034-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 18-2-2019
“Giải cứu” dự án cao tốc
Trung Lương - Mỹ Thuận
Doanh nghiệp dự án cao tốc Trung Lương - MỹThuận vừa kiến nghị bổ sung nhà đầu tư khác
để tháo gỡ khó khăn và đảmbảo tiến độ dự án.
KIÊNCƯỜNG
“Đ
ể đảm bảo tiến độ
thực hiện dự án, xét
năng lực thực tế hiện
nay của Công ty TNHH Yên
Khánh (chiếm 30% cổ phần),
Công tyCPBOTTrung Lương
- Mỹ Thuận (doanh nghiệp dự
án, sau đây viết tắt là Công ty
BOT - PV), đề nghị Bộ GTVT
thống nhất bổ sung nhà đầu
tư khác bằng việc thay thế và
kế thừa toàn bộ số cổ phần
của Công ty Yên Khánh”.
Ông Mai Mạnh Hồng, Tổng
Giám đốc Công ty BOT, nêu
ý kiến như trên trong văn bản
báo cáo khó khăn dự án vừa
gửi Bộ GTVT.
Thay thế nhà đầu tư
Theo đó, Công ty BOT có
đề xuất thay thế nhà đầu tư
là Công ty Yên Khánh bằng
Công tyCổ phầnTập đoànĐèo
Cả (Tập đoàn Đèo Cả - PV)
hoặc Công ty CP Đầu tư cầu
đường CII (đang giữ cổ phần
10% dự án).
Giải thích về lý do đưa ra
đề xuất thay thế này, Công ty
BOT cho biết hiện nay Công
ty Yên Khánh đang vướng
nhiều vấn đề pháp lý nên ảnh
hưởng đến các bên liên quan
của dự án. Đặc biệt, các ngân
Tiêu điểm
Dự án cao tốc Trung Lương -
MỹThuậndài51,1km,đượcthực
hiệntheohìnhthứcBOTvớitổng
mức đầu tư 9.669 tỉ đồng. Nhà
đầu tư gồm: Liên danh Công ty
CP Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc
(30%), Công tyTNHHYênKhánh
(30%), Công ty CP ĐTXD BMT
(10%), Công ty TNHH Tập đoàn
Thắng Lợi (10%), Công ty Cổ
phần Hoàng An (10%), Công ty
CP Đầu tư cầu đường CII (10%).
Công ty BOT đề xuất thay thế nhà đầu tư để tháo gỡ khó khăn cho dự án. Ảnh: ĐÔNGHÀ
Các ngân hàng tài
trợ vốn cho dự án
cũng yêu cầu phải
thay thế Công ty Yên
Khánh và xác định
đây là điều kiện tiên
quyết để giải ngân
vốn tín dụng.
Được biết Bộ GTVT đã có văn bản trả lời các đề xuất của
Công ty BOT.Theo đó, liên quan đến việc chuyển nhượng nhà
đầu tư, Bộ GTVT đã có báo cáoThủ tướng về việc không thực
hiện chuyển nhượng nhà đầu tư ở thời điểm này. Vấn đề này
sẽ do Thủ tướng quyết định.
Về đề nghị chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền của
dự án từ Bộ GTVT về UBND tỉnh Tiền Giang, Bộ cho rằng cần
có ý kiến của tỉnhTiềnGiang và quyết định thuộc thẩmquyền
của Thủ tướng.
Bộ GTVT cũng đã có báo cáo Thủ tướng xem xét tháo gỡ
về lãi suất vay và trên cơ sở quyết định của Thủ tướng, Bộ sẽ
triển khai thực hiện.
hàng tài trợ vốn cho dự án cũng
yêu cầu phải thay thế Công ty
Yên Khánh và xác định đây
là điều kiện tiên quyết để giải
ngân vốn tín dụng.
Công tyBOTcũng kiến nghị
được bổ sungnhân sựđiềuhành
doanh nghiệp dự án (chủ tịch
HĐQT, tổng giám đốc, ban cố
vấn…) từ Tập đoàn Đèo Cả
để thực hiện công tác quản trị
và điều hành triển khai dự án.
Nói về việc được đề xuất
thay thế, đại diện Tập đoàn
Đèo Cả cho biết đơn vị đã có
kinh nghiệm “giải cứu” thành
công nhiều dự án gặp khó khăn
như cao tốc Bắc Giang - Lạng
Sơn, Hữu Nghị - Chi Lăng,
Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Đèo
Cả - Khánh Hòa, hầm đường
bộ đèo Cả.
“Xuất phát điểm của các dự
án trên đều do các nhà đầu tư
khác đề xuất, đều bị vướng do
việc thu xếp vốn, tranh chấp
thu phí... dẫn đến không thể
triển khai” - đại diện Tập đoàn
Đèo Cả nói.
Vị này cho hay việc thay
thế nhà đầu tư được thực
hiện theo quy định tại điều
54 của hợp đồng BOT (dự
án thực hiện theo Nghị định
số 15/2015 nên việc chuyển
nhượng quyền, nghĩa vụ theo
hợp đồng vẫn đang được thực
hiện bình thường (không hạn
chế việc chuyển nhượng giữa
các nhà đầu tư).
Tuy nhiên, thời điểm này
Tập đoàn Đèo Cả xác định
tập trung tháo gỡ thông qua
các giải pháp: Rà soát tổng
thể về mặt pháp lý; xem xét
tổng mức đầu tư thông qua
việc kiểm soát nguồn vật
liệu, tối ưu giải pháp tổ chức
thi công… nhằm điều chỉnh
tổng mức đầu tư, phương án
thu phí phù hợp và đặc biệt
giải quyết các xung đột của
các nhà đầu tư, nhà thầu để
hài hòa lợi ích giữa các bên.
Ngoài ý tưởng thay thế nhà
đầu tư, Công ty BOT còn kiến
nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ
tướngchấpnhậnchuyểncơquan
nhà nước có thẩm quyền của
dự án từ Bộ GTVT về UBND
tỉnh Tiền Giang để chủ động
xử lý các vướng mắc của dự
án như lãi vay, phương án thu
phí…Đặc biệt, việc kiểm soát
nguồn vật liệu và giải quyết
hiện tượng giải phóngmặt bằng
ở dạng “xôi đỗ” là những yếu
tố quyết định đến tiến độ hoàn
thành dự án.
“Để giảm bớt thủ tục trung
gian, tăng cường nhân sự, đẩy
nhanh tiến độ các dự án tương
tựđãđượcThủ tướngchấpnhận
chuyển đổi cơ quan nhà nước
có thẩmquyền từBộGTVTvề
địa phương trong thời gian qua
như cao tốc Bắc Giang - Lạng
Sơn, Hữu Nghị - Chi Lăng, Hạ
Long - Vân Đồn…” - Công ty
BOT cho biết về lý do đưa ra
phương án trên.
Sáu vướng mắc
ngoài tầm doanh
nghiệp dự án
Theohợpđồng tíndụngCông
ty BOT ký với bốn ngân hàng
vào ngày 15-6-2018 (vay 6.850
tỉ đồng) thì có tổng cộng20điều
kiện tiên quyết phải hoàn thành
trước ngày giải ngân vốn vay.
“Có 14/20 điều kiện thuộc
trách nhiệm, thẩm quyền giải
quyết của Công ty BOT và
nhà đầu tư, chúng tôi đã cơ
bản hoàn thành và được ngân
hàng chấp nhận. Còn sáu điều
phụ thuộc vào phê duyệt/chấp
thuận của Thủ tướng và Bộ
GTVT” - văn bản nêu.
Cụ thể, hai điều liên quan
thế chấp tài sản, ba điều liên
quan lãi suất vốn vay và phần
hỗ trợ của Nhà nước cho dự
án, cuối cùng là về việc ngân
hàng đề nghị thay thế Công ty
Yên Khánh như đã nêu trên.
“Các vướng mắc này nằm
ngoài tầm xử lý của doanh
nghiệp dự án nên nguồn tín
dụng chưa khơi thông được”
- văn bản khẳng định.
Đặcbiệt, khókhănvềphương
án tài chính (đã đượcBộGTVT
phê duyệt) là lãi suất vốn vay
7,82%/năm, thấp hơn hợp đồng
tín dụng đã ký là 10,8%/năm,
chênh lệch lãi suất được ghi
nhận là quá lớn. Vốn chủ sở
hữu là 15,96% trên tổng vốn
cũng thấp hơn hợp đồng tín
dụng đã ký với vốn chủ đối
ứng là 30%.
“Không những vậy, phương
án tài chính cũng bị phá vỡ do
không thể thực hiện được việc
hỗ trợ nguồn doanh thu thu phí
tại dự án cao tốc TP.HCM -
Trung Lương” - Công ty BOT
tiếp tục nêu khó khăn.
“Bộ GTVT sớm có báo cáo
Thủ tướng, đồng thời trong
tháng 2 sắp xếp lịch để nghe
nhà đầu tư báo cáo các giải
pháp tháo gỡ nhằm sớm triển
khai dự án, đảm bảo tiến độ
thông toàn tuyến vào năm2020
làmcơ sở kết nối với tuyếnMỹ
Thuận - Cần Thơ” - Công ty
BOT đưa ra giải pháp.•
Nguyênnhânnước sinhhoạt tạiĐàNẵngđóng cặn
Sáng 17-2, Công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng
(Dawaco) cho hay đã nhận được phản ánh của khách
hàng về việc nước dùng sinh hoạt có hiện tượng đóng cặn
bẩn, có vị lợ và màu đục.
Theo đó, Công ty Dawaco đã liên hệ trực tiếp để đưa
mẫu nước tại nhà khách hàng phản ánh đi kiểm nghiệm tại
phòng thí nghiệm của Xí nghiệp sản xuất nước sạch. Kết
quả, các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của quy
chuẩn QCVN 01:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành.
Ngoài ra, Dawaco cũng phối hợp với Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật (Sở Y tế) lấy mẫu nước tại nhà khách hàng và
kiểm tra thêm mẫu nước tại nhà máy sản xuất nước để kiểm
nghiệm lần hai.
Lãnh đạo Công ty Dawaco khẳng định kết quả cho tất cả
mẫu nước là: “Các chỉ tiêu đã kiểm tra đạt yêu cầu vệ sinh
về hóa lý nước dùng cho ăn uống theo quy chuẩn QCVN
01:2009/BYT do giám đốc Trung tâm Kiểm soát ban hành
trong ngày 16-2. Do đó khách hàng có thể yên tâm sử dụng
cho sinh hoạt và dùng để nấu ăn, uống”.
Theo ông Hồ Minh Nam, Phó Tổng Giám đốc Dawaco,
hiện tượng cặn bẩn như phản ánh được bộ phận chuyên
môn của Dawaco nhận định: Bước đầu nguyên nhân có thể
do bị đục cục bộ tại một số tuyến ống có chất lượng kém
(ống thép, ống gang… được sử dụng lâu năm).
“Đối với nước sau xử lý tại các nhà máy vẫn còn một
hàm lượng cặn lơ lửng trong giới hạn cho phép với độ
đục <2 NTU. Lượng cặn này khi được lọc lại qua bông gòn
hoặc vải mịn sau một khoảng thời gian nhất định với lượng
nước lọc qua khá lớn thì cặn sẽ được giữ lại” - ông Nam
cho hay.
Theo lãnh đạo Dawaco, thời gian tới công ty sẽ tăng
cường công tác lấy mẫu kiểm tra chất lượng nước mạng
lưới, tăng cường súc xả mạng lưới đường ống và có phương
án thay thế các đường ống kém chất lượng đã dùng lâu
năm. Trong thao tác mạng lưới tránh gây xáo trộn lớn trong
đường ống để hạn chế xảy ra các hiện tượng trên.
Trước đó, người dân một số khu vực tại Đà Nẵng như
quận Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê, Cẩm Lệ… hoang mang
trước hiện tượng nước sinh hoạt đóng cặn bẩn, có vị lợ và
màu đục.
Một số hộ dân thử dùng bông gòn, bông tẩy trang… bịt
đầu vòi nước trong nhà. Sau một khoảng thời gian xả nước,
miếng bông được tháo ra thấy có dính cặn đen ngòm. Tiếp
đó, nhiều hộ dân khác cũng thử cách trên và cho kết quả
tương tự.
TẤN VIỆT
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook