025-2019 - page 14

14
13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực
quốc gia gồm những gì?
(PL)- Từ ngày 8-2-2019, Thông tư 37/2018/TT-
BNNPTNT về danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ
lực quốc gia sẽ có hiệu lực.
Thông tư này ban hành 13 sản phẩm nông
nghiệp chủ lực quốc gia được hỗ trợ theo Nghị
định 57/2018 (quy định về cơ chế, chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn). 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc
gia vừa được nêu ra gồm:
- Gạo; cà phê; cao su; điều; hồ tiêu.
- Rau, quả.
- Chè; sắn và sản phẩm từ sắn.
- Thịt lợn; thịt và trứng gia cầm; cá tra; tôm.
- Gỗ và sản phẩm từ gỗ.
TM
ĐÀOTRANG
N
hiều năm nay, mọi sinh
hoạt của cụ Lê Đương
(92 tuổi) và Dương Thị
Mừng (81 tuổi) đều nương
nhờ vào tình thương của
hàng xóm, láng giềng. Sức
khỏe hai cụ đã dần yếu, mắt
cũng không nhìn thấy gì, vì
thế cơm nước, đi chợ, nấu
ăn, giặt giũ… đều cậy nhờ
hàng xóm và cán bộ phường.
Bánvésốcũngđủsống
Tuy sức khỏe còn yếu và
không thể đi lại được, cụ
Đương vẫn hào sảng kể lại
những chuyện đã xưa, từ
thời chiến tranh kiên cường
đến những ngày trông đợi
vào quầy vé số. Chỉ có điều
đôi mắt cụ không còn nhìn
thấy gì nữa và cũng không
đi lại được.
Cụ Đương tâm sự: “Vợ
chồng tôi bán vé số chục năm
nay rồi nhưng do chính quyền
khuyên nhủ nhiều quá nên tôi
cũng nghỉ. Phần vì sức khỏe
yếu quá, tai nghe không rõ,
mắt không nhìn được gì nữa
nên tôi sợ mọi người chào mà
mình không biết thì thành ra
khinh khi. Giờ đây mọi sinh
hoạt trong nhà đều trăm sự
phải nhờhàng xóm, nếu không
có mọi người chắc vợ chồng
tôi cũng khốn khó”.
Nhớ lại quầy vé số do
hai cụ ngồi bán vẫn được
nhiều người tới ủng hộ, cụ
Đương vui vẻ kể lại, hằng
ngày có nhiều người qua
lại mua ủng hộ lắm. Từ đó,
cụ cũng có người bạn gần
xa để tâm sự đủ điều. Được
mọi người yêu mến, ủng hộ
nên mỗi ngày cụ cũng kiếm
được khoảng 100.000 đồng,
coi như cũng đủ sống cho
hai vợ chồng già. Cuộc sống
như vầy cũng ổn đối với vợ
chồng cụ Đương.
CụMừng, vợcụĐương, nhớ
lại: “Mấy năm trước tôi vẫn
nấu ăn được, chỉ có điều chân
taychậmchạp,
mắt mờ nên
không thể nào
đi chợ được.
Hằng ngày tôi
vẫnphảinương
nhờcôNguyệt
sửa xe trước
nhà đi chợ,
đến bây giờ
thì nhờ cổ nấu
ăn giùm luôn
rồi, thậm chí cổ còn giặt luôn
quần áo cho chúng tôi. Nay
tôi chỉ có thể cắm được nồi
cơm, rồi đợi thức ăn từ mọi
người nấu giùm. Người này
bận quá thì lại có người khác
qua thay phiên giúp. Chúng
tôi không bị đói bữa nào mà
còn được ăn ngon nữa. Tết
về, mọi sinh hoạt trong gia
đình chúng tôi cũng đành
trông cậy vào tình thương
của người dưng”.
Coi cụ như người thân
Chẳng riêng gì chuyện sinh
hoạt, sức khỏe của vợ chồng
cụĐươngcũng
trông chờ vào
cán bộ y tế
phường và cô
Nguyệt y tế
khu phố. Sáng
chiều đều đặn
côNguyệt vẫn
đạp xe lóc cóc
sang nhà cụ
Đương để đo
huyết áp, theo
dõi sức khỏe cho cụ.
Đại diện khu phố 1, phường
13, quận 3 cho biết cụ Đương
cũng có lương hưu và được
mạnh thường quân hỗ trợ
nên cũng đủ để trang trải
cuộc sống. Tuy nhiên, nay
cụ đã già mà đi lại thì quá
khó khăn nên phải nhờ mọi
người trong khu phố. Trước
hoàn cảnh của cụ, nhiều người
tự nguyện hỗ trợ, hễ ai bận
thì nhờ người khác. Cứ vầy
tình hàng xóm tự nhiên lại
gắn kết hơn.
Chị Vũ Thị Thu Nguyệt,
người thăm khám sức khỏe
cho hai cụ mỗi ngày, chia
sẻ: “Tôi coi cụ như cha mẹ
mình vậy, chỉ nghĩ đến không
ai chăm sóc thì thương lắm.
Hằng ngày tôi đi ăn sáng thì
cũng tiện đường mua đồ ăn
sáng và đo huyết áp cho hai
cụ. Cứ thế thấm thoát cũng
chục năm nay, ngày nào
không qua thì thấy lo lắng.
Thỉnh thoảng trong ngày, tôi
gọi điện thoại về hỏi thăm
tình hình sức khỏe của cụ”.
Tương tự, chị Huỳnh Thị
Thu Nguyệt, 40 tuổi, người
sửa xe trước nhà cụ Đương,
cho biết ban đầu chị thấy cụ
bà cứ lọ mọ nấu ăn trong khi
mắt nhìn không rõ nên đâm
lo. Chị đã sang xin hai cụ
để mình nấu luôn cho hai cụ
được an toàn. Mãi sau này
mắt không nhìn thấy gì nữa,
cụ mới đồng ý. Giờ đây dọn
dẹp nhà cửa, quần áo, cơm
nước đều một tay chị lo liệu.
“Sắp Tết rồi, tôi cũng ráng
làm, dọn dẹp cho hai nhà luôn,
rồi mua cặp bánh chưng, chút
trái cây thắp nhang bàn thờ
gia tiên thay hai cụ. Tôi coi
hai cụ như người thân của
mình vậy. Có hai cụ để hàng
xóm chúng tôi còn góp sức
chăm sóc, kết nối thêm tình
làng nghĩa xóm thì Tết vậy
là ấm rồi” - chị Nguyệt vui
vẻ nói. •
Ông bà là người cần kiệm
Đại diện UBND phường 13, quận 3 cho biết khó khăn lớn
nhất của cụĐương làmắt không nhìn thấy gì, không có khả
năng đi lại nên nhiều năm nay đã được người dân, Đảng
ủy, UBND phường 13, quận 3 hỗ trợ. Trong đó, hơn 10 năm
qua một số hộ dân trên địa bàn phường đã hỗ trợ gia đình
cụ trong sinh hoạt cá nhân nhằmổn định cuộc sống. UBND
phường rất hoan nghênh tinh thần tương thân tương ái của
người dân trong khu phố 1.
Để hỗ trợ hai cụ ổn định cuộc sống, UBND phường đã
vận động các đoàn thể, cơ quan trên địa bàn phường hỗ
trợ, hằng tháng hai cụ nhận được hơn 5 triệu đồng để trang
trải cuộc sống.
Nhà cụ Đương xuống cấp, UBND phường đã nhiều lần
xin được sửa sang lại nhà cho cụ nhưng cụ không chịu. Bởi
cụ nghĩ sửa sang lại nhà sẽ rất tốn kém, vả lại hai vợ chồng
đã già nên cũng không muốn xáo trộn.
Bạn đọc -
ThứBa29-1-2019
“Có hai cụ để
hàng xóm chúng
tôi còn góp sức
chăm sóc, kết nối
thêm tình làng
nghĩa xóm thì Tết
vậy là ấm rồi”- chị
Nguyệt vui vẻ nói.
Góc ảnh
Trạm xe buýt thành giường ngủ
Ảnh chụp sáng
21-1-2019, tại
một trạm xe buýt
trên đường Phạm
Ngũ Lão, quận
1, TP.HCM. Hai
băng ghế ngồi
dành cho khách
đợi xe buýt đã bị
hai người chiếm
dụng để biến
thành nơi ngủ
(ảnh)
.
Không chỉ một
mà nhiều lần đi
ngang qua đây
tôi đều thấy cảnh người ta nằm ngủ tại trạm xe buýt
này. Bên cạnh đó, bảng quảng cáo tại trạm bị bôi
vẽ nhếch nhác. Nhìn tổng thể cảnh quan nơi đây rất
phản cảm, khi mà con đường này có nhiều du khách
nước ngoài qua lại.
ĐẶNG ĐỨC
Tết ấm áp của 2 cụ già
neo đơn
Hàng chụcnămnay, hai cụgiàneođơnởphường13, quận3 (TP.HCM)
vẫnđượchàngxómthayphiênnhauchămsóc, đặc biệt làmỗi dịpxuânvề.
Cán bộ phường xuống nhà hỏi thămsức khỏe cụĐương
(bên trái)
. Ảnh: ĐÀOTRANG
Phản hồi
Đã thay mới tủ điện “nguy hiểm
chết người”
Công ty Điện lựcThủThiêmvừa thông báo
đã xử lý những tủ điện “nguy hiểm
chết người”.
Ngày 5-1,
Pháp Luật TP.HCM
có đăng thông tin
“Những tủ điện “nguy hiểm chết người””
của bạn đọc
Thái Hoàng gửi đến báo phản ánh trên đường số 2, khu
phố 4, phường An Phú, quận 2 có những tủ điện đặt
thấp, nghiêng và hỏng nắp, gây nguy hiểm cho phụ
huynh và học sinh ở Trường Mầm non An Bình.
Công ty Điện lực Thủ Thiêm vừa gửi công văn
đến báo cho biết đã xử lý các tủ điện trên như sau:
- Đối với tủ điện đặt thấp và hỏng nắp: Công ty đã
thay tủ mới.
- Đối với tủ điện đặt quá thấp, trụ điện lại bị
nghiêng về phía cổng ra vào Trường Mầm non An
Bình: Công ty đã thực hiện chỉnh trụ nghiêng và
nâng cao thùng điện kế cách mặt đất 1,8 m.
Đồng thời, Công ty Điện lực Thủ Thiêm cũng cám
ơn bạn đọc và báo đã phản ánh kịp thời các tồn tại trên.
VÕ HÀ
ĐiệnlựcThủThiêmchobiếtđãthaythế,chỉnhsửahaitủđiện
“nguy hiểmchết người”. Ảnh: NH
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook