050-2019 - page 10

10
Bạn đọc -
ThứSáu8-3-2019
Ý kiến bạn đọc
Cấmcông an ăn uống
ở hàng quán vỉa hè
Dự thảo có quy định chi tiết những điều cấmđối với lực lượng công an
nhân dân.
PHÚCBÌNH
B
ộ Công an vừa đăng tải
dự thảo lần hai thông
tư quy định về Điều
lệnh nội vụ Công an nhân
dân (CAND) để lấy ý kiến
góp ý rộng rãi.
Dự thảo quy định về chức
trách, nhiệm vụ và mối quan
hệ công tác; chế độ làm việc,
công tác, chiến đấu, hội họp,
huấn luyện, học tập, bảo mật,
nghỉ ngơi; sử dụng trang phục;
tư thế, lễ tiết, tác phong…của
các đơn vị và cán bộ, chiến
sĩ CAND.
Bốn nhóm hành vi
bị nghiêm cấm
Nếu được thông qua, thông
tư này sẽ thay thế Thông tư
số 17/2012 và Thông tư số
37/2015 của Bộ Công an
trước đó.
Một điểm đáng chú ý, Điều
43 của dự thảo quy định chi
tiết về bốn nhóm hành vi
bị nghiêm cấm đối với cán
bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng
CAND.
Thứ nhất, công an không
được đeo kính màu đen khi
trực tiếp giải quyết công việc
với người khác; đút tay vào
túi quần hoặc
túi áo khi làm
nhiệm vụ.
Thứ h a i ,
không được
nhuộm t óc
k h á c m à u
đen ; móng
tay,móngchân
để dài và sơn
màu. Cán bộ,
chiến sĩ nam
không để tóc dài trùm tai,
trùm gáy hay cắt tóc quá
ngắn (trừ trường hợp do đầu
bị hói, bị bệnh lý theo chỉ
định của bác sĩ hoặc do yêu
cầu nghiệp vụ phải cắt tóc
ngắn); không để râu, ria ở
cằm, ở cổ và trên mặt.
Thứ ba, nghiêm cấm cán
bộ công an ăn, uống ở hàng
quán vỉa hè
(trừ trường
hợp do yêu
cầu công tác
cầnxãhộihóa);
uống rượu bia
và các chất có
cồn trong ngày
làmviệc, ngày
trực;uốngrượu
bia say trong
mọitrườnghợp,
mọi lúc, mọi nơi; sử dụng
chất gây nghiện trái phép;
hút thuốc khi làm nhiệm vụ,
trong phòng làm việc, phòng
họp, hội trường và ở những
nơi có quy định cấm.
Thứ tư, cấm đánh bạc
dưới mọi hình thức; mê tín,
bói toán; lập bàn thờ, để bát
hương, thắp hương trong hội
trường, phòng họp, phòng
khách, phòng làmviệc, phòng
ở, nhà kho, nhà ăn tập thể, nơi
để hồ sơ, tài liệu thuộc phạm
vi trụ sở đơn vị công an (trừ
khi tổ chức lễ tang).
Ngoài ra, dự thảo cũng quy
định rõ về các tiêu chí ứng xử
của lực lượng CANDkhi giao
tiếp với nhân dân.
Cụ thể, khi tiếp xúc, giải
quyết công việc với nhân dân,
công an phải khiêm tốn, bình
tĩnh, tận tình, chu đáo; không
sách nhiễu, gây phiền hà…
Đối với các đối tượng vi
phạm pháp luật, khi tiếp xúc,
công an phải giữ đúng tư thế,
lễ tiết, tác phong; có thái độ
ứng xử đúng mực; không có
lời nói, hành vi xúc phạm,
phân biệt đối xử với người
vi phạm.
Cần có cơ chế để
người dân giám sát
Sau khi đăng tải, dự thảo
thông tư nói trên nhanh chóng
thu hút sự chú ý của dư luận.
Bên cạnh việc ủng hộ, nhiều
ý kiến cũng bày tỏ sự băn
khoăn làm thế nào để giám sát
lực lượng công an chấp hành
nghiêm quy định hay không.
“Nếu thực hiện đúng như
những gì thông tư quy định,
chắc chắn hình ảnh cán bộ
công an sẽ thân thiện, chuẩn
chỉnh hơn” - ông Bùi Long
Ích (43 tuổi, trú tại Bắc Từ
Liêm, Hà Nội) nhận định.
Tuy nhiên, theo ông Ích,
quy định là vậy nhưng rất
cần cơ chế để người dân
giám sát đối với lực lượng
công an.
Còn anh Phạm Thịnh (32
tuổi, trú tại Ba Đình, Hà Nội)
thì cho rằng có quy định thì
phải có chế tài kèm theo. Bởi
trên thực tế, không ít trường
hợp công an trong đó có lực
lượng CSGT từng bị phản
ánh có hành vi thiếu chuẩn
mực đối với người tham gia
giao thông.
“Lâu nay mạng xã hội
vẫn thường đăng tải các
tình huống CSGT chỉ tay,
dùng lời lẽ không đúng mực
hoặc không thực hiện đúng
tác phong khi dừng phương
tiện, thậm chí là rọi đèn pin
vào mặt người điều khiển
phương tiện. Tôi mong rằng
khi những quy định trong dự
thảo được áp dụng chính thức
thì đồng thời người dân cũng
có một kênh nào đó để phản
ánh thái độ, tác phong của
công an khi tiếp xúc với dân.
Nếu tốt thì đáng để khen, nếu
tệ thì cũng cần được góp ý,
chỉnh sửa” - anh Thịnh nêu
quan điểm.•
Công an không được đeo kínhmàu đen khi trực tiếp giải quyết công việc với người khác;
đút tay vào túi quần hoặc túi áo khi làmnhiệmvụ. Ảnh: PHÚC BÌNH
Đậuô tô vô ý thức:
Không thể kêugọi
suông!
Đọc bài
“Chủ ô tô “khổ nhất” Sài Gòn
”, tôi có
cảm giác như đây là vấn đề nan giải, không có cách
giải quyết. Có ý kiến cho rằng về nguyên tắc, cá
nhân được làm những gì pháp luật không cấm. Ở
những đoạn đường không có biển báo cấm dừng,
cấm đậu xe hoặc không phải là những vị trí không
được phép dừng, đậu thì cá nhân được quyền dừng,
đậu. Việc dừng, đậu xe phải tuân theo quy định của
Luật Giao thông đường bộ về dừng xe, đỗ xe trên
đường bộ.
Trong khi đó, Luật Giao thông đường bộ và các
nghị định có liên quan thì chỉ nêu ra một số vị trí ô tô
không được phép dừng, đậu, chẳng hạn như không
được dừng, đậu trước cổng hoặc trong phạm vi 5 m
hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường
cho ô tô ra vào, nơi phần đường có lề rộng
chỉ đủ cho một làn xe...
Những vị
trí cấm này
không đề
cập đến nhà
của người
dân hay các
cửa hàng buôn
bán.
Như vậy,
việc dừng, đậu
xe ở những nơi
không có biển
cấm nhưng ảnh
hưởng tới việc đi
lại của người khác
(như đậu xe chặn
lối ra vào nhà của
cá nhân) thì cơ quan
chức năng không thể
xử lý. Chủ nhà phải
đành chịu trận, không có cách xử lý nào khác là kêu
gọi ý thức của người điều khiển xe bốn bánh.
Điều này theo tôi là rất khó vì thực tế những vi
phạm (giao thông đường bộ, vệ sinh môi trường…)
nếu không có biện pháp chế tài mà chỉ dựa vào hô
hào kêu gọi tính tự giác thì khó mong giữ được kỷ
cương. Tôi xin góp một ý kiến nhỏ trong việc giải
quyết vấn nạn này. Trong thời gian công tác ở Mỹ,
tôi thấy cách làm của họ như sau:
Tại những con đường không có biển cấm đậu
xe nhưng có những nơi không được phép đậu như
trước cửa nhà, nơi vòi nước họng cứu hỏa… thì
những miếng đá bó vỉa hè ở đó sẽ được nhà chức
trách quét lên những sọc đỏ. Các chủ nhà này sẽ báo
lên cơ quan chức năng rằng nhà tôi có ô tô ra vào,
người ngoài không được phép đậu xe ở đây thì nhà
chức trách sẽ quét sơn đỏ lên đó. Đây là dấu hiệu
cho biết không được đậu xe.
Nếu có xe nào vi phạm, chỉ cần chủ nhà hoặc một
người nào đó gọi điện thoại báo cảnh sát thì lập tức
sẽ có xe đến cẩu (tow) đi. Chủ xe vi phạm muốn lấy
xe về sẽ phải trả hai khoản tiền: Tiền phạt đậu xe sai
chỗ và tiền công cẩu xe (khoảng 400-800 USD) tùy
thuộc vào hành vi vi phạm và khoảng cách từ nơi vi
phạm đến nơi giam giữ xe.
Ở nhiều nước, tại những khu vực cấm đậu xe bao
giờ cũng có biển báo rất chi tiết với hình ảnh chiếc
xe đang bị cẩu đi: “Cấm đậu xe. Vi phạm sẽ bị cẩu”,
ở dưới còn có số điện thoại để chủ xe biết nơi xe bị
giam và liên hệ đóng tiền phạt (và phí cẩu xe) rồi
mang xe về.
Thiết nghĩ đây cũng là cách để nhà quản lý ở các
đô thị nước ta tham khảo, nhất là trong tình hình
số người dân sử dụng ô tô ngày càng nhiều. Đã có
nhiều câu chuyện chủ nhà hành xử trái pháp luật
vì bức xúc với người đậu xe vô ý thức. Nếu không
có biện pháp chế tài thì khó có thể kêu gọi ý thức
suông trong chuyện này được.
Đại sứ
LÊ QUỐC HÙNG
(Cựu tổng lãnh sự
Việt Nam tại San Francisco, Mỹ)
“Nếu thực hiện
đúng như những gì
thông tư quy định,
chắc chắn hình ảnh
cán bộ công an sẽ
thân thiện, chuẩn
chỉnh hơn.”
Ông
Bùi Long Ích
Quy định chặt chẽ hơn
Theo Thông tư số 17/2012, một trong những hành vi bị
cấm đối với công an là uống rượu bia và và các chất có cồn
trong giờ làm việc và tại trụ sở cơ quan (trừ trường hợp
được phép của thủ trưởng cấp tổng cục, đơn vị trực thuộc
Bộ; giám đốc Công an tỉnh/TP trực thuộc trung ương và Sở
Cảnh sát PCCC trở lên).
Tuy nhiên, tại dự thảo thông tư l n này, Bộ Công an đã
rút gọn câu chữ, chỉ còn cấm uống rượu bia và các chất có
cồn trong ngày làm việc, ngày trực.
Như vậy, dự thảo đã quy định chặt chẽ hơn đối với vấn đề
uống rượu bia. Nếu như thông tư trước đây có các trường
hợp ngoại lệ được phép uống tại trụ sở cơ quan và trong
giờ làm việc thì hiện nay đã cấm tuyệt đối.
Bài viết
“Chủ ô tô“khổ nhất”
Sài Gòn”
nhận được nhiều ý
kiến phản hồi của bạn đọc.
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook