025-2019 - page 10

10
Bất động sản -
ThứBa29-1-2019
sát nhau với lối đi chung rộng
khoảng 3-4 m.
Theo T., dự án này là của
một công ty, các căn nhà cũng
đã bán gần hết. T. báo giá căn
nhà có diện tích 3,6 x 8 m là
1,6 tỉ đồng, nếu có nội thất
thì 1,8 tỉ đồng/căn.
“Có 11 người đứng tên trên
giấy hồng. Nếu anh mua thì
công ty sẽ công chứng sang
tên cho anh đứng trên giấy
luôn. Yên tâm mỗi người
được cấp một giấy” - T.
thuyết phục.
Khi chúng tôi hỏi nếu mua
rồi bán lại thì sao, T. cho biết
dạng nhà này hiện có hai
hình thức bán. Một là ra công
chứng sang tên nhưng…phải
gọi 10 người đứng tên chung
cùng ký đồng ý bán. Hai là
bán giấy tay có công chứng
lập vi bằng thì không cần 10
người còn lại ký, có thêm bộ
giấy tờ tay.
Để chúng tôi yên tâm, T.
công thì vẫn
có thể không
công nhận
hoàn công
cho những
loại nhà này.
Ông Hữu
chỉ ra hệ lụy của nhà chung
giấy là tài sản chung nên phải
được tất cả người đứng chung
giấy đồng ý thì một người
mới bán được phần của mình.
Nếu một trong 10 người có
tên trên giấy không ký giấy
thì không thể bán được.
“Cuối cùng, người ta có thể
buộc phải bán giấy tay trên
một tài sản hợp pháp, giao
dịch này là trái luật. Nhà có
chủ quyền rồi phải ra công
chứng sang tên, nếu bán giấy
tay là trái luật. Như thế, người
mua sau là người bị thiệt hại.
Một hệ lụy lớn nữa là khi một
người chung giấy gặp rủi ro
pháp lý, nợ nần. Ví dụ, người
này bị chủ nợ kiện ra tòa, mất
khả năng trả nợ, thi hành án
chặn lại. Lúc đó các chủ nhà
còn lại cũng vạ lây vì muốn
bán nhà cũng khó” - luật sư
Hữu phân tích.
Trong khi đó, theo ông Lê
Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp
hội BĐS TP.HCM (HoREA),
nhà chung giấy mọc lên ở các
quận, huyện ngoại thành có
hai cái chung quan trọng là
chung giấy đỏ và chung giấy
phép xây dựng. Theo Quyết
định 60/2017 của UBND
TP.HCM, với diện tích nhỏ
như vậy thì không đủ điều
kiện tách thửa.
“Mua nhà
chung giấy thì
người mua bị
hạn chế các
quyền chủ sở
hữu. Muốn thế
chấp, giải chấp
gì cũng khó.
Mua để ở đã ph i ền mà
mua để kinh doanh thì cứ
1-2 tháng lại giao dịch sẽ
không dễ gì những người
đứng chung giấy chịu ký
văn bản chấp thuận” - ông
Châu nhắc nhở.
Cạnh đó, ông Châu chỉ
ra là với nhà chung giấy thì
dạng gây phiền hơn cả là có
chung giấy nhưng lại xây trái
phép, mua bán giấy tay. Khi
đó người mua không có gì
trong tay sẽ gánh chịu mọi
thiệt thòi nếu xảy ra sự cố. •
cho biết cứ ủy quyền cho
công tymua bán bởi theo hợp
đồng quy định thì 10 người
đứng chung giấy đều phải có
trách nhiệmký tên khi cómột
người muốn bán nhà.
Cách đó không xa là một
khu nhà chung giấy khác đang
rao bán. Khu này thì 5-6 người
chung giấy, mỗi căn nhà diện
tích khoảng 16-20 m
2
và có
giá 1,2-1,4 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Minh, giám
đốc một công ty BĐS, cho
hay những căn nhà chung
giấy thường được xây hoàn
thiện, người mua có thể dọn
vào ở ngay. “Nhiều người
nghĩ mua nhà giấy riêng thì
không đủ tiền, dù giấy chung
nhưng cầm giấy họ vẫn an
tâm hơn. Tuy nhiên, tính ra
Người ta có thể buộc
phải bán giấy tay
trên một tài sản hợp
pháp, giao dịch này
là trái luật.
nhà dạng này không rẻ vì một
mét vuông có giá 50-70 triệu
đồng” - ông Minh nhận định.
Nhiều hệ lụy về sau
Theo luật sư Huỳnh Đức
Hữu, Đoàn Luật sư TP.HCM,
dạng nhà chung giấy là lách
quy định của pháp luật nhưng
không thể từ chối cấp phép.
Luật cho phép đồng sở hữu,
không giới hạn bao nhiêu
người được cùng đứng tên
trên giấy đỏ. Đồng thời, Luật
Xây dựng và các văn bản liên
quan cũng không giới hạnmột
căn nhà được phép xây bao
nhiêu phòng, diện tích bao
nhiêu nên không có cơ sở để
không cấp phép xây dựng.
Tuy nhiên, nếu quản lý chặt
thanh tra xây dựng hậu hoàn
MINHLONG
T
hời gian qua, tại khu vực
vùng ven TP.HCM, nơi
quỹ đất còn nhiều như
quận 12, quận 9, huyện Hóc
Môn, Nhà Bè… nở rộ tình
trạng xây dựng, mua bán
nhà chung giấy. Đáng nói là
không phải 2-3 người mà có
khu lên đến 10 người cùng
đứng tên chung một giấy đỏ.
Giá không rẻ vẫn có
người mua
Trong vai người đi tìmmua
nhà, chúng tôi được nhân viên
môi giới bất động sản (BĐS)
tên T. dẫn tới một dự án giấy
chung có quymô khá lớn. Khu
nhà này ở gần đườngTôNgọc
Vân, phường Thạnh Xuân,
quận 12, TP.HCM.
Theo quan sát, các căn nhà
ở đây được thiết kế diện tích
nhỏ khoảng 20-30m
2
/căn, kết
cấu một trệt, hai lầu nằm san
Nhiều hệ lụy khi mua bán nhà
nhiều người chung giấy, không chỉ
về pháp lýmà cả những tiêu chuẩn
an toàn khác.
Nỗi lo cháy nổ
Theo luật sư Huỳnh Đức Hữu, một rủi ro lớn cho các dãy
nhà chung giấy là vấn đề PCCC sẽ không an toàn bởi mật
độ người ở quá đông trên một diện tích nhỏ. Đáng nói là
nếu một khách sạn cần phải có hệ thống báo cháy, thiết bị
PCCC thì những nhà chung giấy này, số lượng cư dân cao,
nguy cơ cháy nổ cao nhưng lại không có gì để giữ an toàn
cháy nổ vì là nhà tư nhân.
Dở khóc dở cười chuyện
mua bán nhà chung giấy
Ngày 28-1, Sở Xây dựng TP Đà
Nẵng cho hay lãnh đạo TP đã phê duyệt
thiết kế đô thị một số dự án dọc tuyến
ven biển Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp -
Trường Sa (qua hai quận Sơn Trà và Ngũ
Hành Sơn).
Cụ thể, TP chủ trương chỉ cho phép xây
dựng tối đa chín tầng trên lô đất ở liền kề
đối với các khu vực trên tuyến ven biển
Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường
Sa chưa có thiết kế đô thị. Quy định này áp
dụng cho cả các trường hợp ghép lô, ghép
thửa. Riêng với các khu vực đã có thiết kế
đô thị phải làm đúng theo thiết kế đô thị đã
được phê duyệt.
Ngoài ra, vệt biệt thự dọc tường rào
sân bay Nước Mặn sẽ thực hiện theo quy
hoạch của Đà Nẵng qua các năm 2005,
2007 và điều chỉnh lần cuối vào tháng
11-2009.
Trước đó, Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà
Nẵng Vũ Quang Hùng cho hay TP cũng đã
phê duyệt quy hoạch khu vực bãi cát công
cộng dọc các dự án ven biển trên địa bàn
quận Ngũ Hành Sơn vào tháng 1-2019.
Lãnh đạo Đà Nẵng giao ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát
triển đô thị hoàn thành cắm mốc ranh
giới bãi cát công cộng trong tuần sau Tết
âm lịch 2019. Sở TN&MT, UBND quận
Ngũ Hành Sơn có trách nhiệm lập thủ tục
thu hồi đất, điều chỉnh giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
Về tuyến đường đi xe đạp và đi bộ
phía Đông các khu du lịch ven biển, TP
Đà Nẵng thống nhất thí điểm đoạn từ
lối xuống biển Hồ Xuân Hương đến lối
xuống biển giữa dự án Furama - Ariyana,
quy mô dài 458 m, rộng 3 m. Tổng kinh
phí cho dự án là 8 tỉ đồng, dự kiến triển
khai thi công vào tháng 5-2019.
TẤN VIỆT
Chủ trươngmới củaĐàNẵngđối với
nhà cao tầngvenbiển
Dãy nhà có tới 10-11 người chungmột giấy đỏ. Ảnh: Q.HUY
TP.HCMra côngvănkhẩnxử lý
chung cưnghiêng
Ngày 28-1, thông tin từ UBND
TP.HCM cho biết việc di dời cư dân
tại chung cư 518 Võ Văn Kiệt, quận 1
đã hoàn tất. Chung cư bị nghiêng 45
cm này đã được niêm phong, che kín
lại bằng tôn để đảm bảo an toàn cho
người dân.
Cùng ngày, UBND TP.HCM cũng
ra công văn khẩn gửi Sở Xây dựng,
UBND quận 1 về hướng xử lý đối với
tòa chung cư này.
Cụ thể, TP đề nghị Sở Xây dựng
chủ trì phối hợp, chủ động có phương
án giải quyết, đề xuất UBND TP biện
pháp xử lý lâu dài đối với công trình
nghiêng lún tại lô E chung cư 518 Võ
Văn Kiệt. Việc xử lý phải đảm bảo an
toàn tính mạng, tài sản cho người dân
tại khu vực và các công trình kế cận
chung cư nêu trên.
Cùng với đó, Sở Xây dựng tổ chức
giám định nguyên nhân sự cố để xử
lý theo đúng quy định của pháp luật
đối với chủ đầu tư, nhà thầu và các cơ
quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.
Đồng thời hỗ trợ UBND quận 1 có
phương án di dời, đảm bảo an toàn tính
mạng, tài sản, ổn định cuộc sống cho
các hộ dân phải di dời, đặc biệt khi
Tết nguyên đán sắp đến. Trường hợp
có vướng mắc vượt thẩm quyền thì
báo cáo đề xuất trình TP xem xét, giải
quyết theo quy định.
Chung cư 518 Võ Văn Kiệt được
hoàn thành năm 1999, tuổi đời chỉ
mới 20 năm nhưng đã sụt lún nghiêng
tới mức nguy hiểm là điều gây bức
xúc cho người dân. Hiện UBND quận
1 đang xin ý kiến UBND TP để mời
nhà đầu tư vào xây mới chung cư,
giúp người dân sớm trở về ổn định
cuộc sống.
PX
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook