052-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 11-3-2019
của người dân Việt ăn nước mắm
từ hàng ngàn năm nay.
Theo thông tin từmột nhà sản xuất
nướcmắmcông nghiệp (NMCN) nổi
tiếng, đặc trưng của NMTT là được
làm hoàn toàn theo phương pháp
ủ chượp thủ công. Đây là phương
phápsảnxuấtnước
mắm của cha ông
ta, được truyền từ
đời này sang đời
khác. Mắm cốt
được chắt từ tinh
chất cá cơm và
muối được ngâm
dầm trong các lu,
vại 18-24 tháng,
quá trình này sẽ
giúp thịt cá ngâm
dầm trong muối mặn phân giải các
protein từ đơn giản đến phức tạp
cùng các acid amin có lợi cho sức
khỏe. Các acid amin này đều được
tổng hợp từ những enzim có sẵn
trong hệ tiêu hóa và trong thịt cá,
giúp NMTT khi chắt cốt có vị ngọt
hậu, mặn ngọt hài hòa và thật tự
nhiên, nguyên chất, sạch mà không
cần đến bất cứ sự can thiệp nào của
hương liệu, phụ gia hay máy móc
công nghệ.
Thế còn NMCN
là gì? Có cái
nước mắm ấy không? Cũng theo
nhà sản xuất NMCN nói trên, sản
xuất NMCN thực hiện theo đúng
quy trình sản xuất NMTT. Tuy
nhiên, việc áp dụng công nghệ sản
xuất hàng loạt làm cho việc sản xuất
nhanh hơn và đảm bảo an toàn sức
khỏe cho người tiêu dùng một cách
tuyệt đối hơn. Cộng thêm vào đó là
các công nghệ về pha chế giúp cho
nướcmắmtrởnên
thơm ngon đồng
đều hơn và phù
hợp với hương vị
củangườiViệthơn
nữa(tấtnhiên,chất
lượng về đạm, về
các chất vi lượng
của nó thì không
thể bằngNMTT).
Nếu thông tin
trên là đúng thì
có thể chấp nhận cho NMCN
(vì
xét cho cùng nó được sản xuất theo
đúng quy trình sản xuất NMTT)
được gọi là nước mắm nhưng phải
thêm vào hai chữ “công nghiệp”
phía sau hoặc có thể gọi là “nước
mắm pha chế công nghiệp”.
Tuy nhiên, với những loại nước
chấm đang được gọi là “nước mắm”
nhưng không sản xuất đúng quy
trình sản xuất NMTT thì không
cho phép gọi là nước mắmmà phải
gọi là nước chấm hoặc “nước giả
nước mắm”. Điều này cũng giống
như đường hóa học không gọi
là đường mà gọi là chất tạo ngọt
(sweetener). Do quy trình của họ
hiện đại, họ cũng có thể gọi đó là
nước chấm tinh khiết, nước chấm
hiện đại, nước chấm vô trùng hay
“nước chấm 4.0” gì đó cũng được,
tùy họ nhưng nhất thiết không cho
phép gọi đó là nước mắm.
Cách xử sự này là công bằng với
các nhà sản xuất NMTT (vốn là tài
sản quý báu của dân tộc ta), đồng
thời có tác dụng bảo vệ sản phẩm
ngon và độc đáo này. Chúng ta cũng
cần áp dụng nguyên tắc này đối với
các sản phẩm ẩm thực khác của Việt
Nam như phở hay nem (chả giò)…
Tiêu chuẩn là cần nhưng
phải chuẩn xác
Trở lại với vai trò quản lý nhà
nước, việc nghiên cứu đề ra tiêu
chuẩn là cần thiết nhưng phải phù
hợp thực tiễn và tính đến yếu tố
truyền thống, lịch sử... Đối với
nước mắm hay các sản phẩm
truyền thống tương tự, quy trình
sản xuất đã hình thành dựa vào
thổ nhưỡng, khí hậu, nước, nắng,
gió, mùa màng và kinh nghiệm, kỹ
năng tích lũy từ hàng trăm, thậm
chí hàng ngàn năm của nhân dân.
Nhà nước không thể đặt ra một
quy trình với những chuẩn mực
phi thực tiễn rồi buộc hay khuyến
cáo người dân phải theo.
Chưa kể không thể có tiêu chuẩn
Luật sư-ĐBQH
TRƯƠNG TRỌNGNGHĨA
D
ự thảo cuối Tiêu chuẩn Việt
Nam(TCVN) 12607:2019quy
phạm thực hành sản xuất nước
mắm mới đưa ra đã có rất nhiều
lời bàn tán. Đặc biệt, ngay sau đó
hàng loạt hiệp hội, câu lạc bộ liên
quan (như Câu lạc bộ Nước mắm
truyền thống (NMTT) Việt Nam,
các hiệp hội nước mắm Nha Trang,
Phan Thiết, Phú Quốc…) đã có văn
bản kiến nghị gửi Phó Thủ tướng
Chính phủ Vũ Đức Đam, bộ trưởng
NN&PTNT, KH&CN về dự thảo
này. Việc bàn tán này thể hiện sự
quan tâm (và cả bức xúc) của công
luận, không chỉ của những người
sản xuất NMTT.
Chưa đủ thời gian nghiên cứu
thật sâu, tôi cũng xin đề xuất một
số ý tham khảo để góp phần tìm ra
hướng giải quyết câu chuyện này.
Nướcmắm, nướcmắmcông
nghiệp và nước chấm
Trước hết, tôi đề nghị trả lại tên
nướcmắm
cho…nướcmắm; không
phải nước mắm thì không gọi là
nước mắm.
Nước mắm và tên gọi của nó là
tài sản quốc gia, trước hết là của
những người sản xuất nước mắm và
Tiêu chuẩn nước
mắm và nước…
không phải mắm
quy trình sản xuất chung cho NMTT
với NMCN, càng không thể có
quy trình chung với các loại nước
chấm công nghiệp đang được gọi
là nước mắm.
Vậy NMTT có cần tuân theo
những tiêu chuẩn hay quy định
của pháp luật không? Câu trả lời là
có. Nhà nước phải ban hành những
tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực
phẩm và nhà sản xuất, kinh doanh
phải tuân thủ để bảo vệ sức khỏe
cho người tiêu dùng. Tuy nhiên,
NMTT cần có hệ tiêu chuẩn riêng,
phù hợp với đặc thù của quy trình
và điều kiện sản xuất, cũng như
công dụng của loại sản phẩm này.
Đừng quên ông cha ta đã ăn nước
mắm “được gọi là truyền thống”
này từ hàng ngàn năm qua mà dân
ta vẫn khỏe mạnh, thông minh, dân
số tăng trưởng không thua kém các
nước trên thế giới. Sở dĩ chúng ta
phải quản lý an toàn thực phẩm chặt
hơn là vì những ô nhiễm và chất
độc hại thải ra từ quá trình công
nghiệp hóa không được kiểm soát
chặt chẽ mà thôi.
Quản lý chặt hơn nhưng không
để các sản phẩm truyền thống độc
đáo bị đè bẹp, bị mai một, thậm chí
bị xóa sổ bởi bất kỳ sự chi phối
nào… chính là đặt hàng quan trọng
của nhân dân đối với các cơ quan
nhà nước. •
Quản lý chặt hơn nhưng
không để các sản phẩm
truyền thống độc đáo bị
đè bẹp, thậm chí bị xóa
sổ bởi bất kỳ sự chi phối
nào… là đặt hàng của
nhân dân đối với các cơ
quan nhà nước.
Liên quan đến vụ nữ doanh
nhân thủy sản kêu oan vì bị truy
tố về tội cưỡng đoạt tài sản,
nguồn tin của
Pháp Luật TP.HCM
cho biết VKSND tỉnh Sóc Trăng
đã hai lần yêu cầu cơ quan CSĐT
công an tỉnh này ra quyết định
tạm đình chỉ vụ án nhưng công an
không thực hiện.
Theo đó, tháng 9-2009, bà
Phạm Thị Mai (48 tuổi, ngụ quận
Thốt Nốt, TP Cần Thơ) và Võ Thanh Tùng có ký hợp
đồng bán cá tra nguyên liệu cho Doanh nghiệp tư nhân
Vạn Hưng (ông Khu Chí Thức đại diện ký hợp đồng). Sau
nhiều lần thanh toán, phía Vạn Hưng còn nợ lại 1,63 tỉ
đồng nhưng đại diện doanh nghiệp này không trả.
Sau đó bà Mai, Thức và Huỳnh Dù Táng có ký thỏa
thuận với nội dung là bán lại doanh nghiệp Vạn Hưng cho
bà Mai. Sáng 19-2-2011, bà Mai cùng một số người đến
Công ty Vạn Hưng lấy tài sản theo hợp đồng và cam kết.
Nhưng năm tháng sau bà Mai bị Công an tỉnh Sóc Trăng
khởi tố về hành vi cưỡng đoạt tài sản, cố ý làm hư hỏng
tài sản và bị bắt tạm giam từ ngày 9-2-2012 đến ngày 22-
3-2013.
Vụ án được TAND tỉnh Sóc Trăng hai lần đưa ra xét
xử và tuyên phạt bà Mai bảy năm tù nhưng sau đó đều bị
TAND Cấp cao tại TP.HCM hủy án, trả hồ sơ cho CQĐT
điều tra lại vì còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ. Trong
suốt quá trình điều tra cho đến nay, bà Mai cho rằng mình
bị oan, bà chỉ lấy tài sản theo hợp đồng, giấy cam kết và
có sự đồng ý của ông Thức.
Từ khi tòa phúc thẩm hủy án (lần hai) đến nay đã hơn
hai năm nhưng CQĐT vẫn chưa ra quyết định hay kết luận
tố tụng nào. Do đó, bà Mai đã gửi đơn đến công an tỉnh,
VKSND tỉnh Sóc Trăng yêu cầu đình chỉ vụ án và biết
được thông tin VKSND tỉnh đã có ý kiến về vụ án.
Theo đó, trong văn bản trả lời đơn bà Mai, VKSND tỉnh
cho biết cơ quan này đã hai lần có công văn (ngày 20-10-
2017 và ngày 22-3-2018) gửi cơ quan CSĐT yêu cầu ra
quyết định tạm đình chỉ vụ án để chờ ý kiến chỉ đạo của liên
ngành tư pháp trung ương. Tuy nhiên, đến nay bà Mai không
nhận được bất cứ quyết định tạm đình chỉ nào của CQĐT.
Ngày 1-3 vừa qua,
Pháp Luật TP.HCM
đã liên hệ với
Đại tá Lê Minh Quang (Giám đốc Công an tỉnh Sóc
Trăng) để tìm hiểu rõ lý do vì sao cơ quan CSĐT không
chấp thuận yêu cầu của VKSND tỉnh. Đáp lại, ông Quang
cho hay sẽ kiểm tra lại hồ sơ vụ án và trả lời PV sau.
H.DƯƠNG
VKSyêucầutạmđìnhchỉ vụnữdoanhnhânkêuoan,
CQĐTkhông thực hiện
Bà PhạmThị Mai. Ảnh: HD
Bị khởi tố sau 13 năm trốn truy nã
(PL)- Cơ quan CSĐT Công an TP Tuy Hòa (Phú
Yên) vừa khởi tố, bắt tạm giam đối với Nguyễn Đông
(SN 1962, trú phường 2, TP Tuy Hòa, Phú Yên) về tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Điều đáng nói
là Đông đã bị bắt sau khi trốn truy nã 13 năm.
Theo hồ sơ, Nguyễn Đông và ông Trần Minh
Đức là thông gia nên Đông được gia đình ông
Đức cho ở nhờ để đi làm thuê. Lợi dụng mối quan
hệ này, khoảng 8 giờ ngày 22-3-2006, Đông hỏi
mượn xe máy (giá trị 10 triệu đồng) của ông Đức
để đi công việc.
Sau khi đi công việc xong, Đông nảy sinh ý định
chiếm đoạt chiếc xe bán lấy tiền tiêu xài nên đem đi
bán lấy 9,7 triệu đồng rồi bỏ trốn đến huyện M’Drắk,
Đắk Lắk.
Ngày 6-6-2006, Cơ quan CSĐT Công an TP Tuy
Hòa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn
Đông. Nhưng quá trình điều tra không xác định được
bị can đang ở đâu và việc truy nã không có kết quả
nên vụ án được tạm đình chỉ điều tra.
Quá trình làm ăn, sinh sống tại Đắk Lắk, Đông tiếp
tục lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người
khác trị giá 84,15 triệu đồng rồi bỏ trốn về lại TP Tuy
Hòa thì bị Cơ quan CSĐT Công an TP Tuy Hòa bắt
tạm giam.
HỒ LƯU - HỒNG KHOÁNG
Cái cần nhất là phải phân biệt thật rõ nước mắm,
nước mắm công nghiệp và nước chấmđể minh bạch
với người tiêu dùng.
Sản xuất nướcmắmtruyền thống tại PhúQuốc. Ảnh: DƯƠNGĐÔNG
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook