058-2019 - page 16

16
Quốc tế -
Thứ Hai 18-3-2019
Tiêu điểm
NewZealand:Nuôi
chó cũngphải đăngký
nhưng súng thì không
Hôm nay, 18-3, nội các New Zealand sẽ họp về vụ
xả súng kinh hoàng nhất lịch sử nước này làm 50 người
chết vào trưa 15-3, cũng như cân nhắc các phương án
chỉnh sửa luật kiểm soát súng như lời Thủ tướng Jacinda
Ardern tuyên bố trước đó rằng “sẽ sửa luật”.
Thảm họa cuối tuần rồi khiến luật kiểm soát súng ở
New Zealand lại một lần nữa được chú ý khi có đến năm
khẩu súng được sử dụng trong thảm họa, tay súng người
Úc có giấy phép sử dụng súng và đã mua súng hợp
pháp, theo đài
CNN
(Mỹ).
Luật sở hữu súng New Zealand được ban hành vào
năm 1984. Đến năm 1992, hai năm sau khi người đàn
ông tâm thần David Gray bắn chết 13 người, luật có sửa
đổi điều khoản liên quan đến loại súng cầm tay bán tự
động kiểu quân đội.
Dù có sửa đổi nhưng luật New Zealand vẫn được xem
là thoải mái hơn phần lớn các nước phương Tây. Tại
New Zealand, các cá nhân trên 16 tuổi có quyền xin giấy
phép sở hữu súng. Sau khi vượt qua các bước kiểm tra
tiền sử phạm tội, bạo lực, sử dụng ma túy, cồn, có quan
hệ với thành phần nguy hiểm không…, người xin cấp
phép sẽ trải qua một khóa học sử dụng súng an toàn kéo
dài vài tháng, sau đó được cấp phép. Giấy phép sẽ được
gia hạn sau mỗi 10 năm. Cảnh sát có quyền thu hồi giấy
phép nếu cảm thấy mối đe dọa từ người đã được cấp
phép. Người bán súng phải có giấy phép và được cảnh
sát quản lý.
Cảnh sát New Zealand ước tính hiện có khoảng 1,2
triệu khẩu súng lưu hành có lẫn không phép ở nước này,
nằm trong nhóm 20 nước có tỉ lệ súng trên đầu người
nhiều nhất thế giới với trung bình một khẩu/ba người
dân, một tỉ lệ cao nếu so với nước láng giềng Úc (có
3,15 triệu khẩu và tỉ lệ một khẩu/tám công dân).
Luật kiểm soát súng ở New Zealand dù có khắt khe
hơn luật một số nước như Mỹ nhưng vẫn còn nhiều lỗ
hổng. Cảnh sát New Zealand từ lâu đã lo ngại các lỗ
hổng này có thể giúp kẻ xấu lợi dụng. Hai lỗ hổng lớn
là về chuyện đăng ký vũ khí và kiểm soát vũ khí bán tự
động. Người sở hữu súng dù cần có giấy phép nhưng lại
không bị yêu cầu phải đăng ký khẩu súng mình sở hữu.
Các lỗ hổng này từng là tâm điểm của nhiều phen tranh
luận nhưng chưa đi đến đâu.
GS luật Alesander Gillespie tại ĐHWaikato (New
Zealand) từng dự đoán nếu nước này không sửa luật thì
sẽ có xả súng hàng loạt. Sau vụ xả súng, GS Gillespie
tiếp tục lên tiếng không thể hiểu nổi tình trạng một đất
nước có ô tô, thậm chí có nuôi chó cũng phải đăng ký
mà súng thì không. Trước đó, vào năm 1997, một thẩm
phán cấp cao New Zealand đã đề xuất nhiều thay đổi với
luật kiểm soát súng, trong đó có toàn bộ súng cá nhân
phải được đăng ký. Một cuộc khảo sát của Liên Hiệp
Quốc trên 79 nước đồng tình đăng ký súng là quy định
quan trọng trong kiểm soát súng.
Thử so sánh với luật kiểm soát súng ở nước láng
giềng Úc và có một công dân tham gia vụ xả súng. Tại
Úc, đăng ký súng là điều bắt buộc. Sau sự việc một tay
súng bắn chết 35 người năm 1996, trong vòng hai tuần,
các nhà lập pháp Úc ra luật cấm người dân sở hữu súng
trường bắn nhanh và súng săn. Người xin cấp phép sở
hữu súng ngoài việc phải vượt qua vòng kiểm tra của
cảnh sát còn phải trình bày “lý do chính đáng” vì sao
phải sở hữu súng, đáng chú ý là lý do phòng vệ không
được chấp nhận. Sau bước sửa đổi này, rủi ro thiệt mạng
vì súng ống ở Úc giảm hơn 50% so với trước.
THIÊN ÂN
Boeing và câu chuyện
tiền bạc trong chính trị
Chính phủMỹ đã để áp lực lấn át các nguyên tắc trong việc ra quyết định
về Boeing 737MAX 8.
Boeing giữa tuần trước âmthầmramắtmáy bay chở khách dài nhất thế giới 777X-9, dài 77m, trong
phạmvi nội bộ tại Nhàmáy Boeing ở TP Seattle thuộc bangWashington, Mỹ sau vụ chiếc Boeing 737
MAX 8 rơi ở Ethiopia. Ảnh: DAILYMAIL
Có thể nói nội các của ông Trump hiện tại gồm các nhân
vật từng lãnh đạo tập đoàn. Một lãnh đạo trong ngành công
nghiệpdầumỏhiện làmbộ trưởngnội vụ.Một lãnhđạongành
dược hiện làm bộ trưởng y tế. Một nhà vận động cho ngành
than giờ lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ môi trường. Hay như ông
Patrick Shanahan, Quyền Bộ trưởngQuốc phòngMỹ hiện tại,
từng là một lãnh đạo của Boeing. Tổng cộng có 350 nhân vật
từng là nhà vận động chính sách đã, đang và được chọn sẽ
làm việc cho chính phủ Mỹ.
Việc tồn tại nhiều nhân vật tập đoàn trong chính phủ
Mỹ đã phần nào ảnh hưởng đến uy tín của nước này ở bên
ngoài. Sau khi chiếc Boeing 737 MAX 8 rơi, hãng Ethiopian
Airlines đã chọn không gửi các hộp đen chiếc máy bay này
đếnMỹ để phân tíchmà là đến Pháp.ViệcMỹ trì hoãn hạ cánh
Boeing 737 MAX 8 đã bị nhiều nước phản ứng. Có ý kiến ở
Bangladesh cho rằng Mỹ“ương ngạnh”, ở Hong Kong thì nói
Mỹ “quá chiều chuộng doanh nghiệp”, còn ở Úc chỉ trích Mỹ
bị các lợi ích tập đoàn thống trị và bỏ lơ thực tế.
“Đó là điều xảy ra khi các tập
đoànđiềuhànhchínhphủ”-nhà
báo Dana Milbank của tờ
The
Washington Post
phản ứng với
việc chính phủ Mỹ trì hoãn hạ
cánhdòngmáybayBoeing737
MAX 8 sau hai tai nạn liên tiếp.
Hai năm qua,
Boeing đóng góp
hơn 8,4 triệu USD
cho các chiến dịch
quyên góp chính trị,
chia đều cho cả hai
đảng Dân chủ và
Cộng hòa.
ĐĂNGKHOA
N
gaysaukhi chiếcBoeing
737 MAX 8 thứ hai rơi
ở Ethiopia vào sáng
10-3, hàng loạt nước lần lượt
ngưng khai thác dòng máy
bay này. Tuy nhiên, Cơ quan
Hàng không Liên bang Mỹ
(FAA) và Boeing vẫn tuyên
bố không có chứng cứ nào để
phải làm vậy, vẫn tin tưởng
vào độ an toàn của nó.
Tổng thống Mỹ Donald
Trump có cuộc điện đàm
với Tổng Giám đốc Boeing
Dennis Mullenburg, người
ông có mối quan hệ thân tình,
về vụ tai nạn ở Ethiopia. Ông
Trump cũng lên Twitter phàn
nàn các máy bay ngày càng
trở nên quá phức tạp và sự
phức tạp làm tăng nguy hiểm.
Ông cũng cho rằng nhà sản
xuất máy bay luôn tìm cách
cải tiến công nghệ không cần
thiết trong khi có những cái cũ
và đơn giản lại tốt hơn nhiều.
Có điều là ông không đề cập
chuyện ngưng khai thác dòng
máy bay này.
Áp lực che mờ
nguyên tắc
Đến tận ngày 13-3, ông
Trump mới ra một sắc lệnh
khiến Mỹ là nước cuối cùng
hạ cánh các máy bay Boeing
737 MAX 8 và MAX 9.
Điều gì khiến ông Trump
và FAA có sự trì hoãn này?
Theo nhà báo Elaine Ou của
hãng tin
Bloomberg
(Mỹ),
từng là giảng viên khoa Công
nghệ điện và thông tin tại ĐH
Sydney (Úc), chính phủ Mỹ
đã để áp lực lấn át các nguyên
tắc trong việc ra quyết định
về Boeing 737 MAX 8.
Nhiều ý kiến chỉ trích rằng
một phần lý do của chuyện trì
hoãn có thể vì quan hệ thân
thiết mà Boeing, một nhà
thầu lớn của chính phủ Mỹ
và là một sức mạnh chính trị
lớn ở Mỹ.
Trước mắt có thể thấy
ngoài Tổng Giám đốc Boeing
Mullenburg có quan hệ thân
tình với Tổng thống Trump
thì quyền giámđốc FAA, ông
Elwell, từng làm việc trong
hãng hàng không American
Airlines và Hiệp hội Hàng
không Vũ trụ mà Boeing là
một thành viên chủ chốt. Một
nhân vật nữa là ông Patrick
Shanahan từng là một lãnh
đạo của Boeing trước khi trở
thành quyền bộ trưởng Quốc
phòng Mỹ hiện tại.
Có thể nói Boeing nhận
nhiều dự án thầu hơn bất kỳ
nhà thầunàokhác ởMỹ, chẳng
hạn LockheedMartin - đối thủ
chính của Boeing trong lĩnh
vực thầu quốc phòng, đồng
nghĩa thu lợi được nhiều từ
chính phủ Mỹ hơn. Trong
tài khóa 2017, Boeing được
chính phủ Mỹ ký một số hợp
đồng trị giá hơn 23 tỉ USD.
Mùa thu năm ngoái, Boeing
nhận hợp đồng 9,2 tỉ USD sản
xuất một thế hệmáy bay chiến
đấu mới cho không quânMỹ.
Tiền của Boeing len lỏi
khắp chính phủ Mỹ
Năm ngoái Boeing đã chi
tới 15 triệu USD cho công
tác vận động hành lang. Từ
năm 2016 đến nay, Boeing
đóng góp hơn 8,4 triệu USD
cho các chiến dịch quyên góp
chính trị, chia đều cho cả hai
đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Năm 1940, Quốc hội Mỹ
đã thông qua luật cấm các
cá nhân và công ty đóng góp
cho các chiến dịch quyên góp
liên bang trong thời gian đang
thương lượng hay thực hiện
các hợp đồng liên bang. Mục
đích nhằm ngăn các công ty
cố gắng hối lộ các chính trị
gia để có được giao dịch béo
bở, cũng như ngăn các chính
trị gia làm tiền các công ty.
Vậy làm thế nào mà việc
Boeingđónggópchocác chiến
dịch quyên góp liên bang lại
không phạm luật? Câu trả lời
là vì có lỗ hổng luật pháp liên
quan đến một điều luật ban
hành vào thập niên 1970 cho
phép các nhà thầu chính phủ
thành lập “các quỹ riêng biệt”.
Hoặc các ủy ban hành động
chính trị (PAC) sử dụng tiền
được góp lại từ các nhân vật
lãnh đạo và các cổ đông lớn
của nhà thầu này để quyên góp
chính trị. Các quỹ này tồn tại
hợp pháp với lý lẽ là quyền tự
do ngôn luận của nhân viên
nhà thầu với số tiền không bị
hạn chế. Đó là lý do PAC của
Boeing có thể tồn tại.
Theo chuyên gia Brendan
Fischer tại Trung tâm Vận
động luật pháp - một cơ quan
đạo đức lưỡng đảng của Mỹ,
PAC của Boeing rất có ảnh
hưởng. Lượng quyên góp của
PAC Boeing lớn gấp ba lần
tổng quyên góp của tất cả cá
nhân độc lập.
Bên cạnh đó còn có một lỗ
hổng khác mà các nhà thầu có
thể lợi dụng nhằm tìm kiếm
ảnh hưởng lên các chính trị
gia: Quyên góp tiền cho ủy
ban tổ chức lễ nhậm chức cho
tổng thống đắc cử. Một lý do
là các ủy ban tổ chức lễ nhậm
chức này về kỹ thuật không
liên quan đến các chiến dịch
chính trị. Boeing đã chi cả
triệu USD cho lễ nhậm chức
của ông Trump, điều đang bị
nhiều ý kiến cho rằng có thể
là một xung đột lợi ích.
Theo nhà báo Smith, chính
những điều trên đã làm xuất
hiện nghi ngờ về động cơ của
chính phủMỹ khi trì hoãn lệnh
“trùm mền” toàn bộ Boeing
737 MAX 8.
Thượng nghị sĩ Dân chủ
Elizabeth Warren từng công
khai đặt câu hỏi liệu chính
phủ có “đặt sinh mạng vào
rủi ro” để bảo vệ Boeing. Bà
Warren và một nhóm đồng
nghiệp lưỡng đảng đang yêu
cầu Quốc hội gọi Boeing ra
điều trần.•
1.500.000
bản sao video xả súng ở New Zealand do tay súng
người Úc BrentonHarrisonTarrant tường thuật trực tiếp
trong 17 phút trên Facebook đã được gỡ trên toàn cầu
trong 24 giờ sau vụ tấn công, hãng tin
Reuters
(Anh)
dẫn thông báo ngày 17-3 của Facebook. Facebook cho
biết cũng đã gỡ tất cả phiên bản có chỉnh sửa của đoạn
video này. Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern
nói muốn bàn chuyện tường thuật trực tiếp này với
Facebook.
LINH LAN
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook