053-2019 - page 9

9
Lý giải việc vẫn thu 2%phí
bảo trì chung cư
Thực trạng tranh chấp gay gắt giữa các bên về quỹ bảo trì chung cư khiến
các nhà quản lý phải đặt lại bài toán thu sao cho phù hợp.
VIỆTHOA
M
ới đây, trong một hội
nghị của Bộ Xây dựng
về công tác vận hành,
sử dụng, quản lý nhà chung
cư, Sở Xây dựng TP.HCM đã
kiến nghị Bộ về khoản đóng
2% kinh phí bảo trì chung cư
(PBT).
Trao đổi với ch ng tôi, ông
Nguyễn Thanh Hải, Trưởng
phòng Quản lý nhà và công sở,
Sở Xây dựng TP.HCM, nhận
định 2% PBT chung cư là cần
thiết nhưng cần xem xét thời
điểm và hình thức thu như thế
nào cho phù hợp, tránh phát
sinh nh ng mâu thuẫn phức
tạp. Đồng thời, khắc phục được
nh ng bất cập liên quan xung
quanh vi c đóng khoản phí này.
Nhiều bất cập phát
sinh từ phí bảo trì
.
Phóng viên
:
Thưa ông,
có thông tin cho rằng Sở Xây
dựng đề xuất bỏ 2%PBT chung
cư, ông xác nhận gì về thông
tin này?
+ Ông
Nguyễn Thanh Hải
:
Xin được nói rõ Sở không đề
xuất bỏ mà là kiến nghị Bộ
xem xét cách thức, thời điểm
thu thế nào cho phù hợp. Chắc
chắn là mọi chung cư đi vào
hoạt động, đến một thời gian
nào đó đều phải bảo trì để đảm
bảo chất lượng công trình. Do
vậy, PBT là khoản phí bắt buộc,
không thể nói là bỏ hẳn.
. Luật Nhà ở đã có hiệu lực
được bốn năm, hiện có những
bất cập nào liên quan đến việc
thu PBT chung cư trên địa bàn
TP.HCM?
+ Theo quy định hi n hành,
2% PBT sẽ được thu ngay khi
chủ đầu tư (CĐT) bán căn hộ.
Sau đó CĐT sẽ bỏ tiền vào một
tài khoản riêng, khi hội nghị nhà
chung cư bầu ra ban quản trị
(BQT) thì chuyển giao tài sản
này sang cho BQT chung cư.
Trên thực tế, khoản thu này
tại các chung cư là không hề
nhỏ, có chung cư lên đến 60-70
tỉ đồng. Mâu thuẫn, tranh chấp
phát sinh trong quá trình thu và
quản lý khoản phí này đã diễn
ra khá nhiều trên cả nước cũng
như tại TP.HCM. Theo thống
kê của Bộ Xây dựng, trên cả
nước, đặc bi t là tại các TP lớn
như Hà Nội, TP.HCM tranh
chấp này chiếm 36% trong các
vấn đề tranh chấp tại chung cư.
Có trường hợp CĐT không
bàn giao, bàn giao chậm hoặc
bàn giao không đủ PBT hoặc
không thống nhất đượcmức bàn
giao với BQT. Vi c này đã dẫn
đến tranh chấp phức tạp gi a
CĐT và BQT, ảnh hưởng đến
cư dân sống trong chung cư.
Thực tế, một dự án chung
cư được bán trong nhiều thời
kỳ, nhiều giai đoạn, mỗi giai
đoạn tương ứng với một giá bán
khác nhau, nh ng căn hộ khác
nhau lại có giá khác nhau. CĐT
không thông tin, BQT không
đủ chuyên môn nghi p vụ đi
kiểm tra từng căn hộ, sổ sách,
kế toán thì rất khó để lấy lại
chính xác số tiền tương ứng 2%.
Cũng có trường hợp hết thời
gian bảo hành, CĐT dùng PBT
thực hi n bảo trì nhưng khi bàn
giao cho BQT lại không công
khai, minh bạch nên không
quyết toán được.
Chia nhỏ để thu, dễ thở
cho người mua nhà
. Nếu không thu khoản phí
này từ đầu, khi chung cư có sự
cố mà cư dân không chịu đóng
PBT thì xử lý thế nào? Như vậy
có phải chuyển từ dạng tranh
chấp này sang dạng tranh chấp
khác không?
+ PBT bắt đầu được sử dụng
khi chung cư hết thời gian
bảo hành chứ không phải sử
dụng ngay từ đầu. Khoản phí
này thường cũng chỉ sử dụng
trong 5-10 năm là hết. Sau đó
cư dân phải tiếp tục nộp phí.
Do vậy, không nhất thiết phải
thu ngay từ đầu.
Khảo sát ở nhiều nơi, nước
ngoài cũng có nơi chia nhỏ
khoản này ra thu hằng tháng,
hằng quý cùng với phí quản
lý. Khi kinh phí vận hành sử
dụng hết, số dư ra sẽ lập quỹ
để bảo trì.
Cách làmnày sẽ ít tranh chấp
mà người mua nhà cũng dễ thở
hơn. Tuy nhiên, vi c thu phí sau
phải đi kèm với vi c quy định
chế tài nghiêm trường hợp cố
tình không đóng PBT và phải
tuyên truyền để nâng cao ý
thức cộng đồng trong cư dân.
Đề xuất này đang được Bộ
Xây dựng nghiên cứu. Bộ
Xây dựng và Ủy ban Tư pháp
Quốc hội cho hay có sửa luật
hay không cần phải có thêm
thời gian. Tới đây, ủy ban sẽ
có khảo sát các chung cư tại
TP.HCM.
. Có tình trạng vì các BQT
chung cư chưa có con dấu nên
CĐT không bàn giao quỹ bảo
trì hoặc ngược lại, có bàn giao
nhưng BQT không dám nhận.
Sở có đề xuất nào để giải quyết
vướng mắc này?
+ Đây cũng là một vướng
mắc kéo dài. Tuy nhiên, gi a
tháng 1-2019 vừa qua, BộCông
an đã có văn bản hướng dẫn
TP.HCM thực hi n. Công an
TP cũng đã có văn bản hướng
dẫn cho quận, huy n thực hi n
rồi nên vướngmắc này đã chính
thức được tháo gỡ.
. Xin cám ơn ông.•
Đề xuất bỏ
thu phí bảo
trì chung cư
2%khi mua
nhà chung
cư nhận
được nhiều
ý kiến trái
chiều. Ảnh
minh họa:
Q.HUY
Phí bảo trì được dùng vào việc gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 109 Luật Nhà ở 2014, PBT
chỉ được sử dụng để bảo trì các phần sở hữu chung của nhà
chung cư, không được sử dụng cho việc quản lý, vận hành nhà
chung cư và các mục đích khác.
Các hạng mục được sử dụng PBT được quy định tại Điều
34 của quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm
theo Thông tư 02/2016/TT-BXD. Cụ thể,
- Bảo trì các hạngmục và phần diện tích thuộc sở hữu chung,
nha sinh hoat công đông cua nha chung cư;
- Bảo trì khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà,
tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang,
cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp
kỹ thuật, hệ thống cấp điện, nước, gas, hệ thống thông tin liên
lạc, bể phốt, thu lôi, cứu hỏa...
- Xử lý nước thải ứ nghẹt, hút bể phốt định kỳ; cấy vi sinh cho
hệ thống nước thải của nhà chung cư…
- Bảo trì các hạng mục khác của nhà chung cư thuộc quyền
sở hữu chung theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán căn
hộ hoặc theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Vi c thu phí sau phải
đi kèm với vi c quy
định chế tài nghiêm
trường hợp cố tình
không đóng PBT.
Tháo dỡ khu du lịch xây lụi
tại suối Lương
(PL)- Ngày 11-3, lực lượng quy tắc đô thị
phường Hòa Hi p Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng
có mặt tại Khu du lịch Thủy Lâm Viên (do ông
Nguyễn Văn Dũng, ngụ phường Hòa Hi p Bắc làm
chủ) để giám sát vi c tháo dỡ các hạng mục xây
dựng trái phép.
Tại khu du lịch có di n tích hơn 1 ha này, chủ khu
du lịch đã cho xây dựng trái phép các hồ mới, nâng
bờ hồ để chặn dòng nước suối Lương. Đặc bi t, chủ
khu du lịch đã cho xây mới gần như hoàn toàn các
chỗ nghỉ chân. Các sạp gỗ có di n tích hàng trăm
mét vuông cũng được cơi nới, mở rộng trái phép.
Ngay dưới chân suối Lương còn rào lưới sắt, tôn…
để tiếp tục xây dựng lụi. Khu vực này nằm sát rừng
phòng hộ Nam Hải Vân.
Theo ông Bùi Nguyễn Hồng Hải, Phó Chủ tịch
UBND phường Hòa Hi p Bắc, lực lượng quy tắc
đô thị phường đang vào cuộc, yêu cầu tháo dỡ
các hạng mục được xây dựng, cơi nới trái phép
nói trên. Cũng theo ông Hải, khu du lịch này đã
hoạt động hơn 10 năm nay. Cách đây hai năm,
chính quyền địa phương đã kiểm tra, yêu cầu gi
nguyên hi n trạng, không cho phép tiếp tục xây
dựng. Tuy nhiên, chủ khu du lịch vẫn tiếp tục xây
bất chấp l nh cấm.
“Hi n các công nhân đang tiến hành tháo dỡ và đập
các hạng mục được xây dựng trái phép. Ngoài vi c
tháo dỡ các hạng mục trái phép, đơn vị sẽ lập biên
bản để xử phạt theo Nghị định 139/2017 về hành vi
xây dựng công trình trái phép” - ông Hải cho hay.
Khu vực suối Lương, phường Hòa Hi p Bắc trước
đây là điểm nóng về làm du lịch trái phép. Lãnh đạo
UBND TP Đà Nẵng đã từng thị sát, kiểm tra và yêu
cầu xử lý nghiêm tình trạng này.
TẤN VIỆT
Xếp hạng chất lượng dịch vụ
sân bay: Tân Sơn Nhất cuối bảng
(PL)- Ngày 11-3, Cục Hàng không Vi t Nam vừa
công bố khảo sát mức độ hài lòng của hành khách về
chất lượng dịch vụ năm 2018 tại các sân bay. Theo
đó, thời gian khảo sát từ tháng 10 đến tháng 12-2018
tại sáu cảng hàng không (CHK): Nội Bài, Tân Sơn
Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh, Ph Quốc và Cát Bi.
Kết quả đánh giá dựa trên 25.000 phiếu khảo sát
với 25 tiêu chí đánh giá về sự hài lòng của hành
khách đối với bảy khu vực của CHK gồm: Khu nhà
ga đi, khu làm thủ tục hàng không, khu soi chiếu
an ninh, khu công an xuất nhập cảnh, phòng chờ ra
máy bay, nhà ga đến và phương ti n giao thông công
cộng. Mức đánh giá từ tốt đến rất kém với mức điểm
cao nhất là 5.
Qua đó, hành khách đều đánh giá chất lượng
dịch vụ tại CHK Cát Bi đứng vị trí cao nhất với
điểm trung bình 4,56 điểm. Tiếp theo là CHK Cam
Ranh đạt 4,31 điểm, CHK Đà Nẵng đạt 4,23 điểm,
CHK Nội Bài đạt 4,22 điểm, CHK Ph Quốc đạt
4,04 điểm. Đứng cuối là CHK Tân Sơn Nhất với số
điểm 3,96.
Theo Cục Hàng không Vi t Nam, chất lượng dịch
vụ tại CHK Cát Bi được hành khách đánh giá cao
nhất, tiếp đó là các CHK Cam Ranh và Đà Nẵng có
thể do các CHK này có sự đầu tư mới trong năm
2018 với vi c đưa các nhà ga hành khách quốc tế
vào khai thác.
CHK Tân Sơn Nhất tăng điểm ở tiêu chí “khu
vực làm thủ tục hàng không”, “khu vực soi chiếu an
ninh”, “khu vực xuất nhập cảnh”. Các tiêu chí “nhà
ga đến”, “nhà ga đi”, “phương ti n giao thông công
cộng” và “khu vực phòng chờ ra máy bay” tại Tân
Sơn Nhất giảm nhẹ so với năm 2017.
Cục Hàng không nhận định các tiêu chí trên của
Tân Sơn Nhất giảm là do năm 2018, lượng hành
khách qua Tân Sơn Nhất đạt trên 38 tri u khách,
tăng 6,4% so với năm 2017 trong khi công suất
thiết kế chỉ có 25 tri u khách. Mặc dù vậy, điểm
trung bình tất cả tiêu chí năm 2018 của Tân Sơn
Nhất đạt 3,96 điểm, không thay đổi so với năm
2017. Đây là điểm đáng ghi nhận trong bối cảnh
quá tải tại CHK này.
VIẾT LONG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook