051-2019 - page 9

9
Đô thị -
ThứBảy9-3-2019
Ngày 8-3, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông Trần Văn
Thọ, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, khẳng
định không có chuyện Sở Xây dựng, UBND TP Nha Trang
thống nhất với đề nghị của chủ đầu tư (CĐT) cho tồn tại
tường thành khổng lồ xây dựng trái phép tại dự án khu biệt
thự nghỉ dưỡng Đồi Xanh (còn gọi là dự án Marina Hill) ở
xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang. CĐT dự án là Công ty TNHH
Đồi Xanh Nha Trang (Công ty Đồi Xanh - PV).
Ông Thọ cho biết sau khi UBND tỉnh ban hành quyết
định cưỡng chế phá dỡ tường chắn trên, CĐT có đơn kêu
cứu xin cho tồn tại công trình xây dựng sai nội dung giấy
phép. UBND tỉnh giao Sở Xây dựng, UBND TP nghiên
cứu, tham mưu để UBND tỉnh trả lời đơn. Cuối tháng
2-2019, Sở Xây dựng, UBND TP có cuộc làm việc với đại
diện Công ty Đồi Xanh. Tại cuộc làm việc này, UBND tỉnh
yêu cầu CĐT thực hiện quyết định của UBND tỉnh về việc
tháo dỡ bức tường.
Theo quyết định ban hành ngày 18-1, UBND tỉnh buộc
công ty này tháo dỡ toàn bộ công trình. Thời gian thực hiện
là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế trên.
Nếu quá thời hạn sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định
pháp luật.
Tuy nhiên, đến nay Công ty Đồi Xanh vẫn không thực
hiện tháo dỡ. Do đó, các cơ quan chức năng đang tiến hành
các bước để cưỡng chế phá dỡ. “Trong tuần tới, Sở Xây
dựng, UBND TP cùng các cơ quan chức năng sẽ báo cáo
UBND tỉnh xem xét, quyết định để thực hiện” - ông Thọ
nói.
Như
Pháp Luật TP.HCM
nhiều lần phản ánh, tháng
10-2017, Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa cấp giấy phép xây
dựng cho Công ty Đồi Xanh thi công dự án Marina Hill,
trong đó tường chắn bao quanh dự án được xây cao 4 m,
có kết cấu bằng đá chẻ, cách nhà dân ít nhất 7 m. Tháng
4-2018, CĐT xây dựng tường chắn nhưng cao gấp bốn lần
so với giấy phép (tức 16 m), tự thay đổi kết cấu; nhiều đoạn
cách nhà dân chưa được… 20 cm.
TẤN LỘC
Đang tiếnhành các bước tháodỡ bức tườngkhủng trái phép
Khó là qua địa phương khác xin thi lại
Hiện đang có tình trạng người mất bằng lái ở địa phương này qua địa phương khác thi giấy phép lái xe
nên rất khó quản lý.
Chuyên gia góp ý về siết cấp lại
bằng lái
VIẾT LONG-KIÊNCƯỜNG
T
hông tư 12 (ban hành tháng 4-2014) về
siết việc cấp lại giấy phép lái xe (GPLX)
đang được chỉnh sửa quy định không đến
mức cứ mất bằng lái là thi lại như ý kiến của
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể (xem
Pháp Luật TP.HCM
ra ngày 8-3 và
PLO
). Tuy
nhiên, vấn đề này tiếp tục nhận được nhiều
ý kiến từ nhà quản lý, các chuyên gia, luật
sư và giới tài xế.
PHAN THỊ THU HIỀN
, Phó Tổng Cục
trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam:
Ngăn chặn tài xế gian dối
Bộ trưởng Bộ GTVT vừa giao nhiệm vụ cho
Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát, đề xuất
các giải pháp siết chặt công tác cấp lại GPLX
nhằm ngăn chặn các trường hợp lợi dụng chính
sách để xin lại GPLX không đúng quy định.
Đồng thời, đề xuất các giải pháp xử lý vi phạm
đối với hành vi gian dối xin cấp lại GPLX.
Lý do đưa ra việc nghiên cứu trên là thời
gian qua đơn vị nhận được phản ánh của Cục
CSGT cũng như công an các địa phương về
việc có hàng chục ngàn GPLX đã bị lực lượng
CSGT tạm giữ nhưng nhiều người không đến
nhận. Nhiều người có GPLX bị thu giữ nhưng
cố tình gian dối đến cơ quan cấp GPLX xin cấp
lại do chi phí cấp đổi GPLX chỉ có 135.000
đồng. Ngoài ra, có nhiều người cố tình khai
báo mất để xin cấp lại GPLX nhằm sử dụng
nhiều GPLX không đúng mục đích.
Ông
NGÔ ĐÌNH QUANG
, Trưởng phòng
Quản lý sát hạch cấpGPLX , SởGTVTTP.HCM:
Luôn kiểm tra trước khi cấp lại bằng
Trong trường hợp mất bằng, người dân khi
nộp đơn xin cấp lại thì theo quy trình chúng
tôi sẽ xác minh trong thời gian hai tháng xem
bằng có bị tịch thu, xử lý hay có vấn đề gì
không, nếu không có vấn đề gì thì sẽ cấp lại.
Về lo ngại có người gian đối, cố tình làm
đơn hoang báo mất bằng để có bằng thứ hai,
thứ ba thì chúng tôi phối hợp với bên CSGT
và trên thực tế đã phát hiện những trường hợp
như vậy. Không những vậy, còn có trường hợp
có bằng thật rồi vẫn làm bằng giả y như bằng
thật để khi bị CSGT tịch thu do vi phạm thì
họ bỏ luôn bằng giả.
Các chuyên gia đề xuất cần có giải pháp công nghệ
để giúp quản lý hiệu quả việc cấp lại bằng lái.
Ảnh: HOÀNGGIANG
Cục CSGT cũng như công an
các địa phương cho biết có hàng
chục ngàn GPLX đã bị lực lượng
CSGT tạm giữ không có người
đến nhận.
Ông
ĐỖ VĂN BẰNG
, Giám đốc Công ty
TNHH Thương mại và Dịch vụ Minh Thành
Phát (hãng xe Sao Việt):
Dữ liệu phải liên thông
Nếu đưa ra biện pháp mất GPLX phải thi
lại thì không một ai đồng tình cả.
Bởi vì việc mất bằng lái không
liên quan đến trình độ, chất lượng
người lái xe. Ngoài ra, chúng ta
phải nhìn vào mặt tích cực của xã
hội chứ không nên nhìn góc độ
riêng lẻmà đánh giá là xấu. Vì 100
người mất GPLX thì một người
nói dối chứ không phải tất cả.
Còn để ngăn chặn tình trạng trên,
theo tôi hiện nay hệ thống quản
lý GPLX của Tổng cục Đường bộ
Việt Nam đã liên thông cả nước.
Bấm máy là có thể biết đang có
bao nhiêu giấy phép còn hạn sử
dụng, ai đứng tên, nơi nào cấp.
Vấn đề là chỉ cần liên thông với
Cục CSGT. Khi người dân có yêu
cầu cấp lại bằng, Sở GTVT chỉ
cần nhấp chuột máy tính là biết
ngay ông này đang bị tạm giữ
bằng lái hay không.
Ông
NGUYỄNVĂNCHÁNH
,Phó
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM:
Công khai các vi phạm
Tôi cũng có theo dõi ý kiến của bộ trưởng
Bộ GTVT về vấn đề thi lại khi mất GPLX.
Cảm nhận đầu tiên là bộ trưởng đưa ra ý kiến
có thể là do sợ có người gian dối, báo mất rồi
làm thêm bằng nữa. Tuy nhiên, theo tôi thì cần
xem xét từng trường hợp, vì có người mất thật
sẽ rất thiệt thòi cho họ.
Hiện hiệp hội cũng đang kiến nghị Tổng
cục Đường bộ Việt Nam hai vấn đề sau: Thứ
nhất, phải xây dựng một cổng thông tin điện
tử công khai, đưa tất cả dữ liệu của tài xế
(có kèm ảnh) để các đơn vị cần có thể kiểm
tra ngay lập tức. Thứ hai, hiệp hội kiến nghị
ngành giao thông kết nối liên thông với ngành
công an để đưa lý lịch hoạt động của tài xế lên
cổng thông tin như quá trình lái xe, hành vi
vi phạm, vi phạm mức nào… để tất cả thuận
tiện trong quản lý, xử lý.
Luật sư
NGUYỄN VĂN HẬU
, Chủ tịch
Trung tâm Trọng tài thương mại luật gia
Việt Nam:
Không phải hành vi bị
cưỡng chế
Với ý kiến mất bằng phải thi lại, tôi thấy
có hai vấn đề là: Thứ nhất, đi ngược với
chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính
(việc mất bằng chẳng liên quan gì đến kỹ
năng lái xe), mất bằng lái không thuộc hành
vi vi phạm pháp luật cần chế tài hay cưỡng
chế. Thứ hai, thay vì giải quyết như vậy, tôi
nghĩ Bộ GTVT cần có các giải pháp đồng
bộ về mặt công nghệ, quản lý để có thể giúp
tra cứu lý lịch hoạt động của tài xế, quản
lý các cơ sở cấp GPLX để tránh tình trạng
“bao đậu”, học cho có… Chúng ta nên làm
từ gốc chứ đừng làm phần ngọn, như vậy
quản lý mới có hiệu quả.
Ông
ĐÌNH DŨNG
, tài xế xe buýt
Bằng lái là cần câu cơm
Với giới tài xế chúng tôi, bằng lái đi liền với
miếng cơm manh áo. Không ai dám lái xe mà
trongmình khôngmang theo bằng. Tôi thì chưa
mất bằng lần nào.Việcmất bằng thì trong trường
hợp cụ thể vẫn phải thi lại lý thuyết nhưng vấn
nạn “bao đậu” lý thuyết hiện nay rất đơn giản.•
Nhiều năm qua, ở TP.HCM
diễnratìnhtrạngngườiviphạm
bỏ GPLX bị CSGT tạm giữ mà
không chịu đến để đóng phạt
và nhận lại. Vì vậy, hồ sơ quá
thời hạn xử lý, GPLX chất đống
trong kho. Nhiềuđội CSGT trực
thuộc phòng phải lưu giữ đến
hàng chục ngànGPLXbị bỏ lại.
Hiện phòng CSGT đang cho
tổng hợp lại toàn bộ số GPLX
bị người vi phạm bỏ rơi đang
lưu trữ trong kho để có hướng
giải quyết.
Qua việc này cho thấy hiện
có nhiều người vi phạm đang
xem nhẹ việc đóng phạt theo
quy định, số GPLX bị người
dân bỏ lại ngày một tăng lên.
Khôngloạitrừnhiềutrườnghợp
người dân bị tạm giữ GPLX rồi
đến các trung tâm đăng ký thi
sát hạch báo mất GPLX để xin
được cấp mới.
Đối với các trường hợp quá
thời hạn hẹn giải quyết mà
người vi phạm chưa đến đóng
phạt thì phòng đều gửi thông
báongănchặnđềnghịSởGTVT
(nơingườidânlàmGPLX)không
cấp mới GPLX cho các trường
hợpđangbị tạmgiữ.Tuynhiên,
người dânhoàn toàn có thể thi
GPLXởnhiềuđịa phương khác
nhau nên rất khó quản lý.
Do vậy, để khắc phục vấn đề
này, giữa cơ quan cấp GPLX và
cơ quan tạmgiữ cần cómột hệ
thốngdữliệuchungcảnước.Để
khi người dân đến địa phương
khác xin cấp GPLX mới thì cơ
quan cấp sẽnhanh chóngphát
hiện người này có bị tạm giữ
GPLX hay không. Nếu người
dân vi phạmnhiều lần, phải có
những hình thức răn đe mạnh
như tăng mức xử phạt, từ chối
cấp bằng…
Một cán bộ lãnh đạo Phòng
CSGT, Công an TP.HCM
LÊ THOA
ghi
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook