052-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứHai 11-3-2019
Hàng ngoại lộng hành gắn mác
“made in Vietnam”
Nhiềumặt hàng nhập khẩu hoặc đặt gia công tại nước ngoài nhưng lại mượn xuất xứ Việt Nam
để lừa người tiêu dùng.
Tiêu điểm
Căn cứ văn bản số 1435/UBCK-GSĐC ngày 06/03/2019 của Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) về việc đăng ký hồ sơ công ty đại
chúng củaTổng Công ty Phát điện 3 - Công ty cổ phần, chúng tôi trân
trọng thông báo về việc Tổng Công ty Phát điện 3 - công ty cổ phần
chính thức trở thành Công ty đại chúng như sau:
Tên công ty đại chúng:
- Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng việt: Tổng Công ty Phát điện
3 - Công ty Cổ phần.
- Tên doanh nghiệp viết tắt: EVNGENCO 3
- Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng anh: Power Generation Joint
stock Corporation 3.
Địa chỉ trụ sở chính:
Số 60-66 đườngNguyễnCơThạch, Khu đô thị
Sala, Phường An Lợi Đông, Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 028 3636 7449
Fax: 028 3636 7450
Website:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
số 3502208399 do sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp lần đầu ngày 26/11/2012,
thay đổi lần thứ 6 do sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh
cấp ngày 02/01/2019.
Ngànhnghềkinhdoanhchính:
Sảnxuất và kinhdoanhđiệnnăng;
Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án nguồn điện; Sản xuất và kinh
doanh cơ khí điện lực. Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại
tu, nâng cấp, cải tạo thiết bị điện, công trình điện;…
Vốn điều lệ:
10.699.695.770.000 đồng (Bằng chữ: mười nghìn sáu
trăm chín mươi chín tỷ sáu trăm chín mươi lăm triệu bảy trăm bảy
mươi nghìn đồng)
Ngàyđược chấp thuận trở thànhcông tyđại chúng:
06/03/2019.
THÔNG BÁO VỀ VIỆC TRỞ THÀNH CÔNG TY ĐẠI CHÚNG
Quảng cáo
Cần quy định ghi nhãn xuất xứ Việt Nam
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ CôngThương), việc gian lận
ghi nhãn sản xuất tại VN không chỉ làm ảnh hưởng đến NTD
mà còn tác động đến sản xuất trong nước, làmgiảmuy tín và
tínhcạnhtranhcủahàngsảnxuấttạiVN.Từđó,Cục Xuất nhập
khẩu khuyến cáo trướcmắt việc ghi nhãn sản xuất tạiVNnên
được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện, tự kê khai và trên
nguyên tắc chứng minh được tiêu chí hàng trải qua công
đoạn sản xuất, gia công có phát sinh giá trị tại VN. Cạnh đó,
cần sớm hoàn thiện thể chế pháp lý về ghi nhãn sản xuất
“made inVN”, đáp ứng được yêu cầu của NTD và thị trường.
Nhiều doanh nghiệp
Việt bức xúc vì bị
hàng nước ngoài giả
mạo xuất xứ “made
in VN”, thậm chí còn
làmnhái gần giống.
Các nước xử lý sao?
Hành vi cố tình ghi sai nhãn
xuất xứ hàng hóa đều bị phạt
nặng. Chẳng hạn, theo quy
định của
Ý
, tổ chức, cá nhân
gắn nhãn “made in Italy” vào
sản phẩm đồ da không đáp
ứng tiêu chí sản xuất tại đây có
thể phải nộp phạt tới 100.000
euro. Còn tại
Canada
, nhà sản
xuất vi phạm ghi nhãn hàng
hóa có thể bị phạt hành chính
tới 15 triệu đôla Canada hoặc
bị xử lý hình sự...
QUANGHUY
H
iện nay tình trạng gian
lận thương mại thông
qua ghi nhãn xuất xứ
hàng hóa sản xuất tại Việt
Nam (VN) ngày một gia
tăng. Hàng nước ngoài có
xu hướng mượn xuất xứ VN
để hưởng lợi bất hợp pháp từ
các hiệp định thương mại tự
do (FTA) mà VN tham gia
hoặc sử dụng xuất xứ VN
để lẩn tránh các biện pháp
phòng vệ thương mại của
nước nhập khẩu.
Người Việt tiếp tay
hàng ngoại đội lốt
hàng Việt
Ông Nguyễn Quốc Anh
(Chủ tịch Hiệp hội Cao su -
nhựa TP.HCM) cho biết chủ
yếu là hàng có nguồn gốc từ
Trung Quốc (TQ) nhập khẩu
bằng đường chính ngạch có,
tiểu ngạch có, sau đó dán mác
“made in VN”.
“Hàng xuất xứ TQ không
còn được người tiêu dùng
(NTD) VN lựa chọn dù giá
rẻ do chất lượng kém, không
rõ nguồn gốc, chứa nhiều hóa
chất độc hại. Vì vậy, nhiều
sản phẩm TQ gắn mác hàng
Việt để lừa NTD. Nhiều mặt
hàng TQ không chỉ gian lận
gắn mác “made in VN” mà
còn làm giả, làm nhái thương
hiệuhàngVNgầngiống từbao
bì đến các chức năng của sản
phẩm. Hậu quả là sức tiêu thụ
sản phẩm của doanh nghiệp
(DN) Việt bị giảm sút mạnh,
chưa kể còn bị NTD nghi ngờ
về uy tín thương hiệu” - ông
Quốc Anh chia sẻ.
Theo ôngQuốcAnh, không
phải dễ dàngmà cácmặt hàng
ngoại nhập gắn mác “made
in VN” nếu không có sự tiếp
tay của các thương nhân trong
nước. Chính một số người
Việt đang bắt tay với các DN
nước ngoài để nhập hàng về.
Không dừng lại ở việc một
số DN Việt tự ý chuyển đổi
xuất xứ mà hàng hóa giả còn
được sản xuất, in, đóng gói
trực tiếp từ TQ, sau đó tuồn
về VN tiêu thụ.
Mới đây, Hiệp hội Da giày
túi xách Việt Nam (Lefaso)
cũng đã có khuyến cáo không
loại trừ khả năng hàng của
TQ sẽ đội lốt “made in VN”
để xuất khẩu khi DN TQ đưa
hàng bán thành phẩm sang
VN gia công hoặc hợp tác
với DN Việt rồi gắn nhãn
mác của VN.
Phải chặn từ gốc
Chuyên gia kinh tế Nguyễn
Trí Hiếu nhận định hàng hóa
của TQ vào Mỹ bị đánh thuế
cao nên phía DNTQ có thể sẽ
tìm cách gắn mác nước khác,
trong đó có VN. Bởi VN là
nước láng giềng củaTQ, thuận
tiệnchoviệcvậnchuyển.Đồng
thời với tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu các mặt hàng dệt
may, da giày, đồ gia dụng…
củaVNsangMỹ nhưhiện nay,
việc DN TQ chọn VN là một
trong những nước trung gian
để xuất khẩu sang Mỹ là kịch
bản có thể lường trước.
Điều đáng nói hiện chưa có
quy định về tiêu chí để hàng
hóa được ghi nhãn sản xuất
tại VN nên NTD trong nước
không có căn cứ để phân biệt
thế nào là hàng “made inVN”.
Ngoài ra, theo ông Hiếu, hiện
nay khi xử lý các vụ giả mạo
xuất xứ, các cơquan chức năng
thường chỉ dừng lại ở mức xử
phạt hành chính,mức phạt nhẹ.
Từ đó ông Hiếu cho rằng cơ
quan chức năng cần mạnh tay
truy cứu trách nhiệm hình sự
hành vi vi phạm gian lận xuất
xứ “made in VN”.
“Cầnxửlýnghiêm,nặnghành
vi tiếp tay cho hàng ngoại giả
mạo xuất xứ hàng VN” - Chủ
tịch Hiệp hội Cao su - nhựa
TP.HCMNguyễn QuốcAnh
cũng đề xuất. Theo ông Quốc
Anh, để ngăn chặn, trước mắt
các DN Việt nên hướng dẫn
rõ cho NTD đến hệ thống cửa
hàng, đại lý phân phối chính
thức của DN, đồng thời xây
dựng việc nhận diện thương
hiệu hàng hóa cho NTD dễ
tiếp cận, nhận biết.
Còn theo chuyên gia thương
hiệu Lý Trường Chiến, “Các
mặt hàng giả mạo xuất xứ
sản xuất tại nước ngoài phải
bị ngăn chặn ngay tại các cửa
khẩu mới hiệu quả. Khi đã lọt
vào trong nước, việc kiểm tra
mất rất nhiều công sức cho cơ
quan chức năng. Việc để hàng
giả có xuất xứ nước ngoài đi
sâu vào nội địa là do sự phối
hợp giữa các lực lượng chức
năng như quản lý thị trường,
biên phòng, hải quan... thiếu
đồng bộ”.•
Kinhhoàng lãi suất tíndụngđen“cắt cổ”365%/năm
Tại hội nghị triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng
phục vụ sản xuất và tiêu dùng nhằm hạn chế tín dụng đen
vừa diễn ra tại Gia Lai, Công an tỉnh Đắk Nông cho biết:
Qua rà soát của công an tỉnh, phát hiện trên địa bàn có bốn
nhóm với 27 đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động
tín dụng đen. Các đối tượng chủ yếu dùng tờ rơi tiếp thị
với nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn để thu hút người
vay như vay không cần thế chấp, thủ tục đơn giản, nhận
tiền ngay… Trên thực tế thì người vay phải trả lãi suất
rất cao 282%-365%/năm, nhiều trường hợp không có khả
năng trả nợ do lãi mẹ đẻ lãi con.
“Khi đó bọn chúng sẽ có nhiều thủ đoạn đòi nợ hết sức
manh động, gây sức ép đối với người vay và thân nhân của
họ như đe dọa, khủng bố về tinh thần, sử dụng vũ lực (ở mức
độ chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự), đổ chất thải,
chất bẩn vào nơi ở, nơi sinh hoạt của người vay; tụ tập đông
người tại nơi làm việc, kinh doanh, sản xuất của họ và người
thân để gây sức ép, thuê các đối tượng hình sự, thanh thiếu
niên hư hỏng đe dọa, gây sức ép…” - ông Trần Xuân Hải,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, cho biết thêm.
Phát biểu tại hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam Lê Minh Hưng nêu ra nhiều giải pháp góp phần
đẩy lùi tín dụng đen như khuyến khích các tổ chức tín
dụng mở rộng mạng lưới hoạt động ở những nơi chưa
đáp ứng đủ nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của
người dân; phát triển các sản phẩm cho vay tín dụng tiêu
dùng lành mạnh đối với các vùng công nghiệp, khu vực
đông dân. Nghiên cứu để đưa ra thực hiện gói tín dụng
tiêu dùng cho người nghèo và các đối tượng chính sách để
đề xuất sửa đổi, nâng mức cho vay...
Tại hội nghị, ông Phạm Toàn Vượng, Phó Tổng Giám
đốc Ngân hàng Agribank, cho biết: Ngân hàng đã triển khai
chương trình tín dụng tiêu dùng quy mô 5.000 tỉ đồng, món
vay tiêu dùng tối đa 30 triệu đồng, thủ tục xét duyệt, giải
ngân trong ngày. Tương tự, ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng
Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội, cho hay ngân hàng
đã nâng mức cho vay tối đa từ 50 triệu đồng/hộ lên 100
triệu đồng/hộ vay không phải đảm bảo tiền vay đối với hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo…
LQL - PV
Trên thị trường hiện có nhiều sản phẩmnước ngoài gắnmác hàng Việt làmngười tiêu dùng
khó phân biệt. Ảnh: HTD
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook