062-2019 - page 16

16
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
ThứSáu22-3-2019
Chiến tranh thươngmại Mỹ-Trung:
Đường dài và chông gai
Chiến tranh thươngmại Mỹ-Trung ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới không chỉ trong ngắn hạn
mà có khả năng sẽ kéo dài nhiều nămnữa.
VĨ CƯỜNG
H
ôm 20-3 (giờ Mỹ), tạp
chí kinh tế
The Wall
Street Journal
đưa tin
một phái đoàn ngoại giao
do Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Steven Mnuchin và Đại diện
Thươngmại Robert Lighthizer
dẫn đầu sẽ bay đến Bắc Kinh
nhằm nối lại đàm phán về
một thỏa thuận thương mại
giữaMỹ và Trung Quốc (TQ)
trong tuần tới.
Đối đầu Mỹ-Trung
khiến kinh tế thế giới
thiệt hại
Một tuần sau đó, phái đoàn
của TQ cũng sẽ bay sang
Washington. Các chỉ dấu đều
cho thấymột thỏa thuận chính
thức nhiều khả năng sẽ được
ký kết vào cuối tháng 4, đặt
dấu chấm hết cho cuộc chiến
đắt đỏ nhất thế kỷ 21 giữa hai
siêu cường này.
Tuy nhiên, cũng trong ngày
20-3, báo
The Hill
cho biết
Tổng thống DonaldTrump đã
nói với các phóng viên tại Nhà
Trắng rằng ông sẽ tiếp tục áp
thuế nhập khẩu đối với hàng
tỉ USD hàng hóa TQ để đảm
bảo Bắc Kinh tuân thủ một
thỏa thuận có thể đạt được
giữa hai nước về việc giảm
hàng rào thuế quan. Điều
này khiến tương lai quan hệ
thương mại Mỹ-Trung chưa
kịp lạc quan đã bắt đầu xám
xịt trở lại.
Đến nay, tuy rằng cuộc đối
đầuMỹ-Trungchỉ kéodài chưa
đầy hai nămnhưng với những
thiệt hại mà nó gây ra cho nền
kinh tế thế giới là không nhỏ.
Ngoài ra, các chuyên gia dự
đoán sẽ phải cần một khoảng
thời gian dài để thị trường khôi
phục lại mức tăng trưởng và
quy mô như trước khi chiến
tranh thương mại nổ ra.
Sau Trung Quốc là
châu Âu đang lo ngại
Trongmột báo cáo xuất bản
vào đầu tháng 3 của Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD) với 36 nước thành
viên, tăng trưởng kinh tế thế
giới đã chậm lại đáng kể trong
hai nămgần đây. Nguyên nhân
chủ yếu được xác định là do
chiến tranh thương mại Mỹ-
Trung. “Tăng trưởng thương
mại, một nhân tố trọng yếu của
nền kinh tế thế giới đã chậmđi
một cách rõ rệt từ hơn 5%vào
năm 2017 xuống còn khoảng
4% vào năm 2018. Các rào
cản thuế quan thương mại đã
có tác động tiêu cực đối với
niềm tin của các nhà đầu tư
và các kế hoạch đầu tư trên
toàn thế giới” - báo cáo của
OECD cho biết.
Đề cập đến giai đoạn hậu
chiến tranh thương mại Mỹ-
Trung, OECD cũng đưa ra
dự đoán nhiều khả năng Tổng
thốngMỹDonaldTrump sẽ lại
tiếp tục áp đặt những hàng rào
thuếquanmới lêncácmặt hàng
Mỹ nhập khẩu, cụ thể như ô tô
và linh kiện ô tô nhập vàoMỹ
để bảo vệ nền công nghiệp sản
xuất ô tô trong nước.
Ngoài ra, đàm phán thương
mạigiữaMỹvàLiênminhchâu
Âu (EU) cũng đang trong giai
đoạn chuẩn bị tiến hành, và
nguy cơ diễn biến thành một
cuộc đối đầu thương mại tiếp
theo là rất cao nếu đàm phán
giữa hai bên đổ vỡ.
“Điều này sẽ đánh mạnh
vào EU, bởi xuất khẩu ô tô
chiếm gần 1/10 tổng số sản
phẩm xuất khẩu sang Mỹ.
Ngoài ra, sự liên kết chặt chẽ
của các chuỗi cung ứng ở đây
sẽ khiến cho hàng loạt quốc
gia và lĩnh vực cùng phải chịu
ảnh hưởng. Sức mạnh của các
hàngràothuếquanđangcóhiệu
lực hiện tại sẽ tăng cao thông
qua những biện pháp như vậy
và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến
các kế hoạch đầu tư trên thế
giới” - báo cáo OECD viết.
Nhiều mặt hàng chịu
tổn thương
Trước tiên là đậu nành. TQ
từng là nước nhập khẩu đậu
nành lớnnhất củaMỹ.Vậynên
không có gì khó hiểu khi sản
phẩm này trở thành mục tiêu
đầu tiên mà chính quyền Bắc
Kinh đánh thuế để chống lại
Washington. Tuy Nhà Trắng
đã tung ra những chương
trình trợ cấp hào phóng trị
giá gần 12 tỉ USD cho người
trồng đậu nành của Mỹ, họ
vẫn phải chịu thua lỗ khi gần
3,7 tỉ tấn đậu nành không bán
được tính đến tháng 12-2018,
chiếmgần 80%sản lượng đậu
nành thu hoạch được trên toàn
Các container đặt tại cảngDeepWater (ThượngHải, TrungQuốc). Ảnh: REUTERS
Chúng ta đã theo cho đến
tận hômnay, đó sẽ làmột thỏa
thuận lớn. Nếu nó không phải
một thỏa thuận lớn, bạnkhông
bao giờ theo đuổi.
Tổng thống Mỹ
DONALD TRUMP
Tiêu điểm
Đề cập đến giai
đoạn hậu chiến
tranh thương mại
Mỹ-Trung, OECD
cũng đưa ra dự
đoán nhiều khả
năng Tổng thống
Mỹ Donald Trump
sẽ lại tiếp tục áp đặt
những hàng rào
thuế quan mới.
7
triệu là sốngười chếtmỗi nămdocácbệnh
liên quan đến đường hô hấp và hàng loạt
biếnchứnggâynêndoônhiễmkhôngkhí.
Theo Báo cáo chất lượng không khí thế
giới 2018 (WorldAir Quality Report) do tổ
chức IQAir AirVisual và Greenpeace công
bố,TPGurugramthuộc bangHaryana của
Ấn Độ là nơi có không khí độc hại nhất
thế giới. Ngoài ra, quốc gia đông dân thứ
hai thế giới cũng là nơi có 22 trên 30 TP
ô nhiễm nhất toàn cầu.
LAN NGUYỄN
nướcMỹ vào nămngoái, theo
hãng tin
CNN
.
ÔngGrantKimberley,Giám
đốc Hiệp hội Phát triển thị
trường đậu nành bang Iowa,
cho biết: “Đến bây giờ nông
dânMỹ vẫn chưa trực tiếp thấy
được hậu quả. Nhưng nếu tình
trạng trên tiếp tục diễn ra và
chúng tôi vẫn còn hàng tỉ tấn
đậu nành tồn kho, đây có thể
sẽ trở thành vấn đề của năm
2019”. Tệ hơn, theo một số
dự báo dài hạn của Bộ Nông
nghiệp Mỹ, thị trường đậu
nành của nước này sẽ không
thể phục hồi lại như trước cho
đến ít nhất là năm 2024.
Trả lời phỏng vấn của
CNN
,
một số nông dân trồng đậu
nànhbày tỏhyvọngcuộc chiến
tranh thương mại mau chóng
kết thúc để họ có thể quay lại
sảnxuất như trướckia. “Những
người nông dân, không nghi
ngờ gì nữa, đang đối mặt với
rất nhiều rủi ro. Chúng tôi đã
trông đợi quá lâu rồi, họ cuối
cùng phải thỏa thuận với nhau
thôi. TQ là thị trường số một
của chúng tôi” - nông dân
Austin Rinker nói.
Ngoài đậu nành, khoáng
sản cũng là đối tượng chịu
ảnh hưởng. Trước thềmDiễn
đàn Nhà đầu tư khoáng sản
sẽ diễn ra vào tháng 5 sắp
tới, chuyên gia về khai thác
khoáng sảnGwen Preston đưa
ra nhận định: “Giao dịch vàng
và kim loại sẽ thuận lợi nếu
chúng ta đạt được một thỏa
thuận giữaMỹ-Trung. Ngược
lại, dù sở hữu yếu tố cung-cầu
cao, những tài nguyên này sẽ
không có cơ hội”.
Thêm vào đó, bà Preston
cho rằng do tác động của cuộc
đối đầu giữa hai cường quốc
đã khiến các nhà đầu tư phải
xem xét việc đầu tư vào các
loại khoáng sản quý hiếmnhư
một giải pháp bảo đảm. Theo
báo cáo của các sàn giao dịch
vàng trên thế giới, giá của kim
loại này đã có sự tăng trưởng
không nhỏ và dự kiến giá vàng
thế giới vẫn sẽ tiếp tục tăng
theo đà diễn biến của đàm
phán Mỹ-Trung.
Mặt hàng quan trọng không
kém là dầumỏ. Hiện tại, nhiều
chuyên gia cho rằng nền công
nghiệp dầu cần phải lo ngại về
những bất đồng trong quan hệ
ngoại giao Mỹ-Trung. Theo
đó, dù Mỹ-Trung có thể đạt
được một thỏa thuận đình
chiến nhưng chính sách ngoại
giao của ông Trump đối với
TQ sẽ không hề khiến các thị
trường nhiên liệu, đặc biệt là
thị trường dầu, dễ thở hơn.
Cụ thể, gần 70% lượng dầu
thế giới chảy qua các cảng
của TQ hoặc công ty do TQ
đầu tư bên cạnh các cơ sở hạ
tầng phục vụ nhiên liệu khác.
Vì vậy, nếu phía Mỹ có
ý định phá vỡ sự liền mạch
của chuỗi cung ứng này, Bắc
Kinh sẽ không để yên. Nền
công nghiệp dầu và khí đốt
thế giới, với phần lớn nằm
trong tay các tập đoàn Mỹ, sẽ
phải gánh chịu hậu quả nặng
nề và rất có thể phải cân nhắc
chuyển đổi thị trường hoặc tìm
kiếmmột giải pháp cung ứng
khác. Ngoài ra, theo báo cáo
của hãng tin
Bloomberg
năm
2018, TQchiếmgần phân nửa
sản lượng tiêu thụ dầu trên
thế giới. Bởi vậy,Washington
càng phải hết sức cẩn trọng
khi đương đầu trực diện với
Bắc Kinh.•
• Trung Quốc:
Báo
South China Morning Post
hôm 21-3 đưa tin
về một vụ nổ tại một nhà máy thuốc trừ sâu ở TP Diêm Thành (tỉnh
Giang Tô, phía Đông Trung Quốc) vào khoảng 2 giờ chiều (giờ địa
phương). Vụ nổ xảy ra tại nhà máy hóa chất Chenjiagang Tianjiayi,
nơi sản xuất mặt hàng thuốc trừ sâu. Cửa sổ của các tòa nhà dân cư
gần đó và một trường học đã bị phá vỡ. Hàng chục chiếc ô tô đỗ gần
khu vực xảy ra vụ nổ đã bị hư hỏng nặng, khiến nhiều người bị thương.
• Mỹ:
Hãng tin
CNN
dẫn lời không quân Mỹ ngày 20-3 (giờ Mỹ)
thông báo đã điều phi đội gồm sáu máy bay ném bom B-52H từ căn
cứ không quân Barksdale (bang Louisiana) đến căn cứ Fairford của
Anh để thực hiện nhiều sứ mệnh khác khau trên khắp châu Âu. Động
thái của không quân Mỹ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ
và Nga gia tăng liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine và việc
Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
• Anh:
Hôm 20-3 (giờAnh), đúng 1.000 ngày sau khi đa số người
Anh bỏ phiếu nhất trí rời Liên minh châu Âu (Brexit) và còn chín
ngày nữa tới hạn chót phải rời khỏi khối này. Trong bối cảnh thỏa
thuận Brexit giữa Anh và EU vẫn chưa có kết quả lạc quan, Thủ
tướng Anh Theresa May đã phải yêu cầu EU cho nước này hoãn
Brexit đến ngày 30-6.
• Philippines:
Bộ trưởng Tài chính Philippines Carlos Dominguez
hôm 20-3 (giờ địa phương) đưa ra tuyên bố ông sẽ không rơi vào
“bẫy nợ” của Trung Quốc hoặc những người cho vay khác. Tuyên bố
này diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh, sau một cuộc họp giữa ông Carlos
Dominguez với các quan chức Trung Quốc. Nội dung cuộc họp thảo
luận về chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm cải thiện công
nghiệp và phát triển kinh tế của Tổng thống Rodrigo Duterte, theo
báo
South China Morning Post
.
ĐẠI THẮNG
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook