051-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBảy9-3-2019
Tiêu điểm
Dân TP.HCM mỗi năm chi hơn 18.000 tỉ
mua thịt heo
(PL)- Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công
Thương TP.HCM, vừa dẫn số liệu từ công ty nghiên cứu thị
trường Kantar Worldpanel cho biết: Trung bình mỗi tuần một
hộ gia đình ở các đô thị lớn như TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng,
Hải Phòng và Hà Nội chi khoảng 1,1 triệu đồng để mua thực
phẩm tươi sống. Nhu cầu này cao gấp ba lần so với các mặt
hàng tiêu dùng nhanh hằng ngày. Đáng chú ý trong rổ hàng
tiêu dùng thực phẩm tươi sống (10 mặt hàng), thịt heo xếp thứ
hai, chiếm 14%.
Theo tính toán của Sở Công Thương TP.HCM, một ngày
TP tiêu thụ khoảng 10.000 con heo. Số heo này được cung
cấp chủ yếu từ 10 tỉnh, thành lớn lân cận, trong đó Đồng Nai
Nhu cầu mua hoa dịp 8-3 tăng đột biến
(PL)- Dù giá tăng gấp hàng chục lần so với ngày thường
nhưng hoa tươi vẫn “cháy hàng” dịp 8-3. Chợ Hồ Thị Kỷ, một
chợ hoa nổi tiếng của TP.HCM, luôn tấp nập mua bán vào
hôm qua. Đối với những loại đã được bó sẵn, giá dao động
200.000-400.000 đồng/bó.
Tại sao không mời chúng tôi?
Trao đổi với báo chí ngoài lề họp báo, TS Trần Thị Dung,
chuyên gia nước mắm của Hiệp hội Thực phẩm minh bạch,
thành viên Câu lạc bộ NMTT VASEP, cho biết: “Người ta mời
các nhà khoa học đến đây nhưng tôi không được mời dù tôi
là chuyên gia về nước mắm”.
TS Dung cũng cho hay bà thấy lạ là tại sao trong buổi họp
báo hôm nay ban tổ chức lại không mời các hiệp hội NMTT
nhưHiệp hội NướcmắmPhúQuốc, Hiệp hội NướcmắmPhan
Thiết, Hiệp hội Lương thực thực phẩmTP.HCM…mà chỉ mời
Công ty Liên Thành và Công ty Xuyên Việt.
“Ngoài ra, các chuyên gia về nghiên cứu, sản xuất nước
mắm cũng không được mời mà chỉ mời những chuyên gia
bên y tế” - bà Dung thắc mắc.
“Dậy sóng” tại họp báo về
tiêu chuẩn nước mắm
Một chuyên gia bất ngờ xuất hiện tại họp báo liên quan đến nước mắmdù không được mời.
MAI HIỀN
C
hiều 8-3, tại Hà Nội, Cục
Chế biến và Phát triển
thị trường nông sản (Bộ
NN&PTNT) tổ chức họp báo
cung cấp thêm thông tin về
dự thảo TCVN-12607:2019
quy phạm thực hành sản xuất
nước mắm.
Đã bỏ một số nội
dung bất hợp lý
Dự thảo này đã gặp phải sự
phản ứng gay gắt của doanh
nghiệp (DN), chuyên gia và
hiệp hội sản xuất nước mắm.
Các ý kiến cho rằng những
tiêu chuẩn đưa ra trong dự
thảo không hợp lý, gây khó
khăn, thậm chí triệt tiêu nước
mắm truyền thống (NMTT).
Ví dụ, dự thảo đưa ra tiêu
chuẩn kiểmsoát các loại thuốc
thú y, thuốc bảo vệ thực vật
trong khi nguyên liệu làm
nước mắm là cá biển; tạo ra
rào cản kỹ thuật để triệt tiêu
nghề sản xuất NMTT, không
làm rõ sự khác biệt giữa quy
trình và điều kiện sản xuất
NMTT và nước mắm công
nghiệp (NMCN)...
Trước các ý kiến trên, TS
Đào Trọng Hiếu, Phó phòng
Phát triển thị trường thủy
sản, Cục Chế biến và Phát
triển thị trường nông sản,
Phó ban soạn thảo dự thảo
TCVN-12607:2019, khẳng
định: Đây chỉ là dự thảo tiêu
chuẩn về quá trình, chứ không
phải tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ
thuật của sản phẩm, không
đưa ra các chỉ tiêu và mức
giới hạn cần tuân thủ đối với
các chỉ tiêu đó cho sản phẩm
cuối cùng.
Mục tiêu của dự thảo tiêu
chuẩn là đưa ra các khuyến
nghị (không bắt buộc phải
áp dụng) và hướng dẫn kỹ
thuật nhằm giúp cho các nhà
Dự thảo TCVN-12607:2019 quy phạmthực hành sản xuất nướcmắmtiếp tục gây tranh cãi.
Trong ảnh: Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: MH
Những nhà sản
xuất nước mắm yêu
cầu được trả lại tên
gọi NMTT.
Tiếp thu ý kiến để
hoàn thiện dự thảo
Traođổivới
PhápLuậtTP.HCM,
ôngNguyễnHoàng Linh,Tổng
CụcphóTổngcụcTiêuchuẩnĐo
lườngChất lượngViệtNam, cho
biết hiện tổng cục đang phối
hợp với Cục Chế biến và Phát
triển thị trường nông sản lắng
nghe, tiếp thu các ý kiến góp
ý để hoàn thiện dự thảo. Qua
đó nhằm đảm bảo xây dựng
được tiêu chuẩn minh bạch,
rõ ràng, làm cơ sở cho đơn vị
áp dụng hiệu quả, mang lại lợi
ích choDN, người tiêu dùng và
cộng đồng.
quản lý, người sản xuất nước
mắm nhận diện, phòng ngừa,
kiểm soát các mối nguy tiềm
ẩn có thể xảy ra mất an toàn
thực phẩm từ khâu kiểm soát
nguyên liệu đầu vào cho đến
thành phẩm cuối cùng.
Trong quá trình soạn thảo
dự thảo, ban soạn thảo dựa
trên căn cứ tiêu chuẩn Codex
(CAC/RCF 52-2003), TCVN-
7265:2005 và thực tế sản xuất
tại Việt Nam.
Tuy nhiên, trước các ý kiến
của các chuyên gia, nhà khoa
học, nhà sản xuất, ban soạn
thảo đã lược bỏ các khuyến
nghị được cho là khó áp dụng,
không khả thi đối với điều
kiện sản xuất nước mắm hiện
nay tại Việt Nam để bảo vệ,
ủng hộ các nhà sản xuất nước
mắm trong nước.
Ví dụ, ban soạn thảo đã lược
bỏ khuyến nghị về việc phải
moi ruột đối với cá nguyên
liệu có kích thước chiều dài
thân lớn hơn 12 cm hoặc
khuyến nghị phải bảo quản
ở nhiệt độ dưới 3
o
C đối với
cá nguyên liệu ngay sau khi
đánh bắt để kiểm soát ô nhiễm
vi sinh và sự phân hủy cá...
Ông Nguyễn Hoàng Linh,
Phó Tổng Cục trưởng Tổng
cụcTiêu chuẩnĐo lườngChất
lượng, cho biết tiêu chuẩn
quốc gia là khuyến khích áp
dụng. Còn quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia (QCVN) mới là văn
bản bắt buộc áp dụng. Do đó,
tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn
tự nguyện áp dụng.
Yêu cầu trả lại
tên “NMTT”
Có mặt tại buổi họp báo,
nhiều cơ quan báo chí đặt
câu hỏi liệu việc ban hành
tiêu chuẩn này có làm khó
cho DN sản xuất NMTT và
không phân định được sự khác
nhau giữa NMTT và NMCN.
Trả lời câu hỏi này, PGS-TS
Trần Đán, Chủ tịch Hiệp hội
Thực phẩm chức năng Việt
Nam, nguyên Cục trưởng
Cục An toàn thực phẩm, Bộ
Y tế, nêu quan điểm: “Tôi
nghiên cứu rất kỹ dự thảo
này và thấy rằng mục tiêu của
dự thảo không dành cho loại
nước mắm nào cả mà dành
chung cho nước mắm ở Việt
Nam nhằm dành cho tất cả
người tiêu dùng”.
“Anh dựa vào đâu mà phân
biệt NMTT với NMCN? Tiêu
chuẩn của Nhà nước người
ta chỉ gọi là nước mắm và
nước mắm nguyên chất. Tại
sao phải phân ra NMTT với
NMCN để gây mất đoàn kết
trong ngành nước mắm của
mình” - ông Trần Đán đặt
vấn đề.
Tại hội thảo, dù TS Trần
Thị Dung, chuyên gia nước
mắmcủaHiệp hội Thực phẩm
minh bạch, thành viên Câu lạc
bộ NMTTVASEP, nhiều lần
giơ tay xin phát biểu nhưng
bị người điều hành buổi họp
báo gạt ra. Tuy vậy, trao đổi
với báo chí sau đó, TS Dung
cho biết: Chúng tôi gọi NMTT
là loại nước mắm không cần
chất bảo quản gì; chỉ cần có
muối bão hòa là nó tự bảo
quản, hàm lượng acid amin
cao là nước mắm bảo quản.
Nhưng bây giờ người ta
pha loãng nước mắm ra nên
buộc họ phải cho chất bảo
quản vào. Đấy không còn là
nước mắm nữa. Các bạn thử
về ăn chả, ăn nem cũng dùng
một thìa nước mắm pha với
mấy thìa nước lọc, bột ngọt...
đấy gọi là nước mắm chấm
để phân biệt với nước mắm
nguyên chất.
“Tại sao tôi dùng từNMCN?
Vì họ có 10 bể, mỗi bể 1.000
lít thì một ngày họ có thể sản
xuất được 100.000 lít hoặc
hơn. Còn những nhà sản xuất
NMTT, cá và muối đem về
hàng năm trời, ở miền Bắc
phải 1,5-2 năm mới có được
nướcmắm.Vậy tại sao lại đánh
đồng NMTT với NMCN?” -
TS Dung nói.
Cũng chính vì thế, bà Dung
cho biết vừa qua các hiệp hội,
chuyên gia, cơ sở NMTT có
họp lại và đề nghị hãy trả
lại tên NMTT cho họ đứng
riêng một mình, không nhập
nhằng. Hàng ngàn cơ sở chế
biếnNMTTcũngmongmuốn
như vậy.
“Chuyệnpha loãng, chochất
bảoquản, hươngnhân tạo, chất
tạo sánh, phẩmmàu…vào thì
đó không phải là NMTT rồi.
Nếu ban soạn thảo nói rằng
chưa có văn bản nào quy định
riêng (về NMTT và MNCN
- PV) thì bây giờ các vị hãy
ban hành quy định. Không
nên lái nền sản xuất NMTT
sang một hướng khác” - bà
Dung bức xúc.•
chiếm nhiều nhất, gần nửa lượng trên. Thịt heo được bán chủ
yếu ở hai kênh gồm kênh truyền thống chiếm 87% thị phần và
kênh hiện đại 13%. Với mức giá như hiện nay, một năm người
dân TP.HCM tiêu thụ thịt heo trị giá khoảng 750 triệu USD.
Theo ông Hòa, tập quán tiêu dùng vẫn là tiêu thụ thịt heo
nóng vì người dân chưa có thói quen tiêu dùng thịt mát, thịt
đông lạnh.
TU UYÊN
Chị Lan, nhân viên bán hoa tại một sạp trên đường Hồ Thị
Kỷ cho hay: “Năm nay giá hoa cao nhưng đơn hàng rất nhiều.
Nhân viên chúng tôi phải làm việc từ 4 giờ sáng mới kịp giao
hàng cho khách. Ngoài hoa tươi, năm nay các sản phẩm hoa
làm từ dâu tây hay giỏ hoa quả cũng được nhiều người mua,
dù giá lên đến tiền triệu”.
Đáng chú ý, trên một số website bán hoa như Hoa yêu
thương quá tải các đơn hàng đặt online, phải ngưng nhận
giao dịch từ ngày 5-3. Tương tự, một đơn vị cung cấp và vận
chuyển Happy Flower cũng ra thông báo tạm ngưng nhận đơn
hàng từ 14 giờ ngày 8-3.
Không chỉ hoa tươi, hoa khô, hoa làm từ vải lụa cũng là mặt
hàng được nhiều người ưa chuộng. Theo người bán, mỗi sản
phẩm hoa khô khi hoàn thiện có giá 200.000-300.000 đồng.
THU HÀ
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook