062-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứSáu22-3-2019
KHÁNHMAI
T
S Cấn Văn Lực, chuyên gia
kinh tế trưởng Ngân hàng (NH)
BIDV, cho rằng mô hình cho
vay ngang hàng (P2P) thực sự đang
phát triển rất nóng tại Việt Nam
nhưng hành lang pháp lý chưa có
hoặc chưa đầy đủ. Do vậy, khi xảy
ra rủi ro, các bên liên quan không
chịu trách nhiệm hoặc không được
giải quyết đền bù như thường lệ.
Như bom nổ chậm
treo lơ lửng trên đầu
Ông Phạm Chí Quang (Phó Vụ
trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NH
Nhà nước) nhận định: Nếu được
quản lý tốt, mô hình vay ngang hàng
sẽ góp phần thúc đẩy tài chính toàn
diện, đặc biệt là tại các nền kinh tế
với hệ thống tài chính chưa phát
triển với số đông dân số chưa hoặc
không có khả năng tiếp cận các dịch
vụ tài chính, NH.
Bởi lẽ cho vay ngang hàng có một
số ưu điểm như gia tăng khả năng
tiếp cận các nguồn vốn trong xã hội
đối với các cá nhân có thu nhập thấp,
không có khả năng chứng minh tài
chính với NH; các hộ kinh doanh,
doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chưa
hoặc không tiếp cận được kênh tín
dụng chính thống từ hệ thống NH.
Tuy vậy, đại diện NH Nhà nước
cũng thừa nhận đối với hoạt động
cho vay ngang hàng còn tiềm ẩn
rủi ro, có thể biến người đi vay trở
thành nạn nhân của hành vi lừa
đảo, chiếm dụng vốn bất hợp pháp.
Mặt khác, Điều 8 Luật Các tổ chức
tíndụngnăm2010 (được bổ sung, sửa
đổi năm 2017) quy định: Tổ chức có
đủ điều kiện theo quy định của luật
này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan được NHNhà nước
cấp giấy phép thì được thực hiệnmột
hoặc một số hoạt động NH tại Việt
Nam. Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức
không phải là tổ chức tín dụng thực
hiện hoạt động NH, trừ giao dịch ký
quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng
khoán của công ty chứng khoán.
Như vậy, bất kỳ tổ chức, cá nhân
nào lợi dụng các nền tảng cho vay
ngang hàng để thực hiện một trong
các hoạt động NH mà không được
NH Nhà nước cấp phép là vi phạm
pháp luật. Thế nhưng trên thực tế
hiện có khá nhiều công ty cho vay
ngang hàng vẫn nhởn nhơ vi phạm
quy định này, như vừa huy động
vốn vừa cho vay… với lãi suất cao
kinh hoàng kiểu trấn lột, ăn cướp.
Một số chuyên gia cũng thống
nhất quan điểm trên nhưng cảnh
báo mô hình cho vay ngang hàng
tại Việt Nam đang bị biến tướng,
do nhiều người huy động vốn xong
không cho vay mà lấy tiền để đầu
tư vào lĩnh vực khác. Thậm chí có
những bên cho vay với lãi suất có
thể lên tới trên 700%/năm. Đây là
con số rất kinh khủng.
“Những rủi ro trên chẳng khác nào
quả bom hẹn giờ đang treo lơ lửng
trên đầu nhà đầu tư, người vay và
cả người cho vay. Một khi quả bom
Khủng khiếp tín dụng đen kiểu mới - Bài cuối
Cho vay ngang hàng với lãi suất
trấn lột, ăn cướp
Thiếu quy định pháp luật để kiểm soát loại hình cho vay ngang hàng có thể đẩy nhiều công ty, cá nhân
rơi vào cảnh tán gia bại sản.
Ngân hàng
Nhà nước
khuyến cáo
người dân
thận trọng
để không bị
rơi vào bẫy
lừa đảo của
hệ thống tín
dụng đen đội
lốt cho vay
ngang hàng.
Ảnh: HTD
này phát nổ có thể gây rúng động,
kéo theo hàng loạt người tán gia
bại sản như từng xảy ra với tiền ảo
đa cấp có tính chất lừa đảo” - một
chuyên gia lo ngại.
Đưa vay ngang hàng
vào khuôn khổ
Nhiều chuyên gia, NH đều có
chung đánh giá cho vay ngang
hàng là một sản phẩm tất yếu của
nền kinh tế số, có xu thế phát triển
nhanh. Do đó Việt Nam cần có cách
tiếp cận đúng và trúng theo hướng
không nên và cũng không thể cấm
cho vay ngang hàng. Thay vào đó
cần có biện pháp quản lý để tránh
hình thức này biến tướng thành tín
dụng đen, đầu tư đa cấp trá hình,
rửa tiền…, gây nhiều hệ lụy kinh
tế và xã hội.
Cụ thể, TS Cấn Văn Lực, chuyên
gia kinh tế trưởngNHBIDVvà nhóm
tác giả thuộc Trung tâm nghiên cứu
BIDVđề nghị cần sớm có hành lang
pháp lý để chi phối, quản lý hoạt
động cho vay ngang hàng.
Chẳng hạn, có cơ chế cấp phép
đối với công ty cho vay ngang hàng
trên cơ sở xác định các tiêu chuẩn
về vốn tối thiểu, năng lực về công
nghệ, tiêu chuẩn đội ngũ quản lý
và nhân viên…Cơ chế đảm bảo an
toàn hoạt động đối với công ty cho
vay ngang hàng cùng với quy định
về kiểm tra, giám sát hoạt động của
các công ty này.
Trong đó bao gồm quy định giới
hạn đầu tư so với thu nhập của nhà
đầu tư, quy định về giới hạn góp
vốn của mỗi nhà đầu tư; quy định
về quyền tiếp cận thông tin, trách
nhiệm của công ty cho vay ngang
hàng đối với nhà đầu tư trong trường
hợp xảy ra đổ vỡ…
TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên
gia tài chính NH, cũng đặt vấn đề:
“Một là cấm, hai là hợp thức hóa.
Việc cấm thì gần như không thể.
Vậy cần hợp thức hóa thế nào để
quản lý hiệu quả, tránh làm nảy
sinh những hậu quả đáng tiếc cho
người dân là vấn đề cần phải được
tính toán kỹ lưỡng và sớm có quy
định pháp lý rõ ràng”.
Phó Thống đốc NH Nhà nước
Nguyễn Kim Anh cho biết đã đề
xuất Chính phủ cần có khuôn khổ
pháp lý phù hợp để quản lý và đây
là loại hình kinh doanh có điều kiện
nên phải được cơ quan nhà nước cấp
phép. Đồng thời đề xuất Thủ tướng
ban hành quyết định cho phép thí
điểm thực hiện để tiến tới tổng kết,
hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quản
lý cho loại hình cho vay ngang hàng.
Lãnh đạo NHNhà nước cũng cho
rằng trước mắt nên quản lý trong
phạm vi cho vay ngang hàng kết
nối trực tiếp người vay với người
cho vay; chưa mở rộng cho sự tham
gia của các tổ chức tài chính cũng
như không cho phép các công ty
cho vay ngang hàng được quyền
huy động vốn để cho vay.•
Nhiều quốc gia đã đưa ra
các biện pháp và khung
khổ pháp lý để quản lý,
hạn chế tác động tiêu cực
của hoạt động cho vay
ngang hàng.
Nước ngoài quản lý cho vay ngang hàng ra sao
Đại diệnNHNhànước chohay hiệnmột sốnước đã chính thức banhành
các quy định, cấp phép triển khai cho vay ngang hàng khá thành công.
ĐiểnhìnhnhưLatvia, Indonesia,Malaysia, Anh,Mỹ, Canada, NewZealand…
Còn theoTSCấnVănLực, tạiMalaysia, ỦybanChứngkhoánQuốcgia (SC)
giữ vai trò chính trong việc quản lýmô hình cho vay ngang hàng (do quan
niệm đây là hình thức đầu tư vốn). SC đã ban hành các quy định nghiêm
ngặt trong việc quản lý các công ty cho vay ngang hàng. Trong đó, một số
điểm đáng chú ý như lãi suất cho vay không vượt mức 18%/năm, chỉ có
các công ty Malaysia với số vốn thực góp tối thiểu 5 triệu ringgit (khoảng
1,2 triệuUSD)mới được cung cấpnền tảng và dịch vụ cho vay nganghàng.
Tại Indonesia, các công ty cho vay nganghàng (gồmcả Fintech thamgia
dịch vụnày) phải có số vốn tối thiểu1 triệu rupiah (khoảng67.000USD) khi
đăng ký và 2,5 triệu rupiah để được chính thức cấp giấy phép kinh doanh.
Các công ty cho vay nganghàngnày phải ký quỹ và có tài khoảnđịnhdanh
tại NH trong thời gian hoạt động. Ngoài ra, chính quyền Indonesia cũng
đang xem xét quy định trần lãi suất đối với cho vay ngang hàng.
Chuyện cho vay ngang hàng
bùng nổ ở Việt Nam và nguy cơ
biến tướng thành tín dụng đen
cắt cổ kiểu mới đã được cảnh báo từ lâu. Đáng tiếc cho đến thời
điểm này, cơ quan hữu trách mà rõ nhất là Ngân hàng Nhà nước
mới chỉ dừng lại ở việc nêu thực trạng, khuyến cáo thay vì bắt
tay vào hành động quyết liệt như nhiều nước đã làm.
Trong bối cảnh vẫn thoải mái sống nhởn nhơ ngoài vòng
pháp luật, loại hình cho vay này ngày càng bộc lộ nhiều biến
tướng nguy cơ gây ra hệ lụy nặng nề cho cả người vay, nhà đầu
tư lẫn đơn vị cho vay. Thay vì chỉ làm trung gian kết nối thông
tin, công ty vay ngang hàng hoạt động biến tướng với hình thức
huy động vốn bất hợp pháp hoặc theo mô hình đầu tư đa cấp để
lừa đảo, chiếm dụng vốn, cho vay với lãi suất cắt cổ. Nguy hiểm
nhất là huy động vốn để cho vay tràn lan, phát sinh nợ xấu, mất
khả năng thanh toán.
Như nhiều chuyên gia cảnh báo, về bản chất, tín dụng đen đội
lốt vay ngang hàng khá giống với cho vay trấn lột vì đều là hình
thức kiếm siêu lợi nhuận, gian lận và lừa đảo.
Đáng ngại hơn, gần đây xuất hiện nhiều ứng dụng vay ngang
hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc (TQ). Những công ty dạng
này hoạt động tương tự như các mô hình đã từng đổ vỡ hàng
loạt tại TQ. Đó là huy động vốn từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ với cam
kết lợi nhuận cao rồi cho các công ty nhỏ và cá nhân vay lại.
Như vậy, sau hàng ngàn nạn nhân tại TQ khốn đốn, rất có thể
tới đây cơn ác mộng tín dụng đen đội lốt vay ngang hàng sẽ ập
tới các nạn nhân là người Việt.
Dĩ nhiên, việc cơ quan hữu trách khuyến nghị người dân
không nên lao vào tín dụng đen và tín dụng đen núp bóng vay
ngang hàng là cần thiết. Việc xử lý nghiêm các hành vi biến
tướng của mô hình kinh doanh mới này cũng là điều nên làm.
Nhưng điều quan trọng hơn là các cơ quan hữu trách cần kiến
tạo hành lang pháp lý để chi phối, quản lý hoạt động cho vay
ngang hàng. Khi đó sẽ phát huy được ưu điểm của vay ngang
hàng cũng như hạn chế được mặt trái của hoạt động này.
Nếu không giải quyết vấn đề từ gốc rễ thì những rủi ro, hệ lụy
về cả khía cạnh kinh tế cũng như xã hội đối với Việt Nam là khó
tránh khỏi.
Bài học cay đắng tại TQ khi hàng loạt công ty vay ngang hàng
phá sản, dân bất bình… vẫn còn nóng hổi. Hy vọng Việt Nam sẽ
không phải “nếm trải” bài học cay đắng này!
ĐÌNH LONG
Ácmộng tíndụngđenkiểumới
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook