp luật) khởi kiện Công ty Cổ phần Du lịch San Hô Xanh Côn Đảo (do
ông Hồ Ngọc Long đại diện theo pháp luật) yêu cầu trả hơn 10 tỉ đồng trong một hợp
đồng xây dựng giữa hai bên. Sau đó Công ty Duy Thân bổ sung đơn kiện buộc ông Long
phải trả nợ số tiền vay 300 triệu đồng…
Tháng 2-2018, TAND huyện Côn Đảo áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất
cảnh đối với ông Long. Tháng 10-2018, ông Long không còn là người đại diện theo pháp
luật của Công ty San Hô Xanh Côn Đảo nữa. Cũng thời gian này, tòa đã tách vụ đòi 300
triệu đồng thành vụ án khác, ông Thân là nguyên đơn, ông Long là bị đơn. Nhưng ông
Long đã ủy quyền cho một LS tham gia vụ án này và nộp tiền đảm bảo để nếu tòa buộc
300 triệu đồng thì có tiền để thi hành án.
Dù vậy TAND huyện vẫn không đồng ý hủy lệnh cấm xuất cảnh vì cho rằng ngoài việc
ông Long làbị đơn trongvụán300 triệuđồng thì ông còn lànhân chứng trongvụán trước.
Tòa cho rằng đây là nhân chứng duy nhất trong vụ án nhưng tòa lại không
tích cực trong việc lấy lời khai của nhân chứng này.
ÔngHồNgọc Longmongmuốn được quaMỹ thămmẹ đang bị bệnh. Ảnh: NGÂNNGA
Luật và đời
Đừnglấysaiđểsửa
saikhicấmxuấtcảnh
Việtkiều
(Tiếptheotrang1)
Nhưng tám tháng sau khi giấy tờ pháp
lý thể hiện ông Long không còn là đại diện
pháp luật của bị đơn nữa thì phải hủy bỏ
lệnh cấm do tư cách bị đơn đã không còn.
Vị chánh án TAND huyện nói rằng vì ông
Long là nhân chứng duy nhất nên có nghĩa
vụ phối hợp với tòa để làm sáng tỏ vụ án.
Thế rồi luật sư của bị đơn nhiều lần làm việc
với tòa đều cho biết chứng cứ hiện đang do
ông Long nắm giữ nên nói sẽ về làm việc lại
với ông Long...
Có lẽ do cố tình không rút quyết định cấm
xuất cảnh khi ông Long không còn là bị đơn
nữa, thay vì thừa nhận sai thì tòa lại viện
vào các lý lẽ trên. Việc giải thích này chẳng
khác nào “đổ dầu vào lửa” bởi về bản chất
căn cứ khi ban hành quyết định cấm xuất
cảnh và việc giải thích của tòa là mâu thuẫn
với nhau. Giả sử ông Long có là nhân chứng
quan trọng như tòa đã xác định thì tòa án đã
tích cực triệu tập ông để làm việc hay chưa,
điều này chưa được tòa trả lời thuyết phục.
Chưa kể quyền của người làm chứng như
ông Long theo khoản 3 Điều 78 BLTTDS
là được từ chối khai báo nếu lời khai liên
quan đến bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh
doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
hoặc việc khai báo đó có ảnh hưởng xấu,
bất lợi cho đương sự là người có quan hệ
thân thích với mình.
Như vậy thì ngay kể cả ông Long có làm
việc với tòa thì cũng có quyền từ chối khai
báo trong phạm vi luật định. Tức là quyết
định cấm xuất cảnh của tòa tỏ ra không có
tác dụng như các lý do mà tòa đã đưa ra.
Biện pháp cấm xuất cảnh lúc này trở thành
cảm tính và việc giải thích không thuyết phục
khiến người khác có quyền suy nghĩ rằng tòa
đang lấy cái sai này để sửa cái sai khác.
Tòa án là cơ quan nắm cán cân công lý,
khi quyền lợi bị xâm hại thì người dân, tổ
chức có quyền yêu cầu tòa án bảo vệ. Tuy
nhiên, tòa án phải bảo vệ quyền và lợi ích
của tổ chức, cá nhân trên cơ sở quy định với
nguyên tắc bình đẳng chứ không thể áp dụng
pháp luật kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia.
Một nguyên tắc bất di bất dịch là cơ quan
nhà nước, cán bộ nhà nước chỉ được làm
những gì luật cho phép. BLTTDS không hề
quy định người làm chứng bị áp dụng biện
pháp cấm xuất cảnh. Quyền và nghĩa vụ
của nhân chứng cũng được quy định rất rõ
trong BLTTDS. Việc giải thích pháp luật
nếu có cũng do cơ quan có thẩm quyền làm
chứ thẩm phán không thể đưa ra khái niệm
“nhân chứng là người có nghĩa vụ” để bảo
vệ cho hành vi của mình.
Mẹ ông Long ở Mỹ đang bị bệnh phải
nhập viện, ông muốn về thăm và chăm
sóc. Ông Long cũng có cô con 15 tuổi
bị chậm phát triển trí tuệ, cần phải lấy
thuốc theo định kỳ, là người cha lẽ nào
bỏ mặc. Đó là những lý do chính đáng
ông muốn đi Mỹ nhưng ra tới sân bay thì
bị chặn lại bởi quyết định cấm xuất cảnh
trái luật của tòa án.
Về mặt tình cảm, nếu người ban hành
quyết định cấm xuất cảnh đặt mình vào
trong hoàn cảnh của ông Long sẽ thấy
như thế nào? Hy vọng chánh án cũng là
thẩm phán trực tiếp giải quyết vụ án nhận
ra rằng biện pháp ngăn chặn của mình đã
không còn phù hợp thì nên thu hồi.
Luật sư
LÊ VĂN HOAN
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook