069-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Bảy30-3-2019
Thụ lý là đúng nhưng khó xử chấp nhận
yêu cầu
Hy hữu vụ đòi tiền
chăm em gái bị
tâm thần
Người chị tự nguyện chăm sóc emgái bị bệnh tâm thần, sau khi
emgái khỏi bệnh thì hai bên phát sinhmâu thuẫn nên người chị
khởi kiện đòi 300 triệu đồng tiền công.
TÂNSƠN
N
ăm 1996, chồng bà Tr. là ông
N. bị tòa án tuyên tám năm tù
về tội tham ô tài sản. Do cảnh
chồng bị tù tội nên năm 1997 bà Tr.
bị bệnh tâm thần. Thấy vậy, bà Th.
là chị ruột bà Tr. đã tự nguyện đến
nhà để chăm sóc em và canh tác
trên phần đất vườn có diện tích hơn
3.000 m
2
của vợ chồng người em.
Tự nguyện chăm sóc
em gái
Sau khi mãn hạn tù, ông N. đã về
chăm sóc vợ và qua quá trình kiên trì
điều trị, bà Tr. đã khỏi bệnh vào năm
2007. Sau đó, bà Th. trả lại đất cho
vợ chồng bà Tr. canh tác và không
còn tới lui chăm sóc em gái nữa.
Đến cuối năm 2018, giữa bà Th.
và bà Tr. xảy ra mâu thuẫn nên bà
Th. đã có đơn gửi chính quyền địa
phương yêu cầu bà Tr. phải trả tiền
công lao động, cho mình. Theo bà
Th., đó là tiền công chi phí chăm
sóc bà Tr. từ thời gian bà Tr. bệnh
đến khi ông N. mãn hạn tù trở về (từ
năm 1997 đến năm 2004)
.
Tính theo
tiền công lao động, bà Th. cho rằng
mình phải được hưởng tổng cộng số
tiền gần 300 triệu đồng.
Do chính quyền xã hòa giải không
được nên mới đây bà Th. đã nộp
đơn khởi kiện tại TAND huyện Cái
Bè (Tiền Giang) để yêu cầu tòa giải
quyết theo thẩm quyền. Trong đơn
khởi kiện bà Th. ghi rõ yêu cầu khởi
kiện của mình là căn cứ vào điểm c
khoản 1 Điều 32 BLTTDS 2015. Đó
là tranh chấp lao động giữa người
lao động và người sử dụng lao động,
thuộc trường hợp tranh chấp giữa
người giúp việc gia đình với người
được giúp.
Trướcyêucầukhởi kiệnnày,TAND
huyện Cái Bè đã thụ lý đơn để giải
quyết. Tuy nhiên, đã xuất hiện hai
quan điểm trái ngược nhau về việc
tòa án thụ lý đơn kiện là có phù hợp
hay không.
Tranh cãi việc thụ lý
đơn kiện
Quan điểm thứ nhất cho rằng
theo quy định của Hiến pháp 2013
và khoản 2 Điều 4 BLTTDS 2015
thì tòa án không được từ chối giải
quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa
có điều luật để áp dụng. Tức là mọi
tranh chấp phát sinh trong cuộc sống
mà người dân gửi đơn ra tòa thì đều
phải thụ lý giải quyết nên TAND
Trước yêu cầu khởi kiện
khá lạ này, TAND huyện
Cái Bè vẫn thụ lý để giải
quyết nhưng đã có hai
quan điểm trái ngược
nhau về việc nhận đơn.
Rắc rối vụ tranh chấp cho
thuêmặt bằngmiếuBà
Theo Luật Đất đai 2003, cơ sở tôn giáo, cộng đồng
dân cư sử dụng đất không được cho thuê quyền sử
dụng đất.
Mới đây, TAND TP.HCM đã xử phúc thẩm vụ tranh chấp
hợp đồng thuê nhà giữa nguyên đơn là ban quản trị (BQT)
miếu Bà Kim Ngọc Thành và bị đơn là bà PTLD.
Theo đơn khởi kiện của BQT miếu, năm 2002, BQT miếu
ký hợp đồng cho thuê mặt bằng miếu Bà tại địa chỉ 88 Lê Thị
Riêng (phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM) với bà D. Mục
đích thuê là để ở và kinh doanh, thời hạn đến ngày 21-12-
2009, giá thuê 3 triệu đồng/tháng. Đến tháng 4-2008, hai bên
ký thỏa thuận cho bà D. thuê tiếp đến ngày 31-12-2016, vẫn
với giá thuê cũ.
Tháng 3-2016, miếu Bà Kim Ngọc Thành được UBND
quận 1 cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mục đích
sử dụng đất tín ngưỡng.
Theo BQT miếu, do bà D. vi phạm thỏa thuận thuê mặt
bằng, sử dụng không đúng mục đích (cho người khác thuê
lại) nên ngày 31-3-2016, BQT miếu thông báo cho bà D. về
việc chấm dứt hợp đồng thuê mặt bằng trước thời hạn. Tranh
chấp được UBND phường Bến Thành, quận 1 hòa giải nhưng
không thành. Vì vậy, BQT miếu khởi kiện bà D. tại TAND
quận 1, yêu cầu bà phải trả lại mặt bằng, trả tiền thuê mặt
bằng chưa thanh toán từ tháng 8-2015 đến ngày xử sơ thẩm.
Phía bị đơn là bà D. xác nhận có ký hợp đồng thuê mặt
bằng với BQT miếu năm 2002. Trong quá trình sử dụng mặt
bằng, được sự kêu gọi của BQT miếu, bà đã đầu tư kinh phí
để sửa chữa, tôn tạo, trùng tu miếu khang trang, sạch đẹp. Do
đó, tháng 4-2008, BQT miếu họp và thống nhất tiếp tục để
bà sử dụng mặt bằng để kinh doanh và thu hồi vốn đã bỏ ra.
Tổng số tiền bà đã đầu tư để trùng tu mặt bằng kinh doanh
hết 125 lượng vàng (khoảng 4,7 tỉ đồng). Do việc kinh doanh
gặp rất nhiều khó khăn nên việc thu hồi vốn vẫn chưa đạt
được, bà phải kinh doanh mặt bằng thuê thêm năm năm nữa,
đến hết năm 2023 mới thu đủ tiền đã bỏ ra sửa chữa và đầu
tư. Vì vậy, bà không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của BQT
miếu.
Tháng 8-2018, TAND quận 1 xử sơ thẩm vụ kiện. Tòa cho
rằng hợp đồng thuê mặt bằng miếu Bà giữa hai bên tuân thủ
các quy định của pháp luật dân sự về thuê tài sản (theo các
Điều 480, 489 và 491 của BLDS năm 2005) nhưng thực chất
đây là việc cho thuê quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, Điều 181
Luật Đất đai 2003 quy định “Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân
cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, tặng cho quyền sử dụng đất, không được thế chấp, góp
vốn bằng quyền sử dụng đất”. Như vậy, yêu cầu của nguyên
đơn đòi bị đơn trả lại mặt bằng là có cơ sở chấp nhận.
Từ đó, tòa cấp sơ thẩm tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện
của nguyên đơn, buộc bà D. trả lại mặt bằng cho BQT miếu.
Đồng thời, tòa đình chỉ đối với yêu cầu trả tiền thuê còn thiếu
(do quá trình xét xử, BQT miếu rút yêu cầu này).
Sau đó, bà D. kháng cáo yêu cầu hủy án sơ thẩm. Bà cho
rằng cấp sơ thẩm thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, thiếu người
tham gia tố tụng, không triệu tập công ty mà bà có ký hợp
đồng hợp tác kinh doanh (về việc cùng sử dụng mặt bằng nói
trên) để kinh doanh từ ngày 16-11-2016 đến 16-11-2021.
Tại phiên phúc thẩm, đại diện VKSND TP.HCM cho rằng
tòa án cấp sơ thẩm thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, không
triệu tập công ty đối tác của bà D. tham gia tố tụng làm ảnh
hưởng đến quyền lợi của đương sự. Vì vậy, VKS đề nghị hủy
án sơ thẩm. Đồng tình, HĐXX phúc thẩm tuyên hủy án sơ
thẩm để cấp sơ thẩm xét xử lại theo thủ tục chung.
CHÂU YẾN
Mặt bằngmiếu Bà KimNgọc Thành tại 88 Lê Thị Riêng,
phường BếnNghé, quận 1, TP.HCMđang có tranh chấp. Ảnh: CHÂUYẾN
huyện Cái Bè đã làm đúng.
Ngoài ra, mặc dù giữa hai bên
không có giao kết hợp đồng nhưng
bà Th. đã bỏ sức lao động, vật chất
củamình ra để chăm sóc bà Tr. thì bà
có quyền khởi kiện để đòi lại những
khoản chi phí này.
bà Tr. bị bệnh tâm thần, vì tình nghĩa
chị em ruột thịt với nhau nên bà Th.
đã tự nguyện chăm sóc bà Tr. (trong
đơn khởi kiện bà Th. cũng thừa nhận
tự nguyện chăm sóc em).
Dù chưa có quyết định tuyên bố
bà Tr. bị mất năng lực hành vi dân
sự nhưng thực tế lúc đó bà Tr. đã bị
bệnh tâm thần, không có khả năng
nhận thức và tự chăm sóc mình. Vì
thế, nếu có giao dịch giữa hai bên
về việc chăm sóc bà Tr. thì giao dịch
này cũng không có cơ sở vững chắc.
Do đó có thể coi rằng giữa hai
bên không có giao kết hợp đồng
lao động về việc giúp việc nhà hoặc
chămsóc bàTr. Do không có giao kết
hợp đồng nên không làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ của nhau. Việc
bà Th. tự nguyện chăm sóc cho em
ruột gặp hoạn nạn, không có người
giúp đỡ thuộc về phạm trù đạo lý,
truyền thống của người Việt Nam.
Theo tập quán, nó được xem là nghĩa
vụ chăm sóc giữa những người thân
trong gia đình với nhau.•
Nhưng quan điểm thứ hai cho
rằng tòa có quyền từ chối đơn kiện
với lý do: Người khởi kiện không
có quyền khởi kiện theo Điều 186
và Điều 187 BLTTDS hoặc đương
sự không có đủ năng lực hành vi tố
tụng dân sự (điểm a khoản 1 Điều
192BLTTDS). Bởi lẽ trong thời gian
Căn cứ khoản 1 Điều 192 BLTTDS thì việc bà Th. kiện bà Tr. để yêu cầu
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên đây không thuộc trường
hợp bị tòa án trả lại đơn khởi kiện. Do đó TAND huyện Cái Bè (Tiền Giang)
đã thụ lý đơn khởi kiện của bà Th. Theo tôi là hợp lý và đúng luật.
Tuy nhiên, dù bỏ công chăm sóc bà Tr. khi bà này bị bệnh tâm thần thì
bàTh. cũng không phải là người giámhộ và cũng không phải là người đại
diện theo pháp luật được quy định tại các điều 46, 47 và 136 BLDS.Vậy nên
căn cứ vào Điều 58 BLDS thì bà Th. sẽ không có các quyền như quyền sử
dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những
nhu cầu thiết yếu của người được giámhộ. BàTh. cũng không được thanh
toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giámhộ…
Tóm lại, vì tình cảmmáu mủ ruột thịt nên bà Th. đã tự nguyện bỏ công
ra chăm sóc em gái mình. Nhưng nếu quá trình hòa giải cũng như đưa
vụ án ra xét xử mà hai bên không thỏa thuận được việc thanh toán chi
phí công chăm sóc thì tòa án cũng khó có căn cứ để tuyên chấp nhận
đơn khởi kiện của bà Th.
Một lãnh đạo tòa chuyên trách thuộc TAND TP.HCM
NGÂN NGA
ghi
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook