051-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy9-3-2019
Ngày 8-3, TAND TP.HCM tổ chức hội nghị giới thiệu,
tuyên truyền phổ biến thực hiện thí điểm về đổi mới tăng
cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân
sự, khiếu kiện hành chính tại TAND hai cấp TP.HCM. 
Chánh án TAND TP.HCM Ung Thị Xuân Hương cho
biết qua ba tháng thí điểm 10 trung tâm hòa giải, đối thoại
(gọi tắt là trung tâm) tại TP.HCM đã dần đi vào hoạt động,
đạt kết quả khả quan. Cụ thể, tính đến ngày 15-2-2019,
các trung tâm đã tiếp nhận 4.023 đơn khởi kiện từ tòa án
chuyển qua, trung tâm đưa ra hòa giải, đối thoại 2.202
trường hợp và đã hòa giải thành 1.580 (tỉ lệ 71,8%).
Tuy nhiên, theo bà Hương, trung tâm còn gặp một số khó
khăn như công tác hướng dẫn nghiệp vụ của TAND Tối
cao về nghiệp vụ hòa giải, đối thoại chưa được thống nhất,
chặt chẽ. Một số hòa giải viên, đối thoại viên còn nặng về
nghiên cứu, đánh giá chứng cứ, trong khi quan trọng là gợi
ý, hướng dẫn các bên thỏa thuận, giải quyết vấn đề. Đặc
biệt, người dân, các cơ quan, tổ chức nhận thức về ý nghĩa,
lợi ích của hòa giải viên, đối thoại viên vẫn còn hạn chế.
Ông Tống Anh Hào (nguyên Phó Chánh án TAND Tối
cao) là báo cáo viên của hội nghị nêu ra bốn cái lợi cho
người dân khi tham gia hòa giải và đối thoại. Thứ nhất là
giải quyết bằng con đường hòa giải, đối thoại là hai bên
cùng thắng khi hòa giải thành là sự thỏa thuận, thống nhất
của các bên. Đây là phương án giải quyết tranh chấp tốt
nhất.
Thứ hai là ít tốn kém nhân lực hơn khi giải quyết bằng
tòa án. Thứ ba là ít tốn thời gian cho các bên hơn. Vì theo
quy định, trung tâm tiếp nhận hồ sơ giải quyết đối thoại,
hòa giải trong vòng 20 ngày, trường hợp phức tạp hay khi
các đương sự yêu cầu thì cũng không quá hai tháng. Nếu
theo thủ tục tố tụng thì ít nhất cũng phải bốn tháng, xử sơ
thẩm, phúc thẩm thậm chí có vụ lên đến 10 năm vẫn chưa
xong một vụ án... Khi hòa giải, đối thoại thì các đương
sự tiết kiệm được công sức, chi phí bởi trong thời gian thí
điểm thì Nhà nước hoàn toàn hỗ trợ chi phí này nên các
đương sự không phải lo chi phí.
Thứ tư là hòa giải, đối thoại mang lại là tăng cường sự
đoàn kết, đồng thuận trong nhân dân…
Ông Trần Thế Lưu (Trưởng ban Nội chính Thành ủy,
Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện thí điểm hòa giải, đối thoại
tại TAND hai cấp TP.HCM) đã phát biểu kết luận hội nghị.
Theo ông Lưu, Sở Tư pháp TP.HCM cần phối hợp với
TAND TP tiếp tục nghiên cứu các tài liệu tuyên truyền,
phương pháp, hình thức tuyên truyền để phục vụ công tác
tuyên truyền ở mỗi cấp, mỗi ngành để đạt hiệu quả tốt nhất.
TAND TP là cơ quan thường trực của ban chỉ đạo phải bám
sát các hướng dẫn của TAND Tối cao, của TP về thực hiện
thí điểm hòa giải, đối thoại tại TP.HCM. Thường xuyên
nắm bắt tình hình, đề xuất cho ban chỉ đạo kịp thời tháo gỡ
khó khăn, vướng mắc.
Ông Trần Thế Lưu cũng chỉ đạo các sở, ngành, quận,
huyện tiếp tục thực hiện công văn của UBND TP về
thí điểm hoạt động của trung tâm hòa giải, đối thoại tại
TAND. Đoàn Luật sư, Hội Luật gia TP cần tuyên truyền
cho các luật sư, luật gia hợp tác với các trung tâm về công
tác hòa giải, đối thoại này.
KIM PHỤNG
3 thángTP.HCMhòagiải, đối thoại thành cho 1.580 trườnghợp
Giải quyết bằng hòa giải, đối thoại là hai bên cùng thắng bởi hòa giải thành là sự thỏa thuận, thống nhất của các bên.
Vì sao hai “ông trùm” được vắng mặt tại tòa?
Dù không có kháng cáo nhưng Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương
vẫn được triệu tập đến tòa với tư cách là bị cáo. Vậy nhưng hai“ông trùm”
cùng 20 bị cáo khác đã có đơn xin xét xử vắng mặt.
Giải thích về điều này, chủ tọa phiên tòa phiên xử phúc thẩm cho biết
Dương và Nam là hai trong số những người liên quan xuyên suốt trong
vụ án. Hai bị cáo đã nhận được giấy triệu tập đến phiên tòa phúc thẩm
nhưng HĐXX sau đó lại nhận được đơn xin xét xử vắng mặt của họ.
Sau khi xem xét toàn diện vụ án, HĐXX quyết định cho phép bị cáo
Nguyễn Văn Dương và bị cáo Phan Sào Nam được xét xử vắng mặt vì xét
thấy hành vi của hai bị cáo này không liên quan trực tiếp đến những người
chơi bạc và những người mua bán trái phép hóa đơn. Đối với những người
liên quan trực tiếp thì đều phải có mặt tại tòa.
Nộp 1.300 tỉ,
Phan Sào Nam được
đề nghị giảm án
Đại diện VKS đề nghị HĐXX chấp nhận toàn bộ nội dung kháng
nghị củamình, trong đó có nội dung đề nghị giảmán chomột số
bị cáo.
TUYẾNPHAN
N
gày 8-3, sau ba ngày làmviệc,
phiên phúc thẩmvụ án tổ chức
đánh bạc liên quan đến hai
cựu tướng công an Phan Văn Vĩnh
và Nguyễn Thanh Hóa đã kết thúc
phần tranh luận. HĐXX tuyên bố
sẽ nghị án kéo dài và tuyên án vào
chiều 12-3.
Đề nghị chấp nhận
toàn bộ kháng nghị
Tại tòa hôm 8-3 có 36 bị cáo
kháng cáo, gồm 17 bị cáo xin giảm
nhẹ hình phạt và cải tạo ngoài xã
hội, 17 bị cáo xin giảm nhẹ hình
phạt, một bị cáo xin được áp dụng
hình phạt tiền, một bị cáo (Lê Thị
Lan Thanh, cựu giám đốc Công ty
GTS) kêu oan về tội tổ chức đánh
bạc. Ngoài ra còn có 43 bị cáo liên
quan đến các nội dung kháng nghị
của VKSND tỉnh Phú Thọ.
Mở đầu phần tranh luận, đại diện
VKSND Cấp cao tại Hà Nội đã đề
nghị HĐXX chấp nhận toàn bộ nội
dung kháng nghị của VKSND tỉnh
Phú Thọ.
Đối với kháng cáo của 36 bị cáo,
đại diện VKS đề nghị chấp nhận
kháng cáo của 16 người nhưng chỉ
giảm nhẹ hình phạt mà không chấp
nhận cho áp dụng án treo. Các bị
cáo khác không được chấp nhận
kháng cáo do nhân thân xấu, hình
phạt cấp sơ thẩm đã phù hợp. Riêng
với kháng cáo kêu oan của bị cáo
Bị cáo Phan SàoNam. Ảnh: TUYẾNPHAN
Đối với kháng cáo của 36
bị cáo, đại diện VKS đề
nghị chấp nhận kháng
cáo của 16 người nhưng
chỉ giảm nhẹ hình phạt
mà không chấp nhận
cho áp dụng án treo.
Thanh, đại diện VKS đề nghị giữ
nguyên hình phạt như bản án sơ
thẩm đã tuyên, không chấp nhận
kháng cáo của bị cáo này.
VKSND Cấp cao tại Hà Nội xét
thấy đây là vụ án có quy mô rộng;
mang tính chất phức tạp; liên quan
đến nhiều cá nhân, tổ chức của
nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trên
phạm vi cả nước.
Theo quan điểmcủa đại diệnVKS,
đối với các bị cáo bị xét xử về tội tổ
chức đánh bạc, hành vi này là loại
hình tổ chức đánh bạc công nghệ
cao, phát triển mạng lưới quy mô
rộng, mở các đại lý và lập các trang
mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu
các hình thức đánh bạc, mua bán
tiền ảo…; qua đó lôi kéo số lượng
lớn tham gia đánh bạc, thu lời bất
chính với số tiền đặc biệt lớn.
“Cấp sơ thẩm đưa 92 bị cáo ra
xét xử, tuyên án là có căn cứ, đúng
pháp luật. Các cơ quan tố tụng cấp
sơ thẩm đã làm đúng các thủ tục
tố tụng cần thiết, đảm bảo quyền,
nghĩa vụ của tất cả người tham gia
tố tụng” - đại diện VKS nhận định.
Phan Sào Nam được
đề nghị theo hướng có lợi
Kháng nghị củaVKSND tỉnh Phú
Thọ gồm ba nội dung, trong đó có
việc đề nghị áp dụng tình tiết giảm
nhẹ cho các bị cáo đã tự nguyện
khắc phục hậu quả.
Về nội dung này, đại diệnVKSND
Cấp cao tại Hà Nội cho rằng các bị
cáo được hưởng lợi từ hành vi tổ
chức đánh bạc là rất lớn. Tuy nhiên,
nhiều người đã tích cực nộp 1/2 số
tiền thu lời bất chính, do vậy theo
nguyên tắc có lợi cho bị cáo, việc
áp dụng tình tiết giảm nhẹ là khắc
phục hậu quả là có căn cứ.
Theo đó, Phan Sào Nam (cựu
giám đốc Công ty VTC Online) là
một trong những bị cáo được hưởng
kháng nghị theo hướng có lợi.
Trong kháng nghị VKSND tỉnh
Phú Thọ cho biết bị cáo Nam đã
tự nguyện nộp tiền và tài sản trên
1.300 tỉ đồng, tương ứng trên 90%
số tiền hưởng lợi do tổ chức đánh
bạc mà có. Trong khi Nguyễn Văn
Dương (cựu chủ tịch Công ty CNC)
chỉ nộp 240 tỉ đồng, tương đương
gần bằng 17% số tiền hưởng lợi
bất chính.
VKSND tỉnh Phú Thọ cho rằng
cần có sự phân hóa để thấy ý thức
chấp hành pháp luật giữa người chấp
hành tốt với người chấp hành ở mức
độ không tốt trong việc tự giác nộp
lại tài sản do phạm tội mà có.
Tòa sơ thẩm tuyên bất lợi
cho bị cáo
Đại diện VKSND Cấp cao tại Hà
Nội cũng đề nghị không áp dụng
tình tiết tăng nặng “phạm tội có tổ
chức” với 27 bị cáo phạm tội tổ chức
đánh bạc từ đại lý cấp một trở lên.
Cụ thể, đây là vụ án có đồng phạm,
mặc dù hành vi tổ chức đánh bạc của
các bị cáo là tổ chức đánh bạc trực
tuyến, sử dụng công nghệ cao, có sự
câu kết chặt chẽ giữa những người
phạm tội, tiếp nhận ý chí, phân công
cụ thể thực hiện hành vi phạm tội.
Tuy nhiên, theo quy định thì những
tình tiết đó là yếu tố phạm tội và
không được coi là tình tiết tăng nặng.
“Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
phạm tội có tổ chức đối với các bị
cáo phạm tội này là chưa đúng pháp
luật, gây bất lợi cho các bị cáo” - đại
diện VKS khẳng định.
Về nội dung kháng nghị còn lại,
liên quan đến việc không tịch thu số
tiền phạm tội của các bị cáo đánh bạc,
đại diệnVKS cho rằng những người
này đều thừa nhận đã đánh bạc trong
một thời gian dài. Tuy nhiên, các đối
tượng vận hành game bài đã xóa dữ
liệu khi bị phát hiện nên không thu
giữ được dữ liệu về số dư tài khoản
của các đại lý, người chơi bạc tại thời
điểm đó, cũng không chứng minh
được chính xác cuối cùng người chơi
bạc thắng hay thua.
Trước khi HĐXX vào nghị án đã
diễn ra phần tranh luận giữa đại diện
VKS và các luật sư.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook