050-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu8-3-2019
TUYẾNPHAN
N
gày 7-3, sau một ngày xét xử,
TAND TP Hà Nội đã tuyên
phạt Nguyễn Việt Cường
(tức ca sĩ Châu Việt Cường) 13
năm tù về tội giết người. Cùng vụ,
tòa tuyên phạt Phạm Đức Thế (38
tuổi, trú quận Ba Đình, Hà Nội)
bảy năm tù về tội tàng trữ trái phép
chất ma túy.
Nhét 33 nhánh tỏi
vào miệng
Theo cáo trạng, rạng sáng 5-3-
2018, ChâuViệt Cường đi biểu diễn
ở tỉnh Hà Nam, về đến Hà Nội thì
gọi điện thoại cho Phạm Đức Thế
xin ngủ nhờ.
Tiếp đó, Cường gọi điện thoại
cho ĐQN (cũng là ca sĩ) rủ đến
chơi cùng. ĐQN gọi điện thoại rủ
thêm hai cô gái ĐPA (23 tuổi, trú
huyện Mộc Châu, Sơn La) và TMH
(20 tuổi, trú huyện Chương Mỹ, Hà
Nội). Tại đây, nhóm của Cường ba
lần sử dụng ma túy và quan hệ tình
dục với nhau.
Đến sáng hôm sau, Cường ra
sân bay để đi TP.HCM biểu diễn
nhưng nhanh chóng quay lại. Lúc
này, Cường và TMH đều có biểu
hiện bị ảo giác do sử dụng ma túy.
Cả hai ngồi nói chuyện, khóc lóc
và vái lạy.
Cường, Thế và ĐPA chạy xuống
chân cầu thang của khu tập thể
thì thấy một phụ nữ đang bán tỏi.
Cường dùng tay bốc một vốc tỏi
loại nguyên củ trong rổ của người
phụ nữ rồi chạy lên phòng ném
vào người TMH. Bị cáo nhặt tỏi
cho vào miệng ăn, đồng thời nhét
một củ tỏi còn nguyên chưa bóc
cùng 33 nhánh tỏi khác vào trong
khoang miệng của TMH khiến nạn
nhân tử vong.
Tại tòa, Châu Việt Cường khai
rằng trong lúc “ngáo đá”, nạn
nhân TMH lao đến ôm cổ, xoa
Ca sĩ Châu Việt Cường bị phạt
13 năm tù
Ca sĩ Châu Việt Cường cho rằng việc bị truy tố về tội giết người là quá nặng vì hành vi cho nạn nhân
ăn tỏi là để… trừ tà.
Bị cáo Châu Việt Cường tại tòa. Ảnh: T.PHAN
đầu bị cáo rồi lại khóc và kêu la.
Cho rằng cô gái bị “ma nhập”
nên Cường hô nhóm bạn tìm tỏi
để trừ tà. “Bị cáo nghĩ càng cho
H. ăn nhiều tỏi càng tốt, vì tâm
linh cũng như thế” - cựu ca sĩ quê
Quảng Ninh trần tình.
Lối sống buông thả,
sa đọa
Đứng trước bục khai báo, Cường
nói bản thân có tội nhưng cáo trạng
truy tố bị cáo tội giết người quá
nặng. Lý do là bởi bị cáo không
có động cơ giết người, bị cáo bị ảo
giác, không làm chủ được ý thức
và hành vi của mình. Bị cáo cũng
cho rằng cảm thấy nhục nhã với gia
đình và anh em. Bị cáo từng có ý
định tự tử nhưng nghĩ mình là đàn
ông, có làm có chịu nên không trốn
tránh được.
Trong phần tranh tụng, đại diện
VKSND TP Hà Nội đề nghị tuyên
phạt Châu Việt Cường mức án 13-
14 năm tù về tội giết người; Phạm
Đức Thế 7-8 năm tù về tội tàng trữ
trái phép chất ma túy.
Theo đại diện VKS, việc cố ý
nhét tỏi vào miệng khiến nạn nhân
tử vong của Châu Việt Cường là
hành vi nguy hiểm. Bản thân Cường
có đủ nhận thức về hành vi nhưng
do hậu quả của việc sử dụng ma
túy, bị cáo đã tự đặt mình vào tình
trạng phạm tội.
Trong khi bị cáo Cường nói bản
thân mất kiểm soát, điều này xuất
phát một phần từ chính lối sống
buông thả. Bị cáo là người của
công chúng, đáng lẽ phải trau dồi,
giữ gìn hình ảnh của một người
làm nghệ thuật thì lại đua đòi, ăn
chơi sa đọa.
Về phía gia đình nạn nhân, họ
đã cầm di ảnh cô gái TMH tới tòa.
Mẹ nạn nhân liên tục gào khóc, bắt
đền hai bị cáo trả lại con cho mình.
Đáp lại sự phẫn nộ này, Cường
quay lại, chắp tay phía trước và
cúi gập người mong gia đình bị
hại tha thứ.•
Theo VKS, bản thân bị
cáo có đủ nhận thức về
hành vi nhưng do hậu
quả của việc sử dụng
ma túy, bị cáo đã tự đặt
mình vào tình trạng
phạm tội.
Hành vi thỏa mãn tội giết người
Trong ph n tuyên án, HĐXX cho rằng hành vi giết người sau khi sử
dụng trái phép chất ma túy là do Châu Việt Cường tự tạo ra. Yếu tố
không làm chủ hành vi của bị cáo cũng từ ảo giác mà gây ra. “Hành vi
của bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, bị cáo đã phạm tội giết người” -
chủ tọa tuyên bố, đồng thời khẳng định không đủ dấu hiệu xác định
Cường phạm tội tổ chức sử dụng trái phép ma túy. Ngoài trách nhiệm
hình sự, tòa còn buộc Châu Việt Cường phải bồi thường cho gia đình
bị hại 200 triệu đồng.
Ngày 7-3, phiên xét xử phúc thẩm vụ án tổ chức
đánh bạc ngàn tỉ đồng liên quan đến hai cựu tướng
công an Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa tiếp
tục làm việc.
Tại tòa, các bị cáo có đơn kháng án và được VKS
kháng nghị lần lượt bước lên bục khai để trình bày
các căn cứ xin giảm nhẹ hình phạt. Hầu hết những
người này đều thừa nhận tội trạng như bản án tòa cấp
sơ thẩm đã tuyên, họ cho biết mình đã ăn năn hối cải,
đồng thời xuất trình các tài liệu, chứng cứ có lợi cho
bản thân. Đáng chú ý, bị cáo Lê Văn Sinh (37 tuổi,
trú Hà Giang) khi được xét hỏi đã có những câu trả
lời “hồn nhiên” khiến nhiều người theo dõi phiên tòa
không khỏi bất ngờ. Theo đó, Sinh bị tòa sơ thẩm
tuyên án treo về tội đánh bạc nhưng trong đơn kháng
cáo, bị cáo lại tiếp tục xin tòa phúc thẩm cho được
hưởng án treo.
Trước tình huống khó hiểu như vậy, HĐXX phúc
thẩm đã phải hỏi lại bị cáo để làm rõ. Trả lời tòa, bị cáo
Sinh giật mình và cho biết đơn kháng cáo là do vợ viết
sẵn và đưa cho bị cáo ký. “Bị cáo cũng chỉ nói sơ qua
với vợ là xin kháng cáo, sau khi viết xong thì bị cáo có
đọc qua nội dung. Nhưng do bị cáo không hiểu lắm nên
chỉ nói là xin được giảm án. Bây giờ bị cáo xin được
tòa cho cải tạo không giam giữ” - Sinh nói. Thế nhưng
sau một vài câu hỏi, cuối cùng bị cáo Sinh lại xin được
hưởng án treo (!).
Một bị cáo khác là Đoàn Thị Thu Hà (cựu kế toán
Công ty CNC), bị tuyên phạt bốn năm tù về hai tội
danh tổ chức đánh bạc và rửa tiền. Hà không có đơn
kháng cáo nhưng thuộc một trong các bị cáo được
VKS kháng nghị. Dù vậy, bị cáo Hà mong muốn được
HĐXX phúc thẩm xem xét ở tội danh rửa tiền, cụ thể
là chuyển từ án giam sang hình phạt tiền, bởi hành vi
của bị cáo chỉ là “xử lý dòng tiền”.
Tham gia vào phần xét hỏi, đại diện VKSND Cấp
cao tại Hà Nội cho biết một số bị cáo đang được
kháng nghị theo hướng có lợi. Theo đó, số bị cáo là
đại lý cấp 1 trở lên bị truy tố, xét xử về tội tổ chức
đánh bạc theo Điều 249 BLHS năm 1999 nhưng có sự
vận dụng các tình tiết có lợi cho bị cáo về định lượng
cấu thành tội phạm theo BLHS năm 2015 (5 triệu
đồng trở lên mới phạm tội).
Hành vi khách quan của các bị cáo là tổ chức ra hệ
thống và vận hành trò chơi đánh bạc là dấu hiệu pháp
lý của tội phạm này khi định tội, song HĐXX cấp sơ
thẩm lại áp dụng thêm tình tiết tăng nặng là “phạm tội
có tổ chức” là trái nguyên tắc.
T.PHAN
Được xửán treonhưngvẫnkháng cáo
xinán treo
Đại diện VKSNDCấp cao tại Hà Nội cho biết một số bị cáo đang được kháng nghị
theo hướng có lợi.
Phạt tù 15 người gây rối, tấn công
cảnh sát ở Phan Rí Cửa
(PL)- Chiều 7-3, TAND huyện Tuy Phong (Bình Thuận) đã
tuyên phạt 15 bị cáo về tội gây rối trật tự công cộng.
Cụ thể, HĐXX đã tuyên án các bị cáo: Hồ Thái Hà
ba năm sáu tháng tù; Huỳnh Văn Sù, Trần Hổ, Nguyễn
Thanh Phương, Đặng Ngọc Tấn, Nguyễn Văn Hiếu,
Nguyễn Thị Liên và Phạm Thanh Mẫu, mỗi bị cáo ba
năm tù...
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã thông tin, trong các ngày
10 và 11-6-2018, tại Bình Thuận đã xảy ra các vụ tụ tập
đông người gây rối trật tự công cộng phản đối dự luật
đặc khu.
Tại thị trấn Phan Rí Cửa, nhiều người đã tụ tập ở khu vực cầu
Nam và cầu Sông Lũy gây ách tắc giao thông nhiều giờ liền,
ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế-xã hội địa phương. Trong số
các bị cáo có bà Nguyễn Thị Liên (ngụ Đồng Nai) là hướng dẫn
viên du lịch.
Thời điểm trên, bà Liên đang dẫn đoàn khách du lịch
trên hai ô tô 45 chỗ từ Khánh Hòa về lại TP.HCM. Khi đến
cầu Sông Lũy, khu vực này bị ách tắc giao thông. Bà Liên
đã xuống xe tham gia, sau đó còn leo lên xe tải, dùng loa và
micro đem theo nói nhiều lời lẽ kích động khiến người dân tụ
tập nhiều hơn.
Liên quan đến vụ án này còn có một số đối tượng khác có
hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người
thi hành công vụ, gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước, cơ
quan điều tra Công an huyện Tuy Phong đã có quyết định
tách vụ án để tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý sau.
PHƯƠNG NAM
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook