9
nhà ga cho biết tàu của chúng
tôi sẽ bắt đầu lúc 5 giờ chiều,
tuy nhiên đó chỉ là dự kiến
chứ chưa phải là giờ chính
xác” - anh Huy chán nản nói.
Trao đổi với PV, ông Đỗ
Quang Văn, Giám đốc Chi
nhánh Vận tải đường sắt Sài
Gòn, cho biết nguyên nhân
chính dẫn đến việc nhiều
chuyến tàu bị tạmngừng và trễ
nhiều giờ liền là do sự cố tàu
trật đường ray ở Bình Thuận.
“Hiện chúng tôi đang sắp xếp
lại lịch trình để đảm bảo cho
người dân sớm lên tàu. Còn
tình trạng người dân trễ tàu
phải nghỉ lại ở nhà ga, chúng
tôi sẽ ghi nhận tình hình và
có phương án hỗ trợ, sắp xếp
để người dân được thoải mái
hơn” - ông Văn nói.
Bến xe nói đảm bảo
đủ xe
Trao đổi với PV, ông Trần
ThanhViệt, PhóTrưởng phòng
Vận tải Bến xe Miền Đông,
cho biết hôm nay khách bắt
đầu tăng cao hơn so với những
ngày trước. “Khách đã tăng
30% so với ngày thường, có
những ngày lượng khách tăng
đến 60%. Hiện vé xe Tết vẫn
còn nhưng đó là vé ngồi, còn
những xe giường nằm thì hiện
đã hết vé” - ông Việt nói.
Theo ông Việt, hiện bến xe
chưa phát hiện tình trạng bán
quá giá vé so với giá niêm
yết của các hãng xe. Bến xe
cũng liên tục phát loa cảnh
báo hành khách không mua
vé của “phe vé’’, không mua
vé chợ đen mà vào bến mua
để tránh bị lừa.
ÔngKiềuNamThành, Tổng
Giám đốc Bến xe Miền Đông,
khẳng định đã lên các kế hoạch
để đảm bảo cho người dân ai
cũng có vé về quê dịp Tết,
đảm bảo an toàn. “Còn với các
bến cóc ngoài bến xe thì trách
nhiệm đó sẽ do cơ quan chức
năng xử lý” - ông Thành nói.
Phía Bến xe Miền Tây, ông
Đặng Nguyễn Nguyên Huân,
Phó Tổng Giám đốc Công ty
Cổ phần Bến xe Miền Tây,
cho biết thời điểm người dân
đi lại nhiều nhất trong dịp Tết
thường là ngày 28 âm lịch. Đối
với những tuyến đường ít người
đi, chuyến xe không có nhiều
trong ngày thì phía bến xe có
bố trí lực lượng bảo vệ hướng
dẫn người dân đi xe nào là đúng
tuyến để tránh tình trạng sang,
bán khách dọc đường. “Nếu có
trường hợp hành khách bị bến
xe làm khó, thu thêm tiền, đưa
khách không đúng địa điểm,
nhồi nhét… thì hành khách
có thể báo ngay cho bộ phận
tiếp nhận của bến xe hoặc gọi
đường dây nóng của Bến xe
Miền Tây sẽ được giải quyết
ngay” - ông Huân chia sẻ.
ÔngTrầnQuốcKhánh,Chánh
Thanh tra Sở GTVT TP, cho
biết vừa qua thanh tra đã kiểm
tra việc niêm yết giá, các điều
kiện an toàn xe khi xuất bến
tại Bến xe Miền Đông, Miền
Tây… “Về bến cóc hay bến
tự hình thành bên ngoài bến
thì sẽ do quận/huyện xử lý.
Chúng tôi sẽ xử lý việc dừng,
đón trả khách không đúng nơi
quy định” - ông Khánh thông
tin thêm.•
hạnh. Ảnh: K.CƯỜNG
h đành chịu
Vềphươngánđảmbảoantoàn
giaothông,TrungtáNguyễnVăn
Bình, Đội trưởngĐộiThammưu
PhòngCSGTĐườngbộ - Đường
sắt (PC08), Công an TP.HCM,
khẳng định: Nhằm chủ động
trong công tác đảmbảo anninh
trật tự, an toàn giao thông vào
dịp Tết nguyên đán, phòng đã
tăng cường lực lượng tuần tra,
kiểm soát, xử lý nghiêm các lỗi
vi phạman ninh trật tự, an toàn
giao thông.
Tiêu điểm
Ngày 28-1, nhiều đường phố ở TP Tuy
Hòa (Phú Yên) tiếp tục bị đóng để sửa
chữa. Một số đường phố bị các nhà thầu
giăng dây chặn dọc, chặn ngang khắp nơi,
người dân không còn đường để đi lại trong
những ngày cận Tết nguyên đán 2019.
Theo ghi nhận của PV, đường Lê Lợi,
một trong những trục phố chính và là nơi
đặt chợ hoa xuân của TP Tuy Hòa, vẫn
đang ngổn ngang như một đại công trường.
Nhiều đoạn bị chặn hầu hết mặt đường, xe
thảm nhựa, xe lu tấp nập thi công. Nhựa
đường mới thảm chảy nhầy nhụa lan khắp
nơi. Trong khi đó, người điều khiển xe
máy phải len lỏi trên vỉa hè mới có thể đi
lại. Phần lớn các shop, cửa hàng tại đoạn
đường thi công không thể mua bán vì
không có đường ra vào thuận tiện.
Cắt ngang đường Lê Lợi, đường Yersin
cũng bị đơn vị thi công giăng dây khóa
kín lối, không cho bất kỳ phương tiện nào
lưu thông qua. Ngoài ra, nhiều đường phố
khác cũng bị đóng một làn, thậm chí chỉ
chừa một lối nhỏ sát vỉa hè cho xe máy
chen chúc đi lại.
Tiếp xúc với PV, nhiều người dân bày
tỏ sự bức xúc trước tình trạng đường bị
đào xới, khóa chặn khắp nơi trong những
ngày cận Tết. “Sao trong năm rảnh rang thì
không sửa chữa mà họ để đến cận Tết mới
rầm rộ đào xới thế này? Tết đến nơi mà họ
đóng đường khắp nơi, làm sao dân chúng
tôi đi lại, mua bán? Nhiều đoạn họ chỉ
chừa đường cho đi vừa một xe máy, trong
khi xe cộ chen chúc rất nguy hiểm” - ông
Trần Văn Hoa (ở đường Yersin) phản ánh.
Cuối năm là thời điểm các chủ tiệm làm
ăn, kinh doanh thuận tiện nhất. Tuy nhiên,
nhiều chủ tiệm trên đường Lê Lợi cũng
kêu trời vì không có lối đi cho khách ra
vào mua bán. Ông Nguyễn Thanh Xuân
(chủ một cửa hàng bán hoa trên đường
Lê Lợi) than thở: “Họ làm việc kiểu này
thì không khác gì hại dân. Họ giăng dây,
đổ nhựa ngay trước cửa hàng, chúng tôi
không biết mua bán làm sao đây?”.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông
Võ Ngọc Kha, Chủ tịch UBND TP Tuy
Hòa, thừa nhận việc sửa đường ngày cận
Tết đang gây khó khăn, bức xúc đối với
người dân trong giao thông đi lại. Theo
ông Kha, hiện TP Tuy Hòa đang đầu
tư thảm nhựa nâng cấp, vá ổ gà hơn 10
tuyến đường phố.
Giải thích lý do để cận Tết mới sửa
đường, chủ tịch UBND TP Tuy Hòa thừa
nhận nguồn vốn đã có từ trước nhưng TP
triển khai chậm. “TP yêu cầu phải hoàn
thành trước ngày 20 tháng Chạp nhưng
các nhà thầu lại làm quá chậm. Mặt khác,
vừa rồi có mưa mấy ngày, chúng tôi không
lường được thời tiết nên triển khai muộn”.
Cũng theo ông Kha, hiện có ba nhà
thầu chính thi công sửa đường gồm Công
ty Xây dựng giao thông Phú Yên, Công
ty Quản lý, sửa chữa đường bộ Phú Yên,
Công ty TNHH Xây dựng-Thương mại
Tuấn Tú. “Tuy nhiên, phải đến ngày 25
tháng Chạp âm lịch mới có thể sửa chữa
xong các đường phố. TP Tuy Hòa sẽ yêu
cầu các nhà thầu phải thi công vào ban
đêm để hạn chế ảnh hưởng đến việc đi lại
của người dân” - ông Kha nói.
TẤN LỘC
Rầmrộsửađườngngày
cậnTết, dânhết cả lốiđi!
Cận Tết nguyên đán nhưng TP Tuy Hòa (Phú Yên) lại đóng nhiều
đường phố để sửa chữa khiến người dân bức xúc vì không có đường đi.
Hành khách nằmngồi la liệt nhiều giờ liền chờ tàu ởGa Sài Gòn.
Ảnh: H.LONG
Trước đó, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang,
ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ GTVT, cho biết việc thu
phí BOT Cai Lậy trở lại sẽ được Bộ GTVT họp với nhà đầu
tư và tỉnh Tiền Giang để tính toán và thống nhất thời điểm
thu phí thích hợp, không nhất thiết thu phí vào ngày 14-2 vì
rất cận sau Tết.
Theo Thứ trưởng, sau khi thống nhất thời gian thu phí
nhất định, Bộ GTVT và nhà đầu tư sẽ tổ chức họp báo tại
TP.HCM công bố thông tin rộng rãi về thời gian tái thu phí
và chủ trương thu phí trở lại đối với trạm BOT Cai Lậy
trong thời gian tới.
Về phía lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Tiền Giang và công an tỉnh
cũng nhận định việc tái thu phí BOT Cai Lậy cận sau Tết sẽ
có nhiều khó khăn, bởi thời điểm này lực lượng công an tỉnh
vẫn còn đang trực đảm bảo an ninh trật tự sau Tết. Đồng thời
thời điểm này lượng phương tiện lưu thông trên quốc lộ 1 về
TP.HCM sau Tết vẫn còn rất cao, việc thu phí thời điểm này
sẽ bộc lộ nhiều khó khăn nên đã đề nghị Bộ GTVT cân nhắc
xem xét lại thời gian thu phí trở lại thích hợp.
Theo đó, việc tái thu phí tuyến tránh Cai Lậy được các
bên thông qua là giữ nguyên trạm thu phí BOT Cai Lậy.
Giảm giá tối đa cho tất cả phương tiện qua trạm, giảm từ
35.000 đồng/lượt/xe dưới 12 chỗ ngồi xuống còn 15.000
đồng/lượt/xe (tương ứng giảm 57%). Đồng thời mở rộng
phạm vi miễn, giảm vùng lân cận đến khoảng 10 km (thay
vì 4 km như trước đây).
ĐÔNG HÀ
Đường Yersin (TP Tuy Hòa, Phú Yên) bị đóng hai đầu để sửa chữa. Ảnh: TẤN LỘC
Xe lu cán chết công nhân
sửa đường
Ông Võ Ngọc Kha, Chủ tịch UBNDTP Tuy
Hòa, xác nhận một công nhân của Công ty
TNHH Xây dựng-Thương mại Tuấn Tú bị xe
lu của công ty này cán chết khi đang thi
công trên đường Lê Lợi, TP Tuy Hòa. Theo
đó, tối 27-1, một chiếc xe lu đang chạy lùi
thì cánphảimột côngnhânđangởphía sau.
Theo ông Kha, lúc đó công nhân trên đang
nhặt cái gì đó trên đường nhưng người lái
xe lu không nhìn thấy. Đoạn đường xảy ra
tai nạn cũng bị đơn vị thi công giăng dây
chặn một làn đường.