025-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa29-1-2019
TRẦNVŨ
S
áng 28-1, sau ba ngày xét xử
phúc thẩm, TAND tỉnh Cà
Mau đã tuyên chia đôi tờ vé
số độc đắc cho nguyên đơn là ông
Lê Văn Dữ và bị đơn là vợ chồng
bà Hứa Thị Phỉ, mỗi bên một nửa
số tiền thưởng độc đắc.
Ngủ tiếp ngay sau khi
biết mình trúng số?
HĐXX phúc thẩmnhận định: Các
chứng cứ và lời khai cả hai bên đều
thống nhất với nhau tờ vé số trúng
độc đắc và đang tranh chấp là do
ông Dữ mua của ông Phan Văn
Tến. Ông Dữ mua chịu (thiếu) vào
ngày 12-8-2017 và trả tiền 10.000
đồng cho ông Tến vào ngày hôm
sau, 13-8-2017.
Tuy nhiên, phía nguyên đơn là
ông Dữ cho rằng mình mua xong,
bỏ túi quần, hôm sau lấy nó từ túi
quần ra nhờ ông bán vé số dò giùm
do mình say rượu quá, không hề cho
chồng bà Phỉ. Sau khi biết trúng, lợi
dụng lúc ông Dữ say quá, bà Phỉ đã
lấy tờ vé số này từ ông bán vé số
là ông Tến.
Trong khi đó, bà Phỉ khẳng định
sau khi mua, ông Dữ đã cho tặng
chồng bà. Tờ vé số khi lấy ra dò
là đích thân bà lấy ra từ cái cóng
của mình rồi đưa chồng bà, sau đó
chồng bà đưa ông Tến dò giúp và
trúng giải đặc biệt.
Ông bán vé số Phan Văn Tến
khai tại tòa rằng tờ vé số là của
ông Dữ mua. Lúc nhờ dò giúp,
ông Dữ lấy ra từ túi quần ông Dữ.
Sau khi nghe trúng thì bà Phỉ đến
giật trên tay ông Tến, do sợ rách
nên ông buông ra cho bà Phỉ lấy.
Lúc này, ông Dữ nghe mình trúng
số nói “vậy được rồi”, xong ngủ
tiếp. Ông Dữ cũng khai trước tòa
và trước Công an TP Cà Mau tình
tiết biết mình trúng số nhưng say
quá nên ngủ tiếp, từ đó mới bị bà
Phỉ lấy tờ vé số đi lãnh về báo lại
chỉ trúng an ủi.
Tòa nhận định đã cho
nhưng xử chia đôi
Tuy nhiên, HĐXX bác lời khai
của ông Dữ và ông Tến. HĐXX
nhận định: Ông Tến khai nắm
chặt tờ vé số trong tay khi dò
biết được nó trúng độc đắc, như
vậy thì nói bà Phỉ giật lấy được
tờ vé số trên tay mình là điều vô
lý. Ông Dữ khai sau khi hay tin
trúng số vẫn ngủ tiếp cũng không
thể chấp nhận được.
Tòa cũng đưa ra hai lời khai
của ông Tến khi khai trước Công
an TP Cà Mau ngày 15-8-2017.
Khi đó, ông Tến có một lời khai
là tờ vé số lấy ra từ cái cóng nhà
ông Hậu, bà Phỉ trước khi ông
dò phát hiện trúng. Và một lời
khai khác cũng trong ngày này
rằng khi nghe nói trúng số độc
đắc thì ông có nghe ông Dữ bảo
chia ba. Từ hai lời khai này, tòa
nhận định nó phù hợp với lời khai
Tòa xử chia đôi giải độc đắc
Tòa nhận định ông ve chai là người mua tờ vé số trúng độc đắc nhưng đã tặng cho bà công nhân nên quyết định
chia đôi tiền thưởng cho cả hai.
ÔngDữ
(giữa)
vàhai nhânchứngvụkiện tranhchấpvé sốđộcđắc. Ảnh: TRẦNVŨ
của bà Phỉ, rằng nghe chồng kể
ông Dữ mua tờ vé số và tặng cho
chồng vào ngày 12-8-2017 và bà
đã lấy nó ra từ cái cóng để trên
bàn máy may nhà mình đưa cho
chồng. Sau đó, chồng bà đưa cho
ông Tến dò giúp.
Tòa cũng dẫn ra nhiều lời khai
khác mà các đương sự và nhân
chứng đã khai với Công an TP
Cà Mau cũng như tại tòa sơ thẩm
và tòa phúc thẩm. Do ông Tến có
nhiều lời khai mâu thuẫn nhau, ông
Dữ thì có nhiều lời khai chưa hợp
lý và không trả lời được nhiều câu
hỏi của HĐXX.
Tòa khẳng định vé số là do ông
Dữ mua nhưng đã tặng cho chồng
bà Phỉ. Do ông Dữ có công mua và
trả tiền nên tòa quyết định tuyên xử
chia đôi giải thưởng tờ vé số cho hai
bên nguyên đơn và bị đơn.
Bên đồng tình,
bên bức xúc
Sau khi nghe tòa tuyên án, phía bà
Phỉ trả lời các phóng viên là đồng
thuận với kết quả tuyên án của tòa.
Trong khi đó, phía ông Dữ bức
xúc bảo sẽ gửi đơn đề nghị giám
đốc thẩm hủy án phúc thẩm, giữ
nguyên bản án sơ thẩm, tuyên tờ
vé số là của mình toàn bộ.
Sau phiên tòa, phía ông Dữ và gia
đình trả lời phỏng vấn và cho phóng
viên chụp ảnh đăng báo thoải mái.
Trong khi đó, phía bà Phỉ dù
tỏ ra thỏa mãn nhưng khi trả lời
phóng viên lại không cho chụp
ảnh đăng báo. Và phải gần 30 phút
sau tuyên án, khi phía nguyên
đơn đã về hết từ lâu, bà Phỉ và
thân nhân gần chục người mới
rời khỏi tòa.•
Bà Phỉ từng bị tạm
giữ hai ngày đêm?
Tại tòa phúc thẩm, bà Phỉ cho
rằng từng bị Công an TP Cà Mau
tạm giữ oan ức hai ngày đêm và
bị ép cung, nhục hình nên mới
cónhững lời khai bất lợi, dẫnđến
tòa sơ thẩm tuyên bà thua kiện
hoàn toàn.
Luật sư phía nguyên đơn cho
rằng bà nói vậy nhưng không có
cơ sở nên đề nghị tòa cho triệu
tậpnhữngđiều tra viênmàbàPhỉ
cho rằng đã ép cung. Tuy nhiên,
tòakhôngchấpnhậnđềnghị này.
Tại cuộc họp báo ngày 28-1, ông Đồng Ngọc Ba, Cục
trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL,
Bộ Tư pháp), cho biết đơn vị này đã khuyến nghị UBND TP
Hà Nội, Thanh tra Chính phủ xem xét, rà soát việc ban hành,
thực hiện nội quy tiếp công dân, trong đó có nội dung kiểm
soát việc người dân ghi âm, ghi hình.
Trao đổi với 
Pháp Luật TP.HCM,
ông Đồng Ngọc Ba
cho biết Cục đã nghiên cứu vấn đề báo chí phản ánh và
thấy đến nay 62/63 tỉnh, thành và nhiều bộ đã ban hành
nội quy tiếp công dân. Trong số này, 28 địa phương
và một số bộ có nội dung người dân không tự ý quay
phim, chụp ảnh… khi chưa được sự đồng ý của cán bộ
tiếp dân.
Về thẩm quyền, việc người đứng đầu cơ quan hành chính
ban hành nội quy là đúng theo quy định của Luật Tiếp công
dân. Nội quy được ban hành dưới thể thức văn bản hành chính,
Bộ Tư pháp không có thẩm quyền kiểm tra, kết luận theo
quy định của Luật Ban hành VBQPPL. Với loại văn bản này,
trường hợp dư luận phản ứng, có ý kiến khác nhau thì trách
nhiệm rà soát, kiểm tra trước hết của chính cơ quan đã ban
hành, cũng như cơ quan quản lý nhà nước về công tác tiếp dân
là Thanh tra Chính phủ.
Vì vậy, theo cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL, cùng với
việc tự rà soát, Thanh tra Chính phủ nên báo cáo Thủ tướng
để có giải pháp phù hợp, vừa đảm bảo quyền, lợi ích hợp
pháp của người dân, vừa đảm bảo tính tôn nghiêm, văn minh
tại trụ sở tiếp công dân.
Bình luận về chủ đề gây tranh cãi này, TS Tô Văn
Hòa, Trưởng khoa Pháp luật hành chính-nhà nước, ĐH
Luật Hà Nội, cho rằng cơ quan, tổ chức có quyền ban
hành nội quy áp dụng trong phạm vi đơn vị mình. Nội
quy phải gắn với mục đích hoạt động của cơ quan, tổ
chức đó.
Cụ thể, nội quy trụ sở tiếp dân là gắn với công tác đón tiếp
để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc
thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng
quy định của pháp luật.
Nội quy không thể bao hàm quy định cấm hay hạn chế
quyền cụ thể của người dân khi việc cấm, hạn chế đó chưa
được luật định. Với trường hợp này, luật không có quy
định nào có tính chất hạn chế quyền ghi âm, chụp ảnh, ghi
hình của người dân khi thực hiện các quyền khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh.
“Đây đó có thể xảy ra việc người dân ghi hình, chụp ảnh
để kích động, gây mất trật tự. Vậy thì chỉ cần quy định cấm
chung các hành vi có tính chất gây rối, chứ không nên và
cũng không thể liệt kê các cách thức, hành vi cá biệt. Bởi
như vậy có thể gây cảm giác cơ quan hành chính sợ công
khai, minh bạch, hạn chế quyền giám sát của người dân” -
TS Hòa nói.
NGHĨA NHÂN
BộTưphápkhông có quyềnkết luậnvụ
“ghi hìnhkhi tiếpdân”
Tòa khẳng định vé số là
do ông Dữ mua nhưng
đã tặng cho ông Hậu -
chồng bà Phỉ; do ông Dữ
có công mua và trả tiền
nên tòa xử chia đôi giải
thưởng cho hai bên.
Giảm thời hạn chấp hành án
phạt tù cho phạm nhân dịp Tết
(PL)- VKSND tỉnh Phú Yên vừa tham gia
hội đồng xét giảm thời hạn chấp hành hình
phạt tù cho các phạm nhân đang chấp hành
án tại trại giam Xuân Phước (Bộ Công an)
và Cơ quan Thi hành án hình sự Công an
tỉnh Phú Yên.
Theo đó, hội đồng đã xét, quyết định giảm
thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với 484
phạm nhân, trong đó giảm hết thời hạn chấp
hành hình phạt tù 122 phạm nhân; giảm từ tù
chung thân xuống 30 năm tù cho bốn phạm
nhân. Các phạm nhân còn lại được giảm từ
một tháng đến 46 tháng.
Các phạm nhân được xét giảm thời hạn chấp
hành hình phạt tù nói trên đều chấp hành tốt
bản án, quyết định của tòa án, nội quy, quy
chế của trại. Họ có tinh thần tự giác tích cực
lao động, cải tạo; có nhiều quý được xếp loại
chấp hành án phạt tù đạt loại khá, tốt. Họ đã
tích cực thực hiện các nghĩa vụ dân sự như bồi
thường, bồi hoàn, hoàn trả thiệt hại và thực
hiện đầy đủ các khoản thu nộp ngân sách nhà
nước như án phí, tiền phạt, sung công quỹ nhà
nước. Có nhiều phạm nhân trong quá trình cải
tạo được ban giám thị trại khen thưởng vì có
thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua
chấp hành án phạt tù.
HỒ LƯU
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook