051-2019 - page 13

13
DUY TÍNH
1.
Trong một ca mổ.
- Cho kháng sinh
trước mổ chưa?
- Dạ rồi.
- Bác sĩ mổ được chưa?
- Dạ, được rồi.
- Bắt đầu!
Đó là cuộc hội thoại giữa
phẫu thuật viên (PTV)Nguyễn
Đình Phú, đồng thời là phó
giám đốc BV Nhân dân 115,
với bác sĩ gâymê trong phòng
mổ cho bệnh nhân thay khớp
háng vào ngày 22-2-2014.
Dù làm việc nhiều lần với
ông nhưng đây là lần tôi vào
phòng mổ cùng ông và tận
mắt chứng kiến cảnh thay
khớp háng cho bệnh nhân. Dù
là PTV chính nhưng khi nói
về ca mổ, ông lại tán thưởng
bác sĩ gây mê.
Ông nói: “Bác sĩ gâymê-hồi
sức là những chiến sĩ thầm
lặng, đứng sau PTV. Nếu một
ca mổ, PTV đảm bảo được
nhưng trên nền bệnh nhân có
quá nhiều bệnh nội khoa thì
phải cân nhắc mổ làm sao để
thành công cao, lúc này vai
trò của bác sĩ gây mê-hồi sức
là phải điều chỉnh bệnh nhân,
đề ra phương pháp gây mê,
thời gian phẫu thuật hợp lý.
Trong lúc mổ, họ theo dõi sát
bệnh nhân từ huyết động đến
sinh hiệu và PTV đừng gây
ra những tai biến bất thường.
Thí dụ trong mổ tim, họ cho
ngưng tim hoàn toàn, nếu sơ
suất một tí là bệnh nhân tử
vong ngay. Trong giới chuyên
môn đánh giá rất cao bác sĩ
gây mê-hồi sức, tuy nhiên
còn có một ít người chỉ biết
mổ mà không nghĩ đến gây
mê-hồi sức. Còn ngoài xã hội
ít thấy vai trò của họ”.
2.
Tôi còn nhớ tháng 12-
2015, bà cụ 103 tuổi
té gãy liên mấu xương
đùi, kèmmột số bệnh nội khoa
khác, ông hội chẩn và quyết
định thay khớp háng cho cụ. 
Nói về quyết định táo bạo
của mình vì nguy cơ bà cụ tử
vong trên bàn mổ là rất cao,
ông bảo nếu để bà cụ nằm
một chỗ chắc chắn sẽ chết
rất nhanh. Phải làm cho bà
cụ tự sinh hoạt được. Và ca
phẫu thuật đầy tâm huyết của
ông đã thành công. Bà cụ tự
đi đứng được. Bà cụ vui một,
có lẽ ông vui đến mười.
Không chỉ giỏi chuyênmôn,
ông còn là một thầy thuốc có
tấm lòng rộngmở. Ông không
chỉ lo viện phí mà còn giúp
cả tiền ăn uống bồi bổ sau khi
ra viện, thậm chí giúp trả nợ
cho bệnh nhân.
Có lần tôi vào khoa Chấn
thương chỉnh hình để viết
về một ca bệnh nhân nghèo
gặp tai nạn nguy kịch. Viết
xong, ông bảo ở khoa này,
PV nên tìm hiểu các anh chị
em điều dưỡng, họ tự góp
tiền, kêu gọi giúp cho bệnh
nhân hàng trăm triệu đồng.
3.
Cứu người, lo lắng cho
đồng nghiệp nhưng
ông lại không cứu
được chính bản thân mình
bởi mắc phải căn bệnh ác
tính. Nhiều lần chữa trị đều
tái phát. Rồi có lần ông nói
thôi thì bản thân đến đâu
hay đến đó như buông xuôi.
Nói là nói về mình nhưng
với công việc, ông không
hề buông xuôi. 
Bốn tháng trước nằmphòng
săn sóc đặc biệt, cách ly tại
BVNhân dân 115 nhưng nhớ
phòng làm việc nên ông mặc
áo blouse lên phòng ngồi đọc
tài liệu. Mệt, ông trở xuống
phòng bệnh...
Tưởng nhớ ông, người đã
hết lòng vì bệnh nhân, yêu
thương đồng nghiệp. •
TS-BS
Nguyễn
Đình Phú
(bên trái)
trongmột
camổ
thay khớp
háng.
Ảnh:
DUY TÍNH
Bốn tháng trước
nằm phòng săn sóc
đặc biệt, cách ly tại
BV Nhân dân 115
nhưng nhớ phòng
làm việc nên ông
mặc đồ blouse lên
phòng ngồi đọc tài
liệu. Mệt, ông trở
xuống phòng bệnh...
BệnhnhânHIVđược
nhận thuốcARV
quabảohiểmy tế
Ngày 8-3, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ
Y tế phối hợp cùng nhiều cơ quan liên quan đã
tổ chức sự kiện “Những bệnh nhân đầu tiên được
nhận thuốc ARV từ nguồn quỹ BHYT”. Ông Hoàng
Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống
HIV/AIDS, đã có cuộc trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
về vấn đề này.
.
Phóng viên
:
Thưa ông, xin ông cho biết lợi ích
của sử dụng BHYT trong khám chữa bệnh (KCB)
đối với người nhiễm HIV/AIDS?
+
TS
Hoàng Đình Cảnh
: Với những người
nhiễm HIV, việc tham gia BHYT có ý nghĩa rất
quan trọng bởi họ phải điều trị bằng thuốc kháng
virus liên tục, suốt đời. Ngoài ra, họ còn hay mắc
các bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc bệnh tật.
Chi phí điều trị HIV/AIDS bao gồm thuốc ARV,
các xét nghiệm CD4, tải lượng virus, các xét
nghiệm chức năng gan, thận… Số tiền mua thẻ
BHYT nhỏ hơn nhiều so với số tiền họ được hưởng
khi điều trị HIV/AIDS, như vậy tham gia BHYT
đem lại nhiều lợi ích, đặc biệt là giảm gánh nặng
tài chính với người nhiễm HIV.
. Vậy thủ tục tham gia BHYT của người nhiễm
HIV giống và khác thế nào so với người không
nhiễm, thưa ông?
+
Người nhiễm HIV có đủ giấy tờ, điều kiện kinh
tế thì việc tham gia BHYT tương tự như người bình
thường.
Người nhiễm HIV chưa có thẻ BHYT hoặc thẻ
hết hạn, thuộc đối tượng được hỗ trợ chi phí đóng
BHYT thì cơ sở điều trị HIV/AIDS sẽ hướng dẫn
họ làm các thủ tục đề nghị cấp thẻ. Đồng thời lập
danh sách những người đó gửi đơn vị chuyên trách
phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, TP để mua tập trung.
. Xin ông cho biết thời điểm chính thức người
nhiễm HIV nhận thuốc ARV qua BHYT? Các cơ sở
KCB đã chuẩn bị như thế nào để chuyển đổi khám
và điều trị HIV/AIDS qua BHYT?
+
Sau một thời gian nỗ lực chuẩn bị chuyển đổi
nguồn thuốc, chúng tôi khẳng định những viên
thuốc ARV đầu tiên từ nguồn BHYT sẽ đến tay
người nhiễm HIV trong những ngày đầu tháng 3
này.
Đến nay hơn 90% cơ sở điều trị HIV/AIDS
đã kiện toàn để được ký hợp đồng KCB BHYT,
khoảng 85% cơ sở điều trị đã thanh toán ít nhất
một dịch vụ từ nguồn quỹ BHYT. Năm 2019 là
năm đầu tiên triển khai KCB BHYT ở 188 cơ sở,
dự kiến đến hết năm 2019 sẽ có 48.000 bệnh nhân
nhận thuốc ARV từ BHYT.
. Việc chi trả thuốc ARV qua BHYT cho người
nhiễm HIV hiện còn khó khăn gì? Giải pháp tháo
gỡ ra sao, thưa ông?
+
Đó là khó khăn đồng chi trả thuốc ARV qua
BHYT. Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật
BHYT năm 2008, người tham gia BH phải đồng
chi trả chi phí KCB tùy theo các nhóm đối tượng
tham gia BHYT. Do đó, người nhiễm HIV có thẻ
BH có trách nhiệm cùng chi trả tiền thuốc ARV
theo quy định. Tuy nhiên, việc cùng chi trả là rất
khó khăn cho họ vì hầu hết bệnh nhân HIV/AIDS
có thu nhập thấp trong khi điều trị ARV phải liên
tục và suốt đời.
Cạnh đó, trong bối cảnh còn nhiều nguồn thuốc
hỗ trợ miễn phí và để tiếp cận công bằng giữa các
nhóm bệnh nhân có và không có thẻ BHYT, Thủ
tướng Chính phủ đã có Quyết định 2188 ngày 15-
11-2016 quy định các địa phương đảm bảo nguồn
ngân sách hỗ trợ phần cùng chi trả thuốc ARV.
Hiện đã có 35/63 tỉnh, TP được phê duyệt kế
hoạch hỗ trợ mua gần 30.000 thẻ cấp cho người
nhiễm HIV. 18/63 tỉnh, TP phê duyệt ngân sách cho
hỗ trợ đồng chi trả thuốc ARV. Cục Phòng, chống
HIV/AIDS đã đề xuất và được Quỹ toàn cầu phê
duyệt hỗ trợ mua thẻ BHYT và đồng chi trả thuốc
ARV cho 32 tỉnh dự án và 16 tỉnh ngoài dự án
trong giai đoạn 2019-2020.
. Xin cám ơn ông.
HÀ PHƯỢNG
Đời sống xã hội -
ThứBảy9-3-2019
BácsĩNguyễnĐìnhPhú
- người chỉ biết lo
cho người khác
Cứu người, lo lắng cho đồng nghiệp nhưng ông lại không cứu được
chínhmình bởi mắc căn bệnh ác tính. Ôngmãi mãi ra đi ở tuổi 59…
Cả đời TS-BS Nguyễn Đình Phú, Phó Giám
đốc BV Nhân dân 115, theo đuổi sự nghiệp
cứu người, sáng tạo ra những kỹ thuật mới.
Nói đến BS Nguyễn Đình Phú là nói đến
cánh chim đầu đàn của ngành cơ xương
khớp. Tự nhận mình có duyên với người già,
BS Phú đã đi đầu trong việc xây dựng quy
trình nghiêm ngặt để thay khớp háng ít xâm
lấn, trả lại những bước đi quý giá cho người
bệnh lớn tuổi.
Không ít lần chứng kiến bệnh nhân bị biến
chứngnhiễmtrùng viêmxương saumổhởđể
đặt nẹp, ông ôm ấp ý tưởng điều trị gãy kín
mâm chày bằng khung
cố định ngoài tự tạo.
Sau sáu nămmàymò
nghiên cứu với bao lần
thí nghiệm, ý tưởng
khung cố định gọn
nhẹ, không cản quang
của ông ra đời, nhanh chóng được sử dụng
rộng rãi trong điều trị các chấn thương vùng
gối ở nhiều bệnh viện. Sáng kiến này đã trở
thành phương pháp mới trong phẫu thuật
ngoại khoa xương khớp, đặc biệt phẫu thuật
xương chày của cả nước…
PV
Cánh chim đầu đàn của ngành cơ xương khớp
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook