8
Đô thị -
ThứBa29-1-2019
thường. Do chưa phải là thời
gian cao điểm nên người dân
khá thoải mái mua vé. Tại đây,
chưa xảy ra tình trạng cháy vé.
Nằm ngồi la liệt
chờ tàu
Chiều 28-1, tại Ga Sài Gòn
rơi vào tình trạng quá tải hành
khách do nhiều chuyến tàu
bị dời giờ khởi hành. Trung
bình mỗi chuyến phải dời lại
năm, bảy giờ đồng hồ, trong
khi lượng hành khách đổ về
ngày một đông, họ trải chiếu
ngồi, nằm chật kín sảnh đợi
trong sân ga.
Ghi nhận của PV, hành
khách tỏ ra mệt mỏi. Chị
Lê Thị Lan, quê Nam Định,
cho hay: “Chuyến tàu của tôi
đáng lẽ đi lúc 13 giờ nhưng
nay bị dời đến 19 giờ. Cả
nhà đến từ lúc 11 giờ, phải
mua chiếu trải ra bãi cỏ nằm
nghỉ tạm”.
Anh Nguyễn Văn Vinh,
quê Quảng Ngãi, đi chuyến
tàu SE26 đáng lẽ khởi hành
lúc 11 giờ 15 nhưng nay bị
dời đến 17 giờ do sự cố tàu
trật đường ray ở Bình Thuận
ngày 27-1. “Gia đình tôi có
con nhỏ nên rất cực. Đến từ
lúc 11 giờ mà phải chờ thêm
bảy, tám tiếng nữa, nhân viên
Nhà xe bắt khách trên quốc lộ 13 đoạn dưới cầu Bình Triệu 1, quận Bình
Hết vé xe về quê, khá
nhồi nhét
KIÊNCƯỜNG-HẢI LONG
Những ngày cận Tết, người
dân từ TP.HCM bắt đầu ồ ạt
về quê đón Tết. Lượng người
quá đông khiến các bến cháy
vé xe giường nằm, nhiều người
đã tự chọn giải pháp kém an
toàn là ra ngoài đường để bắt
xe đi ngay, chấp nhận bị nhồi
nhét, “chặt chém”... Trong
khi đó, tại Ga Sài Gòn đông
nghẹt người nằm chờ la liệt
vì chậm tàu.
Bến cóc nhan nhản
Cầm trên tay ba tấm vé, anh
Thái cùng vợ và con thở phào
nhẹ nhõm. “Tôi đăng ký mua
ba vé trước Tết về Phú Yên,
lúc đó nhân viên bán vé chỉ
đưa vé tạm, nói là sẽ xuất vé
sau. Tiền thì trả hết rồi, nay ra
thì nhân viên bán vé đã xuất
vé” - anh Thái chia sẻ.
Theo anh Thái, anh mua
với giá 450.000 đồng một vé
nhưng nay nhà xe xuất vé và
giá niêmyết trên vé là 430.000
đồng. “Tiền chênh lệch không
quan trọng, giờ có vé đi là may
rồi” - anh Thái nói.
Nhưngkhôngphảihànhkhách
nào cũng may mắn như anh
Thái. Nhiều người do không
đăng ký mua vé trước nên giờ
không còn cơ hội có một tấm
vé chính thức vì nhiều quầy
dán thông báo hết vé. Họ đành
chọn giải pháp không an toàn
là ra đường bắt xe đi ngay.
Dọcquốc lộ13đoạndưới cầu
Bình Triệu 1, PV ghi nhận các
lơ xe đứng ngay cửa xe chồm
ra ngoài vẫy khách, giành giật
khách đang tayxách náchmang
hành lý tạo nên một khung
cảnh hỗn loạn. Chỉ một đoạn
ngắn khoảng 500 m nhưng có
đến bốn, năm bến cóc (nơi tập
trung những khách bắt xe dọc
đường) mọc lên.
“Những ngày cuối năm
khu vực này khách bắt xe dọc
đường nhiều lắm. Bắt xe dọc
đường vừa không có vé vừa
dễ bị nhồi nhét, bỏ khách giữa
đường” - chị Hồng, người bán
nước trái cây ép trên đoạn quốc
lộ 13 này cho biết.
Cũng theo chị Hồng, tình
trạng nhồi nhét khách thường
xảy ra vào dịp Tết vì khách
đông. Không chỉ đối với các
xe đò không có thương hiệu
mà cả những xe giường nằm
cũng nhét khách ở “luồng” (lối
đi giữa các hàng ghế).
Một hành khách nam vừa
tới cổng bến xe, dáo dác tìm
quầy bán vé để mua vé về Hà
Nội thì được một phụ nữ tiến
lại “tư vấn”: “Em về Hà Nội
hả, đợi chị chút, chị gọi bạn
chị bán vé ra đây tư vấn em
luôn”. Người phụ nữ lấy điện
thoại ra gọi. Chỉ năm phút sau,
một thanh niên chạy đến và
ra giá cho chuyến xe về Hà
Nội là 1,4 triệu đồng giường
nằm. “Có nhét khách không
chị, em sợ ngồi nhồi nhét lắm”
- người thanh niên hỏi. Chị
phụ nữ nói: “Tất nhiên họ sẽ
nhét khách ở luồng giữa chứ
em. Tết mà nhưng ra bến họ
mới nhét chứ trong bến thì
không dám nhưng em đi vé
nằm một mình một giường
không sao đâu”.
Cùng ngày, ghi nhận tại Bến
xeMiềnTây, lượng hành khách
đến đây đông hơn ngày bình
Các bến xe liên tục
phát loa cảnh báo
hành khách không
mua vé của “phe vé’’,
không mua vé chợ
đen mà vào bến mua
để tránh bị lừa.
Người dân bắt đầu đổ về các bến
xe để về quê ăn Tết, các xe dù,
bến cóc cũng bắt đầu vào mùa
hoạt động sôi nổi…
Máy bay chậm chuyến,
khách hàng phàn nàn
Theo ghi nhận của PV, từ sáng đến 15 giờ ngày 28-1, lượng
hành khách đổ về Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất để
về quê đón Tết tăng cao. Tại ga quốc nội, khu vực làm thủ tục
lên máy bay của các hãng, hành khách xếp hàng chờ làm thủ
tục tại các quầy gần như không còn chỗ trống.Tương tự, tại khu
vực ga quốc tế, lượng khách Việt kiều, du học sinh, lao động
về quê đón Tết đông nên khu vực sảnh luôn có“biển người”đi
đón người thân nên khung cảnh vô cùng náo nhiệt.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM,
đại diện các hãng hàng không
thừa nhận có tình trạng chậm chuyến khiến khách hàng phàn
nàn. Việc chậm chuyến có nhiều nguyên nhân, trong đó có
nguyên nhân do ảnh hưởng sương mù ở các tỉnh phía Bắc và
BắcTrungbộnên tác độngdây chuyền các chuyếnbay tiếp theo.
Đáng chú ý, lực lượng an ninh hàng không liên tục đi tuần,
có mặt tại các điểm nóng hướng dẫn phương tiện đưa khách
vào ra sân bay nên hạn chế được tình trạng ùn tắc. Cùng đó
tình trạng chèo kéo khách cũng giảm đáng kể.
Chuyểnhồsơvụbãiđá7
màusangcơquanđiềutra
Chiều 28-1, ông Huỳnh Văn Điển, Chủ tịch UBND
huyện Tuy Phong (Bình Thuận), đã ký văn bản gửi
Phòng Tư pháp, Phòng Nội vụ huyện, UBND xã Bình
Thạnh và Ban quản lý du lịch Bình Thạnh liên quan
đến việc bãi đá bảy màu bị xâm hại.
Văn bản này giao Phòng Tư pháp nghiên cứu hồ sơ
xử lý vi phạm hành chính do UBND xã Bình Thạnh đã
lập đối với trường hợp vi phạm của ông Cao Văn Cư,
hướng dẫn UBND xã Bình Thạnh củng cố hồ sơ, đảm
bảo tính pháp lý chuyển sang cơ quan điều tra Công an
huyện Tuy Phong xử lý đúng quy định pháp luật. Thời
gian chậm nhất trước ngày 30-1.
Văn bản này cũng yêu cầu chủ tịch UBND và tập thể
UBND xã Bình Thạnh kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm
của tập thể, cá nhân người đứng đầu trong chỉ đạo quản
lý đất đai trên địa bàn liên quan đến việc lấn chiếm,
san lấp đất tại khu vực bãi đá bảy màu. Thời gian hoàn
thành chậm nhất đến ngày 15-2.
Bên cạnh đó, yêu cầu giám đốc và tập thể lãnh đạo
Ban quản lý du lịch Bình Thạnh báo cáo làm rõ trách
nhiệm trong việc quản lý cảnh quan, môi trường tại khu
du lịch, chậm nhất trước ngày 15-2. Giao Phòng Nội vụ
theo dõi, làm rõ các sai phạm của tập thể, cá nhân có liên
quan. Phối hợp với thanh tra huyện tham mưu UBND
huyện xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Như
Pháp Luật TP.HCM
liên tục có nhiều tin, bài
phản ánh về bãi đá bảy màu và bãi rêu tại xã Bình
Thạnh đang bị xâm hại khi một người dân lấn chiếm
đất, tự ý đưa xe cơ giới vào san ủi. Sau đó, UBND
huyện Tuy Phong đã có báo cáo nhanh gửi UBND tỉnh
Bình Thuận. Tuy nhiên, báo cáo này lại không đề cập
đến hành vi lấn chiếm đất công của ông Cư mà cho
rằng ông Cư san ủi trên đất nông nghiệp của mình.
Qua tìm hiểu, chúng tôi phát hiện ông Cư đã lấn
chiếm công thổ lên đến hơn 4.000 m
2
đất và với hành
vi này, ngày 10-1, UBND xã Bình Thạnh ra quyết định
xử phạt ông Cư 4 triệu đồng và buộc khôi phục lại tình
trạng đất ban đầu. Tuy nhiên, ông Cư đã không chấp
hành khôi phục mà còn tiếp tục vi phạm dẫn đến ảnh
hưởng nghiêm trọng bãi rêu và bãi đá bảy màu.
Tại hiện trường, hàng ngàn khối đất cát cao quá đầu
người, không kè chắn và với độ dốc lớn có thể tiếp tục
đổ ập, vùi lấp thêm bãi đá bảy màu bất cứ lúc nào.
Từ chiều 27-1 đến nay, ba xe cơ giới do chính quyền
huyện Tuy Phong điều động vẫn đang múc từng gàu
đất cát lấp trên bãi đá bảy màu. Tuy nhiên, theo đánh
giá của một chuyên gia về xây dựng, việc trả lại vẻ đẹp
nguyên sơ ban đầu của bãi đá bảy màu đã bị lấp này là
rất khó thực hiện.
PHƯƠNG NAM
1 trạm BOT ở Đồng Nai dừng thu phí
(PL)- Ngày 28-1, thông tin từ Sở GTVT tỉnh Đồng
Nai cho biết từ 0 giờ ngày 1-2-2019 sẽ dừng thu phí
qua trạm BOT tỉnh lộ 16 (ĐT760, đường Bùi Hữu
Nghĩa, TP Biên Hòa) đối với các phương tiện tham gia
lưu thông qua trạm thu phí này.
Được biết viêc châm dưt thu phi tại trạm BOT này là do
nha đâu tư đa thu va thưc hiên xong phương an tai chinh.
Tỉnh lộ 16 là một trong những trục đường huyết mạch kết
nối TP Biên Hòa (Đồng Nai) và thị xã Dĩ An (Bình Dương)
đi quốc lộ 1. Sau khi đưa vào khai thác, tuyến đường đã góp
phần giảm ùn tắc giao thông qua nội ô TP Biên Hòa, “chia
lửa” với quốc lộ 1, giảm tải cho cầu Đồng Nai.
Từ năm 2005, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển
Cường Thuận IDICO mua lại dự án BOT ĐT760 của
Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Công
ty 586) và thực hiện thu phí BOT cho đến nay.
Việc dừng thu phí BOT trên ĐT760 đã được chấp
thuận của UBND tỉnh và Sở GTVT.
VŨ HỘI
Tuyến tránh BOT Cai Lậy được “mở cửa” sau khi sửa chữa
Chiều 28-1, ông Nguyễn Phú Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH
Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang, cho biết: “Sau một ngày tiến
hành công việc, đến chiều 26-1, công tác duy tu, bảo dưỡng
tuyến tránh đã hoàn tất, ngay sau đó phía đơn vị chúng tôi đã
thực hiện việc mở cửa để các phương tiện lưu thông trở lại
bình thường”.
Ông Hiệp thông tin theo chỉ đạo của Tổng cục Đường bộ
Việt Nam, chiều 25-1, nhà đầu tư đã “đóng cửa” tuyến tránh
Cai Lậy một chiều hướng từ Mỹ Thuận (Vĩnh Long) về TP
Mỹ Tho (Tiền Giang) để thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng
tuyến đường. Trước đó, do nhiều phương tiện lưu thông vào
tuyến tránh, mặt đường một số điểm bị bong tróc, lề đường
bị lún. Để chuẩn bị cho đợt thu phí trở lại sau Tết, nhà đầu tư
đã thực hiện công tác đóng làn đường đảm bảo an toàn cho
công tác thi công. Ông Hiệp cũng cho biết thêm chủ đầu tư
cũng đã nhiều lần thực hiện duy tu, sửa chữa tuyến quốc lộ 1
thuộc đoạn tăng cường mặt đường từ Km 1987+560 đến Km
2014+000 Tiền Giang.
Hiện trường vụ san ủi, xâmhại bãi đá bảymàu. Ảnh: P.NAM