7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai 18-3-2019
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
SởGiao thôngTP.HCM
mà chỉ đạo thế à!
Từ tai nạn trên mà mọi người mới biết dải bê tông đó đã
có từ năm 2017. Theo Khu quản lý giao thông đô thị số 2
(Khu 2) thì Sở GTVT TP.HCM đã chỉ đạo họ lắp đặt như thế
nhằm ngăn ô tô đi vào làn đường xe máy gây ùn tắc. Đơn
vị này cho rằng việc lắp đặt “đã thực hiện đầy đủ” về biển
báo, cảnh báo theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu
đường bộ 2016 của Bộ GTVT.
Phải lưu ý ngay là Khu 2 đã phân bua không đúng. Bởi
lẽ quy chuẩn trên chỉ quy định các loại dải phân cách phân
chia các làn đường, tức không có dải phân cách để phân
chia ngay trong làn xe máy. Dù với bất cứ lý do gì thì việc
lắp đặt dải bê tông ấy cũng hoàn toàn sai khi chúng không
thuộc danh mục nào của công trình đường bộ. Chi tiết hơn,
Khu 2 và Sở GTVT TP.HCM đã vi phạm nội dung nghiêm
cấm của khoản 2 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ ở chỗ đã
đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường.
Một loạt hành động tiếp theo của Khu 2 và Sở GTVT
TP.HCM cho thấy họ đã nhận ra nhiều điều đúng cần phải
làm. Dải bê tông ở hai vị trí trên đường đã được tháo dỡ.
Hai cơ quan đó còn cho lắp đặt camera ở hai khu vực
cần thiết và sẽ phối hợp với cảnh sát giao thông để phạt
nguội các ô tô chạy bậy vào làn xe máy...
Đây là những việc mà lẽ ra Khu 2 và Sở GTVT TP.HCM
phải làm từ đầu để trị cho được các trường hợp vi phạm luật
giao thông và trên hết là bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ
được sức khỏe, tính mạng con người. Giờ là có muộn nhưng
còn hơn họ để muộn nữa!
Điều đáng nói là ở đâu đó của TP.HCM vẫn đang có
những bẫy giao thông tương tự. Thay vì tổ chức xử phạt tốt
những người không tuân thủ luật giao thông để từ đó giảm
thiểu vi phạm, lực lượng hành pháp lại có những hành động
cản trở giao thông trái luật. Việc lắp đặt các barie trên vỉa
hè một số con đường lớn ở trung tâm TP để các xe máy bớt
leo lề dễ gây nguy hiểm cho người đi bộ… là một trong các
đơn cử.
Đại diện của một khu quản lý giao thông đô thị cho là nhờ
các barie đó mà số lượng xe máy leo lề đã giảm. Nếu lúc trước
chạy rần rần thì sau này chỉ có một số người cố luồn lách
vào các khoảng hở giữa hai barie dành cho xe lăn của người
khuyết tật đi qua để chạy lên vỉa hè, bãi cỏ hoặc bê xe vượt
qua barie...
Cách nhìn về hiệu quả này cũng là “rút tỉa” mới đây của
Khu 2 trong vụ dải bê tông nêu ở trên: Trong nhiều năm, việc
lắp đặt kiểu cưỡng bức được việc mà không có sự cố gì xảy ra.
Và như thế, can chi phải nát óc với phương án khác!
Xin thưa, chưa xảy ra thì không có nghĩa là không xảy
ra. Đối với dải bê tông, một đại diện Công an quận 2 thông
tin: Do nạn nhân đi với tốc độ cao (chưa xác định rõ tốc độ
vì không có camera tại hiện trường) và khi thấy vật cản thì
không kịp phản xạ nên tông vào.
Dẫu chưa rõ nạn nhân có lỗi thế nào nhưng ghi nhận bước
đầu cho thấy dải bê tông đặt sai gây nguy hiểm cho người đi
xe máy đó có liên can đến cái chết, không trực tiếp thì cũng
là gián tiếp. Đối với các barie cũng vậy, mấy ai dám chắc là
không có rủi ro trong các bước chân cố gắng vượt qua của
người bình thường, huống hồ là người tàn tật, khiếm thị… khi
chúng luôn tiềm ẩn nguy cơ vấp ngã, tai nạn mà chỉ nghĩ thôi
là đã có nhiều cái rùng mình.
Vậy, khi dải bê tông được tháo dỡ thì các barie gieo mối đe
dọa khác cho người đi bộ có được dỡ bỏ? Hay phải đợi khi có
đổ máu, có thương vong… thì các chướng ngại vật trái phép
do chính các cơ quan chức năng lắp đặt mới thôi tồn tại?
Luật Giao thông đường bộ đề ra nguyên tắc hoạt động
giao thông đường bộ là phải bảo đảm thông suốt, trật tự,
an toàn, hiệu quả; không được phép lắp đặt thiết bị khác
gây cản trở người tham gia giao thông… (khoản 1 Điều 4,
khoản 2e Điều 35). Vì lẽ này, các động thái xử lý khác thể
hiện việc đã không tính toán, hành động đầy đủ để chủ động
ngăn chặn những hậu quả có thể nhìn thấy trước và buộc
phải thấy trước của Sở GTVT TP.HCM đều không được chấp
nhận.
Trước mắt, tuy chưa rõ trách nhiệm pháp lý cụ thể thì Khu
2 hay Sở GTVT TP.HCM vẫn nên có một nén nhang, một cái
bắt tay chia buồn với gia đình nạn nhân... Đơn giản là sự ra
đi của người thanh niên ấy có thể có liên quan ít nhiều đến
dải bê tông được sở này chỉ đạo đặt sai trên đường và tất
nhiên là rất đáng tiếc.
THU TÂM
Tiền phạm pháp đều chuyển lại cho giám đốc
Theo cáo trạng, để thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ bơm dầu chống
hạn, Hải mua hóa đơn của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đưa
vào hồ sơ quyết toán. Tổng kinh phí hỗ trợ bơm dầu chống hạn đã thanh
quyết toán trong hai năm 2014-2015 là hơn 1,1 tỉ đồng nhưng số tiền
thanh quyết toán khống đến gần 900 triệu đồng. Ngoài ra, Hải còn chỉ
đạo cấp dưới lập hồ sơ khống thanh quyết toán chi phí nhân công sửa
chữa thường xuyên sáu công trình với tổng kinh phí hơn 280 triệu đồng.
Toàn bộ số tiền thanh quyết toán khống đều được cấp dưới, các doanh
nghiệp giao lại cho Hải.
1 cựu giám đốc bị
truy tố khung tử hình
Trong 11 bị can bị truy tố thì có bốn người bị truy tố ở
khung hình phạt cómức cao nhất là tử hình.
TẤNLỘC
V
KSND tỉnh Khánh Hòa vừa
ban hành cáo trạng truy tố
11 bị can trong vụ tham ô
tài sản xảy ra tại Công ty TNHH
MTVKhai thác công trình thủy lợi
NamKhánh Hòa (gọi tắt là Công ty
NamKhánh Hòa). Đây là vụ chống
hạn trên giấy để tham ô tài sản mà
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh
hồi tháng 4-2017.
Vị giám đốc quyền lực
Theo đó, có bốn bị can bị truy tố
tội tham ô tài sản. Gồm có: Ba cán
bộ Công ty NamKhánh Hòa là cựu
chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Đỗ
Hồng Hải, cựu phó giám đốc Đoàn
Phi Dũng, nguyên kế toán trưởng
Diệp Thụy Khánh Trân và Nguyễn
VănMinh (giámđốc Công tyTNHH
Thươngmại xây dựngThànhKhánh
Quyên). Cả bốn bị can này bị truy tố
theo khoản 4 Điều 353 BLHS 2015
(có khung hình phạt tù 20 năm, tù
chung thân hoặc tử hình).
Sáu bị can khác đều là cán bộ, nhân
viên Công ty Nam Khánh Hòa, bị
truy tố tội vi phạm quy định về đầu
tư công trình xây dựng gây hậu quả
nghiêm trọng. Gồm có: Ngô Mạnh
(cựu phó giám đốc), Đặng Thanh
Xuân, Đỗ Xuân Đoan, Phan Tuấn
Nam, Lương Thành Nam, Nguyễn
Văn Tiến. Bị can Phạm Thị Ngọc
Phi (cựu kế toán Công ty Nam
Khánh Hòa) bị truy tố tội vi phạm
quy định về kế toán gây hậu quả
nghiêm trọng.
Theo cáo trạng, trong hai năm
2014-2015, lợi dụng chủ trương bổ
sung kinh phí khắc phục hậu quả
hạn hán, phục vụ tưới tiêu thủy lợi
chống hạn của UBND tỉnh Khánh
Hòa, giám đốc Công ty NamKhánh
Hòa đã tham ô. Ông này chỉ đạo
cấp dưới lập hồ sơ thanh quyết toán
khống các công trình nạo vét chống
hạn, hỗ trợ bơm dầu chống hạn, các
công trình sửa chữa thường xuyên
để chiếm đoạt ngân sách nhà nước.
Cụ thể, ông Hải chỉ đạo cấp dưới
và câu kết với doanh nghiệp lập hồ
sơ 24 công trình nạo vét chống hạn.
Thủ đoạn là lập hồ sơ thiết kế, tính
toán khối lượng công trình không
vượt 300 triệu đồng để thuộc thẩm
quyền tự phê duyệt thiết kế, dự toán
theo quy định.
Giám đốc Hải chỉ đạo cấp dưới
thiết kế, tính toán khối lượng khống
theo số tiền Hải đã ấn định trước.
Hầu hết các hồ sơ công trình này
đều không khảo sát, kiểm tra thực tế
mà chỉ dựa vào tài liệu cũ. Hải cũng
chỉ đạo ký khống biên bản nghiệm
thu công trình hoàn thành để đầy đủ
Một công trình thủy lợi do Công ty NamKhánhHòa quản lý đang bị hư hỏng.
Ảnh: QĐ
Kết quả điều tra xác
định bị can Hải đã tham
ô, chiếm đoạt tổng cộng
6,1 tỉ đồng ngân sách
nhà nước.
thủ tục. Sau đó, toàn bộ hồ sơ hợp
thức hóa thanh toán thi công, quyết
toán giả mạo được Hải duyệt để rút
tiền ngân sách nhà nước. Việc lập
hồ sơ quyết toán 24 công trình nạo
vét chống hạn khống đã gây thiệt
hại ngân sách gần 5 tỉ đồng.
Cũng thời gian này, Hải chỉ đạo
cấp dưới lập khống khối lượng dầu
bơm chống hạn để quyết toán kinh
phí thông qua việc lập hồ sơ hỗ trợ
bơm dầu chống hạn cho các địa
phương. Hồ sơ có sự xác nhận diện
tích, biện pháp chống hạn, nghiệm
thu công tác bơm chống hạn của các
UBNDxã, hợp tác xã, PhòngKinh tế
TPCam Ranh, Phòng Nông nghiệp
các huyện Diên Khánh, Cam Lâm.
Tiếp tay cho giám đốc
tham ô
Kết quả điều tra xác định bị can
Hải đã tham ô, chiếm đoạt tổng cộng
6,1 tỉ đồngngân sách.Trongđó, bị can
Dũng đã tạo điều kiện giúp sức cho
Hải chiếm đoạt hơn 5 tỉ đồng; Minh
giúp sức chiếm đoạt hơn 3,2 tỉ đồng;
Trân giúp sức 1,2 tỉ đồng.
Các bị can còn lại đã làm trái quy
định củaNhà nước trongviệc lập thiết
kế khối lượng dự toán, nghiệm thu
công trình, gây hậu quả thiệt hại đối
với ngân sách. Trong đó, bị canMạnh
gây thiệt hại 800 triệu đồng, Tiến 570
triệu đồng, Đoan 3,7 tỉ đồng, Nam3,8
tỉ đồng, Tuấn Nam 2,7 tỉ đồng, Xuân
1,5 tỉ đồng.Riêngbị canPhi lậpkhống,
giảmạochứng từkế toán, gây thiệt hại
đối với ngân sách 1,2 tỉ đồng.
Cáo trạng cũng xác định Công ty
TNHH Vận tải - Thương mại Liên
Hoa có liên quan đến việc ký hợp
đồng, xuất hóa đơn bán hàng vật tư
choCông tyNamKhánhHòa đối với
côngtrìnhnạovétchốnghạnvàchuyển
tiềnchoHải.NhưngôngNguyễnMinh
Tiến, giámđốc Công ty Liên Hoa, đã
xuất cảnh sangMỹ nên công an chưa
triệu tập được để làm rõ và chưa có
căn cứ xem xét.
Công ty TNHH Lan Bảo đã xuất
hai hóa đơn dầu cho Công ty Nam
Khánh Hòa để Hải thanh quyết toán
tiềnhỗ trợbơmdầuchốnghạn.Nhưng
hành vi này thực hiện với mục đích
mua bán hóa đơn nên chưa đến mức
truy cứu trách nhiệm hình sự. Công
ty này đã bị cơ quan thuế kiểm tra,
xử phạt vi phạm hành chính hơn 53
triệu đồng.•