13
Nhiều cơ hội vào cao đẳng và
trung cấp hơn cho học sinh
Năm 2019, chỉ tiêu bậc CĐ và trung cấp khoảng 540.000.
Các trường được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh trên cơ sở
các điều kiện đảmbảo chất lượng đào tạo của trườngmình.
Các trường có thể tăng chỉ tiêu do từ năm nay sẽ áp dụng
quy định mới trong Nghị định 143/2016 về tỉ lệ học sinh,
sinh viên/giảng viên tối đa là 25, trong khi những năm trước
quy định là 15-20 sinh viên tùy mỗi nhóm ngành nghề.
Hơnnữa, nămnayTổng cụcGiáodục nghề nghiệp sẽ phát
hành một phiếu đăng ký tuyển sinh chung cho các trường
hệ này. Thí sinh có thể in ra, điền thông tin rồi nộp tại các
trườngTHCS,THPT, Sở LĐ-TB&XHđịa phương hoặc nộp trực
tiếp tại trườngCĐ, trung cấp. Năm2019, học sinh tốt nghiệp
THCS nhưng có nguyện vọng học liên thông lên trình độ CĐ
sẽ phải học đồng thời các môn văn hóa THPT và nội dung
đào tạo nghề nghiệp trình độ trung cấp theo hướng dẫn
của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, đối tượng
xét tuyển vào CĐ năm nay sẽ được mở rộng thêm. Không
chỉ là học sinh đã tốt nghiệp THPT và tương đương trở lên
mà dự kiến cả những học sinh tốt nghiệp trung cấp nhưng
chưa có bằng THPT cũng có thể xét tuyển vào CĐ với điều
kiện các emđã học và được công nhận hoàn thành cácmôn
văn hóa THPT theo quy định trong quá trình học trung cấp.
TS
VŨ XUÂN HÙNG
,
Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy,
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
Cao đẳng, trung cấp
“lách cửa hẹp” tuyển sinh
PHẠMANH
Đ
ến thời điểm này, hầu
hết các trường đại
học, cao đẳng (CĐ)
hay trung cấp đều đã có kế
hoạch tuyển sinh cho năm
2019. Tuy nhiên, do đặc thù
hệ đào tạo, cộng với khó khăn
trong đăng ký xét tuyển (vì
không thuộc quản lý của Bộ
GD&ĐT) khiến các trường
CĐ, trung cấp phải tìm mọi
cách để lôi kéo thí sinh đăng
ký vào trường.
Thêm phương thức,
tung nhân lực đi
“tìm” thí sinh
Đó là thực tế của Trường
CĐ Kỹ thuật Cao Thắng,
TP.HCMtrong kế hoạch tuyển
sinh năm 2019.
Theo đó, trường sẽ xét tuyển
5.200 chỉ tiêu hệ CĐ cho 19
ngành, nghề đào tạo. Trong
đó, 3.000 chỉ tiêu sẽ dành
cho chín ngành gồm: Công
nghệ kỹ thuật điện - điện tử,
công nghệ kỹ thuật điện tử -
truyền thông, công nghệ kỹ
thuật cơ khí, công nghệ kỹ
thuật ô tô, công nghệ thông
tin, công nghệ kỹ thuật nhiệt,
công nghệ kỹ thuật cơ điện
tử, công nghệ kỹ thuật điều
khiển và tự động hóa, kế toán.
Với những ngành học này,
trường sẽ tuyển 15% chỉ tiêu
dựa trên kết quả từ kỳ thi đánh
giá năng lực của ĐHQuốc gia
TP.HCM. 85%chỉ tiêu còn lại
sẽ xét tuyển từ kết quả kỳ thi
THPT quốc gia năm 2019.
Riêng 2.200 chỉ tiêu ở các
nhóm ngành, nghề khác của
trường cũng sẽ chỉ xét tuyển
theo kết quả tốt nghiệp THPT
hoặc tương đương, không xét
kết quả thi THPT quốc gia.
Ông Trần
ViệtDũng,Phó
Trưởng phòng
Đào tạo của
trường, cho
hayđây lànăm
đầutiêntrường
dùng kết quả
kỳ thi đánh giá
năng lực của ĐH Quốc gia
TP.HCM làm một trong các
phương thức để tuyển sinh.
Vì kỳ thi thu hút lượng lớn
thí sinh và diễn ra trước kỳ
thi THPTquốc gia nên trường
muốn tăng cơ hội xét tuyển
cho các em và cũng chọn
được những em học lực tốt.
Ngoài ra, theo ông Dũng,
các trường CĐ, trung cấp đã
thuộc Bộ LĐ-TB&XH nên
không có trong dữ liệu xét
tuyển của Bộ GD&ĐT, nên
em nào muốn xét tuyển vào
các trường CĐ phải đến từng
trườngcụ thểhoặcvàowebcủa
trường.“Thậm
chívìkhôngcó
trong dữ liệu
nên nhiều em
tưởngkhôngcó
các trườngCĐ
nữa.Vìthếnhà
trường buộc
phải “tung”
lượng lớn nhân sự để đi tìm
thí sinh, như đến các trường
THPT giới thiệu hoặc mở các
đợt tư vấn để các em biết mà
đăng ký vào trường, gửi mail
giới thiệu...” - ông Dũng nói.
Mở nhiều ngành nghề
mới, ưu đãi học phí
Trường CĐCông nghệThủ
Đức sẽ tuyển 3.075 chỉ tiêu
cho 23 ngành bậc CĐ và 470
chỉ tiêu cho 12 ngành học hệ
trung cấp. ThS Phạm Quang
Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo
của trường, cho hay năm nay
trườngmở thêmmột số ngành
mới so với các năm trước như
chế tạo thiết bị cơkhí, điệncông
nghiệp, điện tử công nghiệp,
quản trị khách sạn, quản trị
nhà hàng, kinh doanh thương
mại, logistics, tài chính - ngân
hàng, tiếng Nhật.
Riêng đối với ngành công
nghệ thông tin trình độ CĐ,
ngoài chương trìnhđào tạo theo
quyđịnhhiệnhành, trường còn
tổ chức tuyển sinh và đào tạo
theo mô hình Kosen của Nhật
Bản với 30 chỉ tiêu.
Cụ thể, sau khi nhập học,
trường sẽ tổ chức xét tuyển đối
với những thí sinh có nguyện
vọng đăng ký học, căn cứ vào
kết quả thiTHPTquốc gia năm
2019vàkết hợpphỏngvấn trực
Nhà trường buộc phải
“tung” nhân sự đi
tìm thí sinh, như đến
các trườngTHPTgiới
thiệu hoặcmở các đợt
tư vấn.
Đời sống xã hội -
ThứHai 18-2-2019
Nhiều trường đãmạnh dạnmở rộng đối tượng và hình thức tuyển sinh để thu hút học sinh đăng ký.
tiếp với đối tácNhật Bản. Sinh
viên học chương trình này sẽ
được hỗ trợ 5.000 yen/tháng
trong thời gian 2,5 năm học
chính thức, được hỗ trợ miễn
phí học tiếng Nhật trong 600
giờ, được hỗ trợ cơ hội thực
tập và nâng cao năng lực tiếng
Nhật tại Nhật Bản và sau khi
tốt nghiệp đảm bảo 100% có
việc làm tại các doanh nghiệp
thuộc tập đoàn Freesia tại Việt
Nam, Đài Loan, Nhật Bản.
TrườngCĐKỹ nghệ II năm
naymở thêmcácchuyênngành
như chăm sóc da - móng - tóc,
massage trị liệu, phun xăm
thẩm mỹ, trang điểm, tóc và
làmmóng ở ba trình độ sơ cấp,
trung cấp (học sinh tốt nghiệp
THCS trở lên) vàCĐ(học sinh
tốt nghiệp THPT trở lên). Khi
tốt nghiệp được trường giới
thiệu việc làm tại các trung
tâm chăm sóc sắc đẹp, thẩm
mỹ viện tại TP.HCM.
Đó cũng là cách làm của
Trường CĐ Công thương
TP.HCM. Các em học những
ngành về dệt sợi, công nghệ
nhuộmnămnay sẽ được tài trợ
học phí từ các doanh nghiệp để
khi ra trường các em sẽ được
nhận vào làm việc ngay.
•
Sinh viên
Trường CĐ
Kỹ thuật Cao
Thắng đang
thực hành tự
chế xemô tô.
Ảnh: PA
tôi và chị đồng nghiệp chạy đến mới kéo cụ ra
khỏi” - chị Lan nói.
“Lúc tàu chạy qua rồi mới biết mình
còn sống, giờ nghĩ lại vẫn còn run. Nhưng
quay lại thời điểm đó, chúng tôi vẫn sẽ
làm như thế. Ai trong hoàn cảnh đó cũng
sẽ làm như vậy thôi. Lúc đó chỉ nghĩ cứu
người chứ đâu nghĩ rùm beng như bây
giờ” - chị Minh lắc
đầu cười.
12 năm đón Tết
ở đường tàu
Tết năm nay là cái
Tết thứ 12 chị Minh
không thể về nhà. Còn
với chị Lan, người có
hơn 10 năm gắn bó
với nghề, đây là cái
Tết thứ bảy chị không
thể về quê ăn Tết.
Vất vả của những
nhân viên gác chắn
như các chị là phải thức đêm hôm, đi lại liên
tục, nắng mưa thất thường…Nhưng bù lại,
công việc cũng chính là ông tơ bà nguyệt
mang lại cho họ những niềm vui không nhỏ.
Hai vợ chồng chị Nguyễn Thị Minh đều
là người trong ngành. Cuộc sống hiện tại dù
còn khó khăn vất vả, họ cùng con nhỏ sống
trong khu tập thể của công ty nhưng bù lại
vợ chồng yêu thương nhau.
Câu chuyện tình của chị Lan cũng ngọt
ngào, lãng mạn chẳng kém. Những lần đi
qua gác, thấy Lan chăm chỉ, dễ thương,
anh dừng lại đùa dăm ba câu. Anh chọc,
cô cũng lém lỉnh chẳng kém đùa lại:
“Muốn ăn cơm trắng mấy giò/ Xuống đây
mà đẩy xe bò gác chắn với em”.
Cứ tưởng bông đùa thôi, ai dè anh dắt
xe vào lề, thoăn thoắt chạy ra đẩy gác chắn
với cô thật. Lan tá hỏa từ chối nhưng trong
lòng không khỏi có chút ngọt ngào len lỏi.
Rồi cứ vậy, tình yêu nhẹ nhàng đến với hai
con người xa lạ. Hiện tại hai vợ chồng đã có
một thiên thần nhỏ rất dễ thương.
“Giờ khùng sao vượt nữa,
tui chừa rồi”
Hơn 10 giờ trưa, một người phụ nữ lớn
tuổi tóc đã điểm bạc lẫm chẫm bước tới.
Dưới cằm là một mảng bầm tím, bàn tay,
cổ tay lác đác những vết máu tụ đã tím
thẫm lại. Vừa bước vào cửa, cụ bà đã rối
rít cám ơn hai cô nhân viên gác tàu đã cứu
sống mình.
Cụ là PTC, 77 tuổi, người dân sống ngay
gần đây. “Bữa không biết sao vượt qua đó.
Không có hai cô chắc chết rồi. Giờ khùng
sao vượt nữa, tui chừa rồi” - cụ bà cười.
Bà cụ C. thì đã chừa không dám vượt
ẩu nhưng còn rất nhiều người “chưa thấy
quan tài chưa đổ lệ”. Có mặt gần một ngày
tại trạm gác, không dưới ba lần chúng tôi
thót tim khi thấy người dân hồn nhiên dắt
xe hoặc phóng vụt qua khi những thanh
chắn đã được kéo lại gần sát.
“Thời gian dừng lại chờ tàu qua chỉ tầm
hơn hai phút nhưng vẫn có nhiều người
không chờ được. Họ tìm mọi cách vượt
qua, người nhảy qua gác chắn, người thì
leo trèo qua. Có người khi chúng tôi nhắc
nhở còn quay lại quát mắng, thậm chí chửi
thề” - chị Minh cười buồn.
“Chúng tôi cứu người không phải để
được khen thưởng mà đó là bản năng con
người. Mong bà con khi thấy đèn hiệu,
thanh chắn đã đẩy ra thì dừng lại, đừng
ráng vượt qua. Đừng để nhanh vài giây rồi
phải hối hận” - chị Lan tâm sự. •
Một ngày của hai nhân viên gác chắn bắt đầu khá bận rộn, chị Minh nghe
điện thoại thông báo lịch tàu hômnay, chị Lan tranh thủ lau dọn trạmgác.
Ảnh: HOÀNGGIANG