058-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 18-3-2019
Con tàu đóng theo
Nghị định 67/2014 của
ông Trần Văn Liên vẫn
phải nằmbờ. Ảnh: TTN
Ngư dân khốn
đốn vì dính kiện
tụng tàu vỏ thép
Sau ba năm, con tàu vẫn phải nằmbờ trong khi
chủ tàu thì khốn đốn và vướng vào vòng luẩn quẩn
khi liên quan đến hai vụ kiện.
THANHNHẬT
T
ừmột ngư dân khá giả làmnghề
biển có tiếng ở địa phương,
ông Trần Văn Liên (53 tuổi,
trú xã Bình Minh, huyện Thăng
Bình, Quảng Nam), chủ tàu vỏ thép
theo Nghị định 67/2014 của Chính
phủ, đã lâm vào cảnh nợ nần, phải
đi làm thuê để kiếm sống. Con tàu
mà ông đã phải đi vay ngân hàng
hàng chục tỉ đồng thì vẫn phải nằm
bờ vì số phận pháp lý chưa rõ ràng.
Án chồng án
Trước đây ông Liên thuộc diện
được hỗ trợ đóng tàu vỏ thép. Khi
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh
Quảng Nam yêu cầu đối vốn thì gia
đình ông đã bán con tàu nhỏ, cầm cố
nhà và vay thêm người thân để làm
vốn đối ứng cho Ngân hàng BIDV
vay 14,5 tỉ đồng (đã giải ngân 7,6
tỉ đồng). Tài sản đảm bảo là con tàu
vỏ thép mang số hiệu QNa 94679
TS và toàn bộ máy móc, trang thiết
bị trên tàu.
Khi tàu sắp hoàn tất, ông Liên tiếp
tục cầm sổ đỏ ngôi nhà vay ngân
hàng gần 500 triệu đồng để ký hợp
Theo hợp đồng đã ký
thì ông Liên phải nhận
bàn giao tàu và thanh
toán các khoản phí còn
lại. Nhưng đến nay tàu
vẫn phải nằm bờ do ông
Liên không có đủ tiền để
thanh toán.
Vay sau 2018 không còn được hỗ trợ lãi suất
Theo quy định, việc hỗ trợ lãi suất cho vay đóngmới, nâng cấp tàu đánh
bắt hải sản theo Nghị định 67/2014 của Chính phủ chỉ được áp dụng cho
các khoản vay giải ngân đến ngày 31-12-2018. Đối với các khoản giải ngân
sau năm 2018, chủ tàu sẽ không được hưởng hỗ trợ lãi suất.
Như vậy, mong muốn vươn khơi cùng con tàu sắt của ông Liên gần
như không thể thành hiện thực. “Nếu tôi tiếp tục vay mà không nhận
được sự hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 67 thì không thể trả hết nợ. Hơn
nữa, tài sản của tôi hiện cũng không đủ để thế chấp vay số tiền lớn. Giờ
tàu không thể ra khơi, tôi chỉ còn cách phải đi làm thuê kiếm sống qua
ngày” - ông Liên buồn rầu.
đồng thuê lao động, mua nhu yếu
phẩm chuẩn bị vươn khơi bám biển.
Tuy nhiên, ngày 29-3-2016, khi
tàu vỏ thép của ông Liên hạ thủy,
chạy thử thì bị hỏng máy. Đơn vị
đóng tàu là Công ty Cổ phần Đóng
tàu Bảo Duy (gọi tắt là Công ty Bảo
Duy) và đơn vị cung cấp máy là
Công ty CPTập đoàn Liên Á (gọi tắt
là Công ty Liên Á) đổ lỗi cho nhau
nên ông phải khởi kiện ra tòa. Từ
đó đến nay, tàu của ông Liên phải
nằm tại bờ biển Thọ Quang (quận
Sơn Trà, TP Đà Nẵng) khiến gia
đình ông lâm vào cảnh khó khăn,
nợ nần chồng chất.
Xử sơ thẩm vụ kiện, tòa đã chấp
nhận yêu cầu khởi kiện của ông
Liên, buộc Công ty Bảo Duy phải
bồi thường thiệt hại 2,8 tỉ đồng. Sau
đó công ty này kháng cáo, cho rằng
mình không có lỗi nên không bồi
thường mà trách nhiệm bồi thường
thuộc Công ty Liên Á.
Ngày 30-1-2018, TAND tỉnh
Quảng Nam đã xử phúc thẩm, tuyên
chấp nhận kháng cáo của Công ty
Bảo Duy, buộc Công ty Liên Á
hoàn trả cho ông Liên số tiền 1,57
tỉ đồng và nhận lại hệ thống máy
đẩy lùi bị hư hỏng. Điều đáng nói
là trong thời gian vụ kiện này chưa
giải quyết xong thì ông Liên lại
“dính” đến một vụ án khác với tư
cách là bị đơn.
Tàu vẫn nằm bờ, chủ tàu
vướng vòng luẩn quẩn
Theo đó, Công ty Bảo Duy khởi
kiện ra TAND huyện Thăng Bình
(Quảng Nam), yêu cầu ông Liên
phải thanh toán theo biên bản thanh
lý hợp đồng là hơn 7,5 tỉ đồng, tiền
đối ứng khắc phục sự cố là hơn 3,5
tỉ đồng, cùng với lãi phạt do chậm
thanh toán là 368 triệu đồng. Nhưng
trên thực tế thì giữa Công ty Bảo
Duy và ông Liên vẫn chưa hoàn
thành hợp đồng.
Sáng 14-3 mới đây, TAND huyện
Thăng Bình đã mời các bên liên
quan gồm đại diện Công ty Bảo
Duy, Ngân hàng BIDV Chi nhánh
Quảng Nam và ông Liên đến tổ
chức phiên hòa giải lần thứ nhất.
Theo ông Liên, việc kiện tụng liên
quan đến máy móc đã giải quyết
xong. Phía Công ty Bảo Duy cũng
muốn bàn giao tàu cho ông để vươn
khơi bám biển. Tuy nhiên, ông phải
thanh toán hợp đồng giữa hai bên,
mà ngân hàng thì đòi thanh lý tài sản.
Tại buổi hòa giải, Ngân hàng
BIDV cho biết trong suốt quá trình
vay vốn, BIDV Quảng Nam luôn
đề nghị khách hàng phải thực hiện
đúng cam kết và nghĩa vụ trả nợ
theo hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên,
ông Liên đã nhiều lần vi phạm việc
trả nợ và hiện khoản vay đã chuyển
sang nợ xấu. BIDV Quảng Nam
cũng đã đề nghị ông Liên thanh lý
tài sản để thu hồi nợ nhưng không
nhận được sự hợp tác nên phải khởi
kiện ra tòa.
Đại diện Công ty Bảo Duy cho
biết công ty đã tạm ứng tiền thay
máy mới cho tàu và đã hoàn thành
trách nhiệm khi đã đóng xong con
tàu theo đúng yêu cầu. Theo hợp
đồng đã ký thì ông Liên phải nhận
bàn giao tàu và thanh toán các khoản
phí còn lại. Đến nay con tàu vẫn
phải nằm bờ do ông Liên không có
đủ tài chính để thanh toán.•
Bảo vệ rừngkêuoanbị xửphạt 3nămtù
Ông Trần Văn Liên
phải ômmột đống nợ
mà tàu thì không thể
ra khơi. Ảnh: TTN
Trộm 70 con gà, 1 con bò,
3 thanh niên lãnh 50 tháng tù
(PL)- TAND huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh)
đã xử sơ thẩm và tuyên phạt Hoàng Văn
Quyết 20 tháng tù, Trần Văn Thiết 18 tháng
tù, cùng về tội trộm cắp tài sản.
Riêng bị cáo Hoàng Văn Sơn bị tòa phạt 12
tháng tù về tội tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có.
Theo cáo trạng, vào đêm 4-11-2018, hai
bị cáo đã đến trang trại của ông Nguyễn Văn
Quế thuộc xã Đức Liên, huyện Vũ Quang.
Lúc này, thấy không có ai trông coi tài sản
nên Quyết (SN 1997, trú xã Đức An, huyện
Đức Thọ) và Thiết (SN 2000, trú xã Đức
Liên, huyện Vũ Quang) đã dùng kìm cắt hàng
rào thép B40.
Hai bị cáo đã đột nhập trang trại của ông
Quế bắt trộm 70 con gà và một con ngan
(tổng giá trị tài sản chiếm đoạt sau khi định
giá là hơn 6,4 triệu đồng).
Tiếp đó, vào sáng 8-12-2018, thấy tại vườn
nhà của Trần Văn Thiết (ở cùng xã Đức Liên)
có 5- 6 con bò thả rông không có ai trông
nom, Quyết và Thiết đã bắt trộm một con bò.
Sau khi trộm bò, hai bị cáo đưa xuống xã
Đức An, huyện Đức Thọ nhờ bị cáo Sơn (SN
1985, trú xã Đức An, huyện Đức Thọ) bán
với giá 13 triệu đồng.
PHÚ VINH
Bị cáoNguyễn Văn Toàn tại phiên tòa sơ thẩm.
Ảnh: T.PHAN
Sau thời gian nghị án kéo dài, TAND huyện
Yên Thế (Bắc Giang) vừa tuyên án bị cáo
NguyễnVăn Toàn (51 tuổi, trú xã Đồng Tiến)
36 tháng tù về tội cố ý gây thương tích.
Đây là vụ án có nhiều điểmmâu thuẫn, bị
cáo liên tục kêu oan và phủ nhận cáo buộc
của cơ quan tố tụng. Theo HĐXX, có đủ căn
cứ kết luận bị cáo phạm tội như cáo trạng quy
kết. Ngay sau khi HĐXX tuyên án, bị cáo
Toàn cùng gia đình cho biết sẽ tiếp tục kháng
cáo kêu oan lên cấp phúc thẩm.
Theo hồ sơ, NguyễnVăn Toàn cùng ông
VũVăn Phong (51 tuổi) ký hợp đồng làm bảo
vệ rừng cho một gia đình ở địa phương. Quá
trình canh tác, giữa ông ĐặngVăn Trường (43
tuổi, cùng trú huyệnYên Thế) và gia đình trên
xảy ra tranh chấp.
Khoảng 13 giờ ngày 24-1-2018, ông
Trường dọn đốt bãi tại khu vực rừng, tay trái
cầmmột con dao quắm, tay phải cầmmồi lửa
để đốt cành cây củi, sườn trái đeo một con dao
mũi bằng. Lúc này ông Phong và Toàn đến,
ngăn cản không cho ông Trường tiếp tục làm.
Ông Phong giằng co con dao quắm khiến lưỡi
dao va vào trán ông Trường chảy máu.
Ngay sau đó, Toàn di chuyển về phía sau,
dùng một đoạn gậy gỗ vụt nhiều nhát vào
vùng vai và cánh tay ông Trường. Toàn bộ sự
việc xảy ra chỉ có ba người trong cuộc, không
có ai khác chứng kiến. Kết luận giám định cho
thấy ông Trường bị tổn thương 22% sức khỏe.
Ông Trường khai rằng sau khi bị Toàn dùng
gậy đánh thì còn bị ông Phong dùng sống lưng
của con dao quắm vụt vào lưng mình.
Ban đầu ông Trường đề nghị khởi tố vụ án
hình sự với cả hai người nhưng sau đó ông xin
miễn trách nhiệm hình sự đối với ông Phong,
chỉ đề nghị xử lý ông Toàn. Từ đó ông Phong
bị xử lý hành chính về hành vi xâm hại đến
sức khỏe người khác; Toàn bị khởi tố, bắt
giam về tội cố ý gây thương tích. Suốt quá
trình điều tra, truy tố và xét xử, bị cáo Toàn
liên tục nói mình bị oan, đồng thời phủ nhận
việc gây thương tích cho ông Trường.
Trao đổi sau phiên tòa, luật sư bào chữa
cho bị cáo Toàn cho rằng bản án sơ thẩm
chưa thực sự thuyết phục, tòa tuyên án khi
nhiều vấn đề mâu thuẫn chưa được giải quyết
triệt để. Cụ thể, bị cáo bị truy tố tội cố ý gây
thương tích nhưng không có nhân chứng,
không có vật chứng (chiếc gậy gỗ được cho là
hung khí không được thu thập), lời khai của bị
hại nhiều mâu thuẫn…
Theo luật sư, vì không có vật chứng nên
cơ quan tố tụng cũng chưa chứng minh được
hung khí nguy hiểmmà bị cáo sử dụng là gì.
Cáo trạng chưa xác định được chiều tác động,
hướng tác động hay vật tác động lên cơ thể bị
hại mà chỉ lập ra sáu tình huống giả định để
căn cứ vào đó buộc tội bị cáo. Cạnh đó, khi
xảy ra vụ án chỉ có ba người (bị cáo, bị hại và
ông Phong) nhưng tòa án lại triệu tập tới 18
người làm chứng và liên quan. Tại tòa, các
nhân chứng đều khai chỉ đến hiện trường sau
khi vụ việc đã xảy ra, không ai trực tiếp chứng
kiến việc bị cáo gây thương tích cho bị hại.
Đặc biệt, ôngVũVăn Phong là người cùng
có hành vi gây thương tích với bị cáo nhưng
lại được tham gia tố tụng với tư cách là người
liên quan và nhân chứng, liệu lời khai của
người này có đảm bảo khách quan…?
TUYẾN PHAN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook