047-2019 - page 9

9
“Trên cơ sở phân tích các phương
án đầu tư và tham khảo kinh nghiệm
phát triển đường sắt của các nước
trên thế giới, chúng tôi đề xuất lựa
chọn kịch bản ba. Cụ thể, nâng cấp
tối ưu hóa năng lực đường đơn của
tuyến đường sắt hiện hữu để khai thác
vận tải hàng hóa và hành khách địa
phương, đồng thời xây dựng riêng
tuyến mới khai thác tàu khách, tốc độ
thiết kế 350 km/giờ…” - Bộ GTVT
thông tin.
Hai phương án xây dựng
Trong tờ trìnhChính phủ, BộGTVT
cũng cho biết dự án có mức đầu tư
lớn nên việc phân kỳ đầu tư để huy
động được các nguồn vốn là hết sức
quan trọng. Theo đó, Bộ GTVT đưa
ra hai phương án.
Thứ nhất, phân kỳ theo chiều dọc.
Tức đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng đường
sắt Bắc-Namtheo tiêu chuẩnđường sắt
tốc độ cao (350 km/giờ) nhưng chưa
điện khí hóa. Sau khi hoàn thành hạ
tầng sẽmua sắmđoàn tàudiesel đểkhai
thác riêng tàukhách trên toàn tuyếnvới
vận tốc khai thác tối đa 150 km/giờ.
Giai đoạn 2 (dự kiến 2032-2050), tiến
hành điện khí hóa, nâng cấp hệ thống
thông tin tín hiệu, mua sắm đoàn tàu
tốc độ cao thay thế tàu diesel để khai
thác trên toàn tuyến.
Thứ hai, phân kỳ đầu tư theo chiều
ngang, đầu tư hoàn chỉnh và khai
thác đồng bộ đường sắt tốc độ cao
trên từng đoạn. Theo đó, giai đoạn 1
(2020-2032), nghiên cứu đầu tư xây
dựng đoạn Hà Nội - Vinh và Nha
Trang - TP.HCM. Giai đoạn 2 (dự
kiến 2032-2050) đầu tư xây dựng
đoạn Vinh - Nha Trang.
“Qua phân tích về khả năng đáp
ứng nhu cầu vận tải trên hành lang,
khả năng huy động các nguồn lực
đầu tư, hiệu quả đầu tư dự án cũng
như sự phù hợp với quy hoạch liên
quan, chúng tôi đề xuất phương án
phân kỳ đầu tư theo chiều ngang. Nói
là phân thành hai giai đoạn nhưng
thực chất đây là một quá trình đầu
tư liên tục…” - Bộ GTVT lý giải.
Về nguồn vốn, báo cáo nghiên
cứu đề xuất Nhà nước đầu tư khoảng
80%, vốn tư nhân khoảng 20% tổng
mức đầu tư (trong đó tư nhân sẽ
mua sắm đoàn tàu và một số thiết
bị; chịu trách nhiệm vận hành khai
thác, duy tu, bảo dưỡng và trả phí
thuê hạ tầng). Bộ GTVT cho biết
VIẾT LONG
T
rong tờ trình gửi Chính phủ về
nghiên cứu tiền khả thi dự án
đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam,
Bộ GTVT đưa ra ba kịch bản phát
triển hệ thống đường sắt.
Xây dựng tuyến mới
Theo Bộ GTVT, kịch bản thứ nhất,
nâng cấp tối ưu hóa năng lực đường
đơn hiện tại (năng lực 50 tàu/ngày
đêm, tốc độ khai thác 70 km/giờ).
Kịch bản hai, nâng cấp đường đơn
hiện tại (khổ 1.000 mm) lên đường
đôi - khổ 1.435 mm, khai thác chung
tàu khách và tàu hàng (năng lực 170
tàu/ngày đêm, tốc độ tối đa 200 km/
giờ). Kịch bản ba, nâng cấp tối ưu
hóa năng lực đường đơn hiện tại và
kết hợp xây dựng riêng tuyến mới
để khai thác riêng tàu khách với định
hướng tốc độ thiết kế 350 km/giờ
(tốc độ khai thác tối đa 320 km/giờ).
Qua nghiên cứu, phân tích, đánh
giá các kịch bản cho thấy việc nâng
cấp tối ưu hóa năng lực đường đơn
hiện tại chỉ đáp ứng nhu cầu trong
giai đoạn trước mắt (2025-2030).
Hơn nữa, nếu nâng cấp thành tuyến
có quymô đường đôi - khổ 1.435mm
để khai thác tốc độ cao sẽ gặp nhiều
thách thức do việc cải tạo tuyến cũ
với tiêu chuẩn kỹ thuật thấp nên gần
như xây mới. Ngoài ra, chi phí giải
phóng mặt bằng lớn do tuyến hiện
tại hành lang bị xâm chiếm, đi qua
nhiều khu vực đô thị, thi công xây
dựng với thời gian dài (khoảng 23
năm) và ảnh hưởng đến khai thác
đường sắt hiện tại.
Bên cạnh đó, việc tổ chức khai
thác chung tàu khách và tàu hàng
với sự chênh lệch cao về tốc độ sẽ
tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, hiệu
quả không cao và đặc biệt kịch bản
này cũng sẽ không đáp ứng đủ nhu
cầu trong tương lai. Đồng thời không
phù hợp với xu thế phát triển của các
nước trên thế giới.
BộGTVT cho rằng dự án sẽ có những tác động tích cực tới mọi mặt của đời sống xã hội. Ảnh: V.LONG
Trình Chính phủ 3 phương án cho
đường sắt cao tốc Bắc-Nam
Nếu đề xuất của Bộ GTVT được chấp thuận, trong tương lai Việt Nam sẽ cómột tuyến đường sắt Bắc-Namvới
vận tốc 320 km/giờ.
theo phân tích của đơn vị tư vấn tỉ
lệ này mang lại tính khả thi về hiệu
quả tài chính.
Bộ GTVT cũng phân tích nếu
trường hợp sử dụng 100% vốn trong
nước, giá trị đầu tư hằng năm trong
giai đoạn 1 tối đa chiếm 0,7% GDP
và giai đoạn 2 tối đa 0,55% GDP.
“Còn nếu trường hợp đi vay 100%,
với tình hình sử dụng và mức trả nợ
công hiện nay của Chính phủ, dự án
không làm vượt trần nợ công 65%
GDP theo quy định trong suốt cả
hai giai đoạn đầu tư…” - Bộ GTVT
phân tích thêm.
Bộ GTVT cho rằng dự án sẽ có
những tác động tích cực tới mọi mặt
của đời sống xã hội, góp phần thúc
đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế
đất nước.
“Đặc biệt, giúp tái cấu trúc đô thị và
phân bổ lại dân cư, thiết lập hài hòa
giữa các phương thức vận tải, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường cũng như
tai nạn giao thông và đặc biệt giảm
chi phí logistics, phát triển du lịch
dịch vụ...” - Bộ GTVT khẳng định.•
Trong ba kịch bản đưa ra,
Bộ GTVT đề xuất phương
án nâng cấp tối ưu hóa
năng lực đường đơn hiện
tại và kết hợp xây dựng
riêng tuyến mới.
Hà Nội đang giải tỏa mặt bằng để làm
đường đua F1
(PL)- Sáng 4-3, người dân và lực lượng giải phóng mặt
bằng phường Phú Đô (quận Nam Từ Liêm) đã cùng nhau
dỡ nhà, hàng quán, chặt cây cối, san ủi đất để lấy mặt bằng
làm đường đua tiêu chuẩn quốc tế dài 5,5 km quanh khu
liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình (khu liên hợp - PV).
Đường đua này sẽ phục vụ cho giải đua xe F1 dự kiến
diễn ra vào mùa hè năm 2020. Cùng với đường đua, một
khu tổ hợp Pit (dành cho khách và các đội đua) cao ba
tầng nằm gần vạch xuất phát với kiến trúc lấy cảm hứng từ
Hoàng thành Thăng Long cũng sẽ được xây dựng.
Trước đó, UBND TP Hà Nội đã có tờ trình gửi Thủ tướng
Chính phủ về việc chuyển gần 13 ha đất tại khu liên hợp (quận
Nam Từ Liêm) để thực hiện dự án phục vụ giải đua xe F1.
Theo tờ trình, khu đất trên ký hiệu 1B trong khu liên hợp,
thuộc địa bàn các phường Mỹ Đình 1 và Phú Đô. Khu đất
này đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng và được quy
hoạch để xây dựng khu thể thao trong nhà. Khu đất được
giao cho Bộ VH-TT&DL quản lý.
Do đó, UBND TP Hà Nội trình Thủ tướng Chính
phủ xem xét, quyết định chuyển giao khu đất trong khu liên
hợp từ Bộ VH-TT&DL về UBND TP Hà Nội quản lý, điều
chỉnh quy hoạch và sử dụng phục vụ công tác tổ chức giải
đua xe này.
TRỌNG PHÚ
Đà Nẵng cải tạo trụ sở HĐND TP
làm bảo tàng
(PL)- Ngày 4-3, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho hay
UBND TP vừa ban hành quyết định phê duyệt quy chế,
nhiệm vụ thiết kế và kế hoạch thi tuyển phương án kiến trúc
công trình cải tạo, nâng cấp cơ sở 42 Bạch Đằng thành Bảo
tàng TP Đà Nẵng. Dự án do Sở VH&TT TP Đà Nẵng làm
chủ đầu tư, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và
phát triển đô thị Đà Nẵng quản lý, điều hành dự án. Thời
gian tổ chức thi tuyển khoảng bốn tháng.
Phương án đưa ra là nghiên cứu sử dụng cơ sở vật chất tại
các khu đất 42-44 Bạch Đằng và 31 Trần Phú để cải tạo làm
Bảo tàng Lịch sử TP với tổng diện tích 8.686 m
2
.
Dự án được đề xuất theo hướng nâng cấp thành một bảo
tàng có quy mô lớn, vừa mang giá trị văn hóa, lịch sử dân
tộc, vừa mang tính hiện đại tương xứng với tầm vóc của
một đô thị lớn, một trung tâm kinh tế của miền Trung,...
Tại các khu đất trên, chính quyền TP thống nhất tháo dỡ
toàn bộ tường rào tại khu vực và đề xuất các không gian
trưng bày ngoài trời kết nối với quảng trường xung quanh
Thành Điện Hải, kết nối Thư viện Tổng hợp TP và cảnh
quan bờ Tây sông Hàn.
UBND TP giao Sở VH&TT phối hợp với Sở Xây dựng và
các đơn vị liên quan triển khai tổ chức thi tuyển theo đúng
quy định. Bảo tàng Đà Nẵng hiện trạng đang nằm trong Di
tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải. Năm 2018, song song
với dự án trùng tu, tôn tạo Thành Điện Hải, TP đã quyết định
chuyển bảo tàng ra khỏi di tích, dời về địa chỉ 42 Bạch Đằng.
Địa chỉ này đang là trụ sở HĐND TP Đà Nẵng.
TẤN VIỆT
Đô thị -
ThứBa5-3-2019
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam có tổng chiều dài dự án khoảng
1.559 km, chạy dọc hành lang Bắc-Nam, đi qua 20 tỉnh với điểm đầu là ga
Hà Nội, điểm cuối là ga Thủ Thiêm. Dự kiến tổng mức đầu tư 58,71 tỉ USD
(1,3 triệu tỉ đồng).
Chính phủ dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua chủ trương đầu
tư dự án vào kỳ họp tháng 10-2019. Trường hợp báo cáo tiền khả thi dự án
được Quốc hội thông qua, Bộ GTVT sẽ triển khai chuẩn bị nghiên cứu khả
thi, thiết kế kỹ thuật, giải phóng mặt bằng từ năm 2020 đến 2025. Triển
khai xây dựng từ năm2026, dự kiến đưa vào khai thác đoạn ưu tiên từ năm
2032; tiếp tục triển khai xây dựng các đoạn còn lại từ năm 2035, phấn đấu
hoàn thành toàn tuyến vào năm 2050.
Dự án do Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT-CTCP (TEDI), thành viên
đứng đầu liên danh thực hiện.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook