034-2019 - page 3

3
Tiêu điểm
Thời sự -
ThứHai 18-2-2019
làm!
Lòngdânphải thuận, dẹp chợ
mới xong!
Chợ tự phát trên đường Hiệp Bình (quậnThủĐức) đã không có
cơ hội tái xuất hiện hơnmột nămnay.
250
chợ tự phát được Sở Công
Thương TP.HCM thống kê trên
toànđịa bànTP.HCM.Trongđó,
tập trung nhiều nhất là quận
Bình Tân 34 điểm, huyện Bình
Chánh 33 điểm, quận 1 có 19
điểm, quận Thủ Đức 18 điểm,
quận 8 có 14 điểm, huyện Nhà
Bè 14 điểm.
UBND TP.HCM từng có văn
bản chỉ đạo UBND các quận,
huyện phối hợp với Sở Công
Thương TP.HCM sắp xếp, chấn
chỉnh tình trạng chợ tự phát
buôn bán lấn chiếm trái phép
vỉa hè, lòng lề đường.
đán đến nay, việc mua bán
lấn chiếm lòng đường ở hai
con đường trên vẫn tái diễn.
Chị Lê Kim Minh, người
dân sống trong khu vực
đường Bùi Minh Trực, cho
biết: “Hơn một tháng trước
Tết, tôi thấy phường làm
căng nên đường rất thoáng.
Người dân ai cũng mừng.
Tưởng lần này chợ tự phát
được giải quyết dứt điểm,
nào ngờ đến khoảng 27 Tết
đường lại bị chiếm lại đến
hôm nay”.
Phường: Quyết
không để tái lập chợ
Trao đổi với chúng tôi, ông
Lâm Thống Nhất, Phó Chủ
tịch UBND phường 5, quận
8, cho biết phường đã lên kế
hoạch sắp xếp lại chợ tự phát
ở hai tuyến đường trên từ giữa
năm2018 và bắt đầu thực hiện
vào khoảng cuối năm 2018.
Trước tiên phường phát thư
mời các hộ đang kinh doanh
chợ tự phát đến dự họp nhằm
tuyên truyền, vận động người
dân chấp hành đúng quy định
pháp luật, không lấnchiếmlòng
đường. Đồng thời phường yêu
cầu các tiểu thương viết cam
kết chấm dứt tình trạng buôn
bán lấn chiếm.
Song song đó, phường vận
động người dân tự sắp xếp lại
chỗ bán. Ngoài ra, phường kết
nối với ban quản lý chợ Nhị
Thiên Đường thống kê các
sạp còn trống hoặc tìm những
chủ sạp không sử dụng để cho
những người bán hàng rong
có nhu cầu vào đây thuê lại.
Phường cử lực lượng như
công an, ban quản lý chợ, lực
lượng của các khu phố…chốt
giữ tại các khu vực quanh chợ.
Dùng rào chắn di động chắn
không cho người dân bán ra
ngoài đường.
Với những người sử dụng
xe tự chế bán hàng lấn chiếm,
phường tịch thu phần xe lôi,
còn phần xe máy giao công
an xử lý theo quy định.
Về chuyện chợ bị tái lập
trở lại, ông Lâm Thống Nhất
cho biết: “Những ngày Tết và
cậnTết, các lực lượng tuần tra
phải dành chút thời gian chăm
lo cho gia đình nên không
thể trực thường xuyên được.
Chính vì thế, những người
buôn bán ở đây đã tranh thủ
bày bán trở lại.
Đợt ra quân lần này phường
xác định là một cuộc đối đầu
lâu dài và bền bỉ. Sau những
ngày nghỉ Tết, phường sẽ tiếp
tục bố trí thêm lực lượng tuần
tra và thực hiện các công tác
như kế hoạch. Quan điểm
của phường là phải lấy lại
lòng đường cho các phương
tiện giao thông, không để tái
chiếm trở lại”.•
Muốn dẹp chợ tự phát, phải có chợ
thay thế
Trên địa bàn phường hiện nay có ba điểm là chợ tự phát. Năm
rồi phường phải làm thường xuyên, kiểm tra thường xuyên thì
mới duy trì được an ninh địa bàn ở các chợ tự phát này.
Chúng tôi nhận thấy có cái khó là không thể nào cứ đi nhắc
nhở, kiểm tra như vậy mãi được nên có tính đến phương án khác.
Phòng Kinh tế của quận và phía UBND phường muốn xây dựng
một khu chợ nhỏ, đủ để đưa toàn bộ số người dân hiện buôn bán
ở các điểm chợ tự phát vào cùng một điểm để mua bán nhưng
tạm thời chưa tìm được địa điểm nào. Phường cũng đã có kiến
nghị với quận về việc này với quyết tâm là cần tạo một nơi buôn
bán mới cho người dân.
Một lãnh đạo UBND phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức
T.TUYỀN - N.HIỀN
ghi
Chợ tự phát trên
đườngHiệp Bình,
quận ThủĐức,
TP.HCMtrước đây
và sau khi đã dẹp
được (chụp ngày
15-2). Ảnh: N.HIỀN
VÕHÀ
N
hiều năm qua, chợ tự phát trên đường Hiệp
Bình thuộc phường Hiệp Bình Chánh, quận
Thủ Đức, TP.HCM là một điểm nóng của tình
trạng lấn chiếm lòng đường làm nơi buôn bán. Dù
chính quyền địa phương đã nhiều lần ra quân dẹp
chợ này nhưng việc lấn chiếm vẫn tồn tại dai dẳng.
Thế nhưng suốt hơn một năm trở lại đây, chợ đã
được sắp xếp lại, không còn tình trạng lấn chiếm
như trước đây, đường thông thoáng hẳn.
Dẹp không khó nhưng phải có quyết tâm
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Trần Minh
Tú, Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh, liên
quan đến vấn đề dẹp chợ tự phát đường Hiệp Bình.
.
Phóng viên
:
Thưa ông, phường phải mất bao nhiêu
lâu để dẹp được chợ tự phát trên đường Hiệp Bình?
+ Ông
Trần Minh Tú
: Chợ tự phát trên đường Hiệp
Bình đã hình thành từ rất lâu. Ngày trước người dân
nơi đây tràn xuống lòng đường buôn bán, xe không
qua được. Từ năm 2015, quận và phường tập trung
dẹp chợ tự phát thì đường mới thông.
Quá trình thực hiện công tác này thì phải làm từng
bước. Ban đầu là vận động người dân không để hàng
ra lòng đường nữa mà phải dời vô vỉa hè. Tiếp đó,
phường giải thích bày hàng ở vỉa hè cũng vẫn vi phạm
pháp luật nên phải thu dọn vào nhà. Trong quá trình
thực hiện thì không thể tránh khỏi tình trạng người
dân bung ra bán hàng khi lực lượng rút về. Vì thế
chúng tôi phải làm lâu dài, bền bỉ và phải mất hơn
một năm trời mới dẹp hẳn được.
.
Quá trình thực hiện việc này có cam go không?
+ Trước tiên phải vận động người dân làm đúng
luật, không lấn chiếm lòng lề đường. Việc dẹp chợ
không thể làm mạnh tay, tức không có chuyện giữa
người dân với chính quyền đối đầu với nhau mà phải
làm thế nào cho người dân được thuyết phục và tự
ý chấp hành theo.
Muốn làm điều này thì cả một hệ thống chính quyền
vào cuộc thuyết
phục, nhắc nhở. Cụ
thể, từng hội viên
của các hội người
cao tuổi, hội phụ
nữ; tổ chức đoàn,
Đảng…sẽ nhắc nhở
những người thân
trong gia đình mình
không được buôn
bán lấn chiếm.
Phải chốt
chặn thường
xuyên
. Theo một số địa
phương thì phương
án tối ưu nhất để
dẹp được chợ tự
phát vẫn là tuần tra
và chốt chặn. Tuy
nhiên, để thực hiện
thì phường không
có kinh phí. Ông
giải quyết vấn đề
này như thế nào?
+ Hiện tại lực
lượng thực hiện
tuần tra, chốt chặn
khu vực chợ này
không nhiều nhưng
vẫn đảm bảo được
nhiệm vụ. Cụ thể,
theo biên chế thì
một khuphố sẽđược
bố trí bốn dân quân và bốn bảo vệ dân phố, những
người này được Nhà nước trả lương theo quy định.
Mọi người sẽ tự chia ca ra chốt chặn. Ngoài ra, hằng
năm phường cũng được giao một khoản kinh phí từ
ngân sách nhà nước. Với kinh phí này, phường sẽ tự
cân đối cho các hoạt động ở phường. Vì thế, nguồn
nhân lực và kinh phí để lo cho việc dẹp chợ tự phát
là ổn định, lâu dài.
.
Theo một số người dân thì ở các chợ tự phát
lấn chiếm lòng đường có xảy ra tình trạng cán bộ
phường bảo kê, báo tin trước cho người buôn bán
để họ thu dọn lại mỗi khi có đoàn xuống kiểm tra.
Ông nhận định tình trạng này có hay không và khắc
phục như thế nào?
+ Theo tôi thì cũng có thể có tình trạng đó nhưng
không nhiều và khó tồn tại lâu nếu lãnh đạo phường
quan tâm xử lý. Giả sử một anh cán bộ cho phép hộ
này buôn bán lấn chiếm thì các hộ khác sẽ chiếm theo
và như thế một thời gian sau cả chợ đều lấn chiếm
đường. Lúc này cán bộ làm sao có thể xử lý hộ này
mà không xử lý hộ kia được?
Tình trạng này có thể diễn ra một ngày, hai ngày
chứ không thể diễn ra lâu. Nếu một cán bộ bị lãnh
đạo nhắc nhở liên tục thì cũng cần phải xem lại cách
làm việc và người này chắc chắn cũng không tồn
tại được lâu.
Đưa cửa hàng tiện ích thay thế dần chợ
.
Việc dẹp chợ tự phát, hầu hết chính quyền
địa phương ở một số nơi vẫn quyết tâm thực hiện
nhưng rồi lại rơi vào tình trạng “bắt cóc bỏ dĩa”.
Vậy phường làm thế nào có thể xử lý dứt điểm chợ
tự phát?
+ Theo tôi, nguyên nhân chủ yếu khiến chợ tự phát
dẹp rồi lại bị tái chiếm là do một số
chính quyền
địa phương vẫn còn nương tay, giải quyết chưa rốt
ráo, chưa tới nơi tới chốn.
Lãnh đạo như chủ tịch,
phó chủ tịch phường phải thường xuyên xuống kiểm
tra, giám sát và phải đi bất ngờ, âm thầm, khi phát
hiện có tình trạng lấn chiếm phải chỉ đạo làm ngay.
Theotâmlýchung
của nhiều người
thì khi mua hàng,
người ta thường
chọn những mối
quen. Khi những
người bán hàng
rong bị đẩy đuổi
thường xuyên thì
cũng đồng nghĩa họ
sẽ bị mất khách, về
lâu dài họ không
thể tồn tại được.
Hiện tại phường
đang làm việc với
những hộ có nhà và
đất trong khu vực
để khuyến khích họ
cho những doanh
nghiệp thuê mở các
dịch vụ cửa hàng
tiện ích cho người
dân tiện mua sắm,
không có cơ hội
cho chợ tự phát
quay trở lại.
.
Xi n cám ơn
ông.•
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook