052-2019 - page 9

9
Được biết dự án nghiên cứu khả thi dự án đường sắt Lào
Cai - Hà Nội - Hải Phòng là thỏa thuận giữa chính phủ Việt
Nam và chính phủ Trung Quốc. Theo đó, phía Trung Quốc
cho Việt Nam vay 10 triệu nhân dân tệ để nghiên cứu tuyến
đường sắt này.
Theo đơn vị tư vấn, tuyến đường sắt sẽ đi qua các tỉnh/
TP Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Vĩnh Phúc - Hà Nội - Hưng
Yên - Hải Dương đến Hải Phòng. Tổng chiều dài của tuyến
khoảng 392 km.
Theo thiết kế, tuyến đường sắt có khổ đường đơn, vận
tốc dành cho tàu khách là 160 km/giờ, dành cho tàu hàng
là 90 km/giờ.
đã nghiên cứu hai phương án
xây dựng. Thứ nhất, cải tạo
đường hiện có thành đường
khổ lồng, phương án hai giữ
nguyên hiện trạng tuyến cũ và
xây dựng tuyến mới khổ tiêu
chuẩn (1.435 mm). Qua phân
tích ưu, nhược điểm của từng
phương án, đơn vị tư vấn kiến
nghị lựa chọn phương án hai.
Theo đề xuất của tư vấn,
tuyến đường bắt đầu từ ga
Lào Cai hiện tại, theo hướng
Đông qua địa bàn tám tỉnh/
TP gồm: Lào Cai, Yên Bái,
Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội,
Hưng Yên, Hải Dương, Hải
Phòng điểm kết thúc tại cảng
Lạch Huyện (Hải Phòng).
Tổng chiều dài toàn tuyến
khoảng 392 km.
Nói về vai trò của dự án,
PHÚPHONG
B
ộ GTVT vừa có buổi
họp nghe báo cáo giữa
kỳ dự án lập quy hoạch
tuyến đường sắt khổ tiêu
chuẩn Lào Cai - Hà Nội -
Hải Phòng.
Theo báo cáo của Công ty
Hữu hạn Tập đoàn Viện khảo
sát thiết kế số năm đường sắt
Trung Quốc (đơn vị tư vấn
lập quy hoạch dự án), phạm
vi nghiên cứu bao gồm việc
lập quy hoạch tuyến đường sắt
Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Trong đó, nghiên cứu kết nối
đường sắt Hà Khẩu (Trung
Quốc) - Lào Cai (Việt Nam),
xác định điểm nối ray đường
sắt mới giữa Việt Nam - Trung
Quốc và kết nối đường sắt
khu đầu mối Hà Nội, cảng
Hải Phòng.
Đơn vị tư vấn đánh giá tuyến
đường hiện hữu từ Lào Cai
đến Hải Phòng có tiêu chuẩn
và năng lực thấp, vận tốc vận
hành trung bình là 50 km/giờ,
tốc độ cục bộ cao nhất là 80
km/giờ. Do đó không thể đáp
ứng được các nhu cầu ngắn
và dài hạn.
Do cần phải hình thành hành
lang vận tải hành khách, hàng
hóa lượng lớn, đáp ứng được
nhu cầu vận tải ngày càng tăng
trong tương lai. Theo đó tư vấn
2 phương án làm
đường sắt Lào Cai
- Hà Nội - Hải Phòng
Theo đề xuất của tư
vấn, tuyến đường bắt
đầu từ ga Lào Cai
hiện tại, theo hướng
Đông qua địa bàn
tám tỉnh/TP.
Bộ GTVT báo cáo bất cập tại
các trạm BOT cho Chính phủ
(PL)- Mới đây, Bộ GTVT có văn bản trả lời
kiến nghị của cử tri TP Hà Nội về tình trạng các
trạm BOT đặt khắp các tỉnh/TP, nhiều nơi đặt
trạm rất gần nhau gây bất bình trong nhân dân.
Theo đó, cử tri đề nghị các bộ, ngành kiểm tra có
giải pháp khắc phục.
Về vấn đề này, Bộ GTVT cho rằng trong điều
kiện nguồn vốn ngân sách nhà nước khó khăn,
việc đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình
thức hợp đồng BOT là chủ trương đúng đắn nhằm
huy động nguồn lực xã hội cho phát triển hạ tầng
giao thông. Nhiều dự án BOT giao thông sau khi
hoàn thành, đưa vào khai thác phát huy rõ hiệu
quả đầu tư.
Theo Bộ GTVT, thực hiện Nghị quyết số
437/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ
tiến hành rà soát tổng thể các trạm thu phí BOT.
Theo đó, trên toàn quốc hiện có 88 trạm thu phí
(Bộ GTVT quản lý 73 trạm, UBND các tỉnh/TP
quản lý 15 trạm). Trong đó có 17 trạm thu phí có
bất cập (về vị trí, mức thu giá dịch vụ...). Trên cơ
sở kết quả rà soát, Bộ GTVT báo cáo Chính phủ
giải pháp xử lý đối với 17 trạm thu phí có bất cập
này. Ngày 23-4-2018, Thường trực Chính phủ tổ
chức họp để xem xét giải pháp xử lý các trạm thu
phí bất cập, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận “cơ
bản đồng ý với các giải pháp Bộ GTVT đề xuất”.
“Hiện tại, đơn vị đã chỉ đạo các cơ quan phối
hợp với nhà đầu tư, làm việc và thống nhất với
tỉnh ủy, đoàn đại biểu Quốc hội, UBND các tỉnh
có liên quan, căn cứ điều kiện cụ thể của từng dự
án, tính toán, lựa chọn giải pháp phù hợp cho từng
trạm, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người dân, Nhà
nước và doanh nghiệp, bảo đảm hiệu quả tài chính
của dự án…” - Bộ GTVT nhấn mạnh.
VIẾT LONG
Tuyến metro TP.HCM: Vướng mắc
nội dung hợp đồng vay vốn
(PL)- Văn phòng UBND TP.HCM vừa thông tin
về việc ký kết hợp đồng cho vay lại nguồn vốn
ODA, vay ưu đãi cho các dự án đường sắt đô thị
TPHCM.
Theo đó, UBND TP kiến nghị Bộ Tài chính đề
xuất giá trị hợp đồng vay tạm thời sử dụng giá trị
thiết bị được duyệt theo quyết định phê duyệt tổng
mức đầu tư. Cụ thể, đối với dự án tuyến metro số
1 (Bến Thành - Suối Tiên) giá trị hợp đồng vay lại
là giá trị mua sắm thiết bị được duyệt trong Quyết
định số 1153/QĐ-UBND ngày 6-4-2007 hơn
5.000 tỉ đồng (tương đương hơn 327 triệu USD).
Đối với dự án tuyến metro số 2 (Bến Thành -
Tham Lương) giá trị hợp đồng vay lại là giá trị
mua sắm thiết bị được duyệt trong Quyết định
số 4474/QĐ-UBND ngày 11-10-2010 là 5.198 tỉ
đồng (tương đương 273,6 triệu USD). Theo đó,
giá trị cho vay lại sẽ được điều chỉnh bằng phụ lục
hợp đồng sau khi tổng mức đầu tư điều chỉnh của
dự án được thông qua.
Theo UBND TP, ngày 14-7-2017, UBND TP đã
thực hiện ký kết hợp đồng cho vay lại vốn vay của
chính phủ Nhật Bản áp dụng cho Hiệp định vay
VN11-P7 số 18/2017/BTC-QLN tài trợ cho dự án
xây dựng tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối
Tiên với nội dung: “Trị giá cho vay lại là tổng số
vốn thực rút theo hiệp định vay quy ra đồng yen
Nhật (JPY) để chi cho hạng mục mua sắm thiết bị
của dự án theo thông báo rút vốn của JICA”.
Bộ Tài chính cũng có Công văn số 3376/BTC-
QLN ngày 14-3-2017 trình Thủ tướng, kiến nghị
trong điều kiện chưa xác định được chính xác số
tiền cho vay lại, đề xuất Thủ tướng giao Bộ Tài
chính ký hợp đồng cho vay lại với UBND TP.
Theo đó, giá trị cho vay lại là “tổng số vốn thực
rút từ hiệp định vay quy ra đồng yen Nhật (JPY)
để chi cho hạng mục mua sắm thiết bị của dự án
theo thông báo rút vốn của JICA” và đã được Phó
Thủ tướng Phạm Bình Minh chấp thuận. Vì thế,
hiện nay hợp đồng vay vẫn gặp vướng mắc về nội
dung xác định trị giá phần vay lại.
KIÊN CƯỜNG
Đơn vị tư vấn kiến nghị lựa chọn phương án giữ nguyên hiện trạng
tuyến cũ và xây dựng tuyếnmới khổ tiêu chuẩn (1.435mm).
Tàu vận chuyển container từ TrungQuốc vào Việt Nam. Ảnh: P.PHONG
Thứ trưởng BộGTVTNguyễn
Ngọc Đông cho rằng tuyến
đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào
Cai - Hà Nội - Hải Phòng rất
quan trọng trong chiến lược
quy hoạch phát triển đường
sắt Việt Nam, có ý nghĩa đối
với phát triển kinh tế-xã hội
của các địa phương tuyến đi
qua. Đặc biệt trong vận chuyển
hàng hóa, kết nối giao thông,
giao thương quốc tế, trong đó
kết nối hoạt động thuận lợi với
Trung Quốc.
Thứ trưởng giao Cục Đường
sắt Việt Nam tổng hợp các ý
kiến góp ý dự họp. Trong đó
bổ sung nguyên tắc lựa chọn
hướng tuyến, lựa chọn quy mô
phạm vi, phân kỳ đầu tư ga,
đảmbảo không ảnh hưởng đến
tốc độ đô thị hóa trong tương
lai. Đồng thời làm rõ phương
án kỹ thuật, tổng mức, lộ trình
đầu tư tuyến… •
(PL)- Mới đây, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông
Trần Úc, Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn (Quảng
Nam), khẳng định không có chuyện sáp nhập thị xã Điện
Bàn vào TP Đà Nẵng. Đồng thời ông Úc nhấn mạnh đó
chỉ là thông tin mà các cò đất dùng làm chiêu trò để thổi
giá đất.
Theo chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn, trong quy hoạch
chung phát triển đô thị, chính quyền các cấp không có
dự kiến, định hướng sáp nhập thị xã Điện Bàn vào TP Đà
Nẵng.
“Việc tung tin sáp nhập thị xã Điện Bàn vào TP Đà
Nẵng là chiêu thức của các cò đất nhằm đẩy giá đất ở địa
phương” - ông Úc nhận định.
Trước đó, UBND thị xã Điện Bàn cũng đã có Công văn
368/UBND về việc chấn chỉnh thông tin thất thiệt và tình
trạng mua bán, chuyển nhượng trái phép trên địa bàn thị xã.
Đây không phải lần đầu cò đất tung tin thất thiệt
để thổi giá đất ở Đà Nẵng. Cụ thể, tối 6-3 trên trang
Facebook hội mua bán nhà và đất tại Đà Nẵng cũng xuất
hiện thông tin cho rằng TP Đà Nẵng chuẩn bị có quận
mới tên là quận Hiếu Đức từ việc tách bốn xã của huyện
Hòa Vang.
Tuy nhiên, ông Đặng Phú Hành, Phó Chủ tịch UBND
huyện Hòa Vang, khẳng định: Việc này là giới cò đất
tung tin để thổi giá đất ở nông thôn của huyện. Sau khi
huyện ra văn bản cảnh báo tình trạng sốt đất ảo thì các cò
đất lại dùng chiêu mới này để thổi giá đất.
THANH NHẬT
Cò đất lại tung tin Đà Nẵng sáp nhập thêm thị xã
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook