069-2019 - page 9

9
Họ đã nói
Những căn nhà hoang này trở thành điểmtụ tập của
những đối tượng nghiện ngập. Ảnh: THANHNHẬT
Nhà cửa xuống cấp, xập xệ nhưng không được phép sửa là tình cảnh
người dân phải chịu tại dự án khu hành chính cảng Kỳ Hà, Quảng Nam.
18 năm sống khổ trong
quy hoạch bị bỏ quên
THANHNHẬT
Đ
ối diện cổng UBND xã
TamQuang (huyện Núi
Thành, Quảng Nam)
là con đường mòn vào tổ 1,
thôn Trung Toàn. 18 năm qua,
28 hộ dân trong tổ vẫn sống
trong những căn nhà xập xệ,
xuống cấp; lối đi không đường
bê tông, không mương thoát
nước. Mặc dù người dân nhiều
lần kiến nghị lên chính quyền
các cấp nhưng đến nay vẫn
chưa nhận được phương án
giải quyết rõ ràng…
Gia đình nhiều thế hệ
phải đợi đợt sau!
Năm 2001, khu vực tổ 1,
thôn Trung Toàn được đưa vào
quy hoạch thực hiện dự án khu
hành chính cảng Kỳ Hà. Theo
đó, 54 hộ dân tại đây sẽ được
giải tỏa, bồi thường, chuyển
đến nơi ở mới. Tuy nhiên, đến
nay chỉ có 26 hộ được giải tỏa,
28 hộ còn lại thì bị “bỏ quên”
cùng với những điều kiện sống
của khu vực ngày càng tồi tệ.
Đối với những hộ đã nhận
đất tái định cư, chuyển đến nơi
ở mới, những căn nhà cũ của
họ đến nay vẫn chưa được tổ
chức san ủi, giải phóng mặt
bằng. Những căn nhà hoang
nhiều năm này đã trở thành
nơi tụ tập của các thành phần
hư hỏng, nghiện ngập.
Bà Lê Thị Vân (48 tuổi, ngụ
tổ 1, thôn Trung Toàn) cho biết
nhiều lần thấy các đối tượng
nghiện ngập tập trung tại những
căn nhà hoang nhưng không ai
dám lên tiếng phản ánh. “Có
lần tôi thấymột thanh niên cầm
dao chạy vào nhà hoang lúc nửa
đêm như đang tìm thanh toán
người nào trong đó, tôi sợ quá
vội đóng cửa” - bà Vân nói.
Cũng theo bàVân, việc phải
sống dưới những căn nhà xập
xệ, xuống cấp khiến cuộc sống
của gia đình bà gặp nhiều khó
khăn. “Vì sao gia đình bà không
được chuyển đến nơi ở mới?”
- chúng tôi hỏi. Bà Vân phân
trần những hộ được giải tỏa,
chuyển đến nơi ở mới là gia
đình có một thế hệ. Đối với hộ
có hai thế hệ như gia đình bà,
việc cấp đất tái định cư phải
nhận hai lô đất (một lô chính,
một lô phụ) nên được đưa vào
danh sách quy hoạch đợt sau.
“Ngày trước họ kêu lên bốc
thăm, làmgiấy nhận đất nhưng
không hiểu sao từ đó đến nay
Nếu có quy hoạch, chúng tôi
mong được di dời càng sớm
càng tốt. Còn không, chúng tôi
mong các cấp tạo điều kiện cho
chúng tôi được sửanhà, làmnhà
để ổn định cuộc sống.
Ông
LÂMVĂN HÙNG
, ngụ tổ 1,
thôn Trung Toàn, xã Tam Quang
Sẽ di dời dân trong năm 2019?
Trao đổi với PV
Pháp Luật TP.HCM
, ông Lê Vũ Thương, Phó
Trưởng BQL Khu kinh tế mở Chu Lai, cho biết dự án khu hành
chính cảng Kỳ Hà được triển khai năm 2002 và có quyết định
dừng vào năm 2016 do thiếu nguồn vốn. “Hiện nay, khu vực
có 28 hộ dân nằm trong khu hậu cần công nghiệp cảng Kỳ Hà
thuộc Khu kinh tếmở Chu Lai, vừa đượcThủ tướng Chính phủ
phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung” - ông Thương nói.
Ông Thương cũng cho biết trong năm 2019, BQL Khu kinh
tế mở Chu Lai đang trình UBND tỉnh Quảng Nam xin làm quy
hoạch phân khu và sau đó sẽ có kế hoạch thực hiện di dời 28
hộdân còn lại.Tuy nhiên, thời điểmnào hoàn thànhquy hoạch
phân khu thì hiện vẫn chưa xác định.
“Trường hợp này
nằm ngoài thẩm
quyền của địa
phương. Sắp tới, xã
sẽ tiếp tục kiến nghị
đến BQL Khu kinh tế
mở Chu Lai xin kinh
phí để chỉnh trang
lại khu vực này…”.
Một nhà dân bị xuống cấp
nhưng không được sửa chữa,
người dân phải giăng bạt tránh
nắngmưa. Ảnh: THANHNHẬT
không có động tĩnh gì nên gia
đình tôi vẫn phải ở đây. 18 năm
nay, nhà hư đến đâu sửa đến
đó chứ không thể xâymới kiên
cố được” - bà Vân than thở.
Tương tự, gia đình ba thế
hệ của hộ ông LâmVăn Hùng
(64 tuổi) đang sống trong căn
nhà chật chội, xuống cấp.
Mọi sinh hoạt, ăn ở hết sức
khó khăn nhưng đành chịu.
“Vợ chồng tôi muốn cho con
một mảnh đất xây nhà riêng
nhưng không tách thửa được.
Còn xây một ngôi nhà rộng,
kiên cố hơn cũng không thể
do đây là khu Nhà nước đang
quy hoạch làm dự án” - ông
Hùng rầu rĩ.
Ngoài thẩm quyền
của địa phương
Cuộc sống của các hộ dân
khó khăn từ trong nhà ra ngoài
ngõ. Con đường vào xóm lầy
lội, đọngnướcmỗi khi trờimưa.
Cây cối mọc um tùm hai bên
con đường mòn cũng tiềm ẩn
những nguy hiểm khôn lường.
Qua nhiều lần kiến nghị,
người dân ở đây chỉ mong
được phép xây căn nhà đang
ở không còn dột nát, kiên cố,
làm một con đường bê tông
có kênh thoát nước để việc
đi lại được dễ dàng…
TrảlờiPV
PhápLuậtTP.HCM
,
bà Huỳnh Thị Mỹ Dung, Phó
Chủ tịchUBNDxãTamQuang,
cho biết dự án khu hành chính
cảng Kỳ Hà do Ban quản lý
(BQL) Khu kinh tếmởChuLai
làmchủ đầu tư. Lý do khiến dự
án không được thực hiện tiếp
thì xã không hay biết.
“Trường hợp này nằmngoài
thẩm quyền của địa phương.
Sắp tới, xã sẽ tiếp tục kiến
nghị đến BQL Khu kinh tế
mở Chu Lai xin kinh phí để
chỉnh trang lại khu vực này”
- bà Dung nói.•
Công bố kết quả kiểm tra thu phí
BOT Ninh Lộc
(PL)- Ngày 29-3, Tổng cục Đường bộ Việt Nam
(VN) đã công bố kết quả giám sát và kiểm tra đột
xuất công tác thu phí của trạm BOT Ninh Lộc
(Khánh Hòa). Theo đó, đoàn kiểm tra tiến hành
kiểm tra hồ sơ thu phí trong bảy ngày, từ ngày 20
đến 26-3. Số thu trong bảy ngày là 6,47 tỉ đông, bình
quân đạt 924,5 triệu đồng/ngày.
Từ kết quả kiểm tra, Tổng cục Đường bộ VN kết
luận số thu trong bảy ngày kiểm tra phù hợp với báo
cáo của trạm và lưu lượng xe qua trạm; đảm bảo
tính minh bạch, không có dấu hiệu thất thoát. Trong
giai đoạn kiểm tra, công tác quản lý, tổ chức thu
phí dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm thu phí Ninh
Lộc, từ các khâu phát hành vé thẻ, thu phí, đối soát,
nộp tiền, tổng hợp báo cáo tại trạm thu phí Ninh Lộc
đảm bảo minh bạch theo quy định.
Chiều tối 28-3, trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn
Huyện, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN,
cho biết trong quá trình kiểm tra, đoàn của tổng cục
đã mời một số người dân trước đó tham gia đếm xe
qua trạm BOT Ninh Lộc trực tiếp tham gia, cung
cấp tài liệu có được cho đoàn kiểm tra. “Người dân
bày tỏ nguyện vọng khi có kết luận kiểm tra thì công
khai để người dân biết và tính toán, cũng như công
bố thời gian thu phí còn lại, số thu tại trạm thu phí” -
ông Huyện nói và cam kết sẽ thực hiện.
Trước đó, vào cuối tháng 2, đầu tháng 3-2019,
một số người dân đã tập trung đếm xe qua trạm BOT
Ninh Lộc theo hình thức thủ công. Những người
này cho rằng việc thu phí chưa minh bạch, nhà đầu
tư giấu doanh thu... Sau đó, chính nhà đầu tư dự
án BOT kiến nghị Bộ GTVT vào cuộc kiểm tra để
chứng minh việc thu phí đúng quy định. Dự kiến từ
nay đến hết quý II-2019, Tổng cục Đường bộ VN sẽ
tiếp tục kiểm tra, giám sát hoạt động thu phí tại 11
dự án BOT đường bộ khác trên cả nước.
VIẾT LONG
Nước thải hôi nồng nặc lại đổ ra biển
Đà Nẵng
(PL)- Sáng 29-3, lực lượng chức năng đã dùng
máy múc để san gạt cát, tạo lại cảnh quan cho bờ
biển TP Đà Nẵng. Trước đó, đêm 28-3 xảy ra một
cơn mưa kéo dài khiến một lượng lớn nước mưa tràn
xuống các cống xả thải ở Đà Nẵng. Mặc dù các trạm
bơm của nhà máy xử lý nước thải đã hoạt động hết
công suất nhưng nước thải cùng nước mưa vẫn phá
tung nắp cửa xả, tuôn ra biển.
Ghi nhận tại cống xả số 3 (phường Phước Mỹ,
quận Sơn Trà) và số 4 (phường Mỹ An, quận Ngũ
Hành Sơn) nằm dọc đường Võ Nguyên Giáp, từ đêm
đến rạng sáng 29-3, nước thải đen ngòm kèm theo
rác cuồn cuộn chảy. Những bao cát chắn nắp cống
xả cũng bị cuốn trôi ra biển. Bờ biển bị nước thải
xé toạc rộng hơn 5 m, kéo dài hàng chục mét. Nước
biển nhuộm màu đục sau khi nước thải tràn ra.
Theo một lãnh đạo Sở TN&MT TP Đà Nẵng, tình
trạng nước mưa kèm theo nước thải chưa qua xử lý
phá vỡ nắp cửa xả vẫn thường xuyên diễn ra thời
gian qua. Nguyên nhân là do TP chưa có hệ thống
tách nước mưa và nước thải riêng. “Các đơn vị thi
công của TP đã bắt đầu thi công một số tuyến ống để
đưa nước thải về xử lý trước khi xả ra biển. Mỗi khi
trời mưa chúng tôi vẫn cố gắng điều tiết nước, bơm
hết công suất để nước thải không đổ ra biển, gây mất
mỹ quan bờ biển” - lãnh đạo sở này nói.
HẢI HIẾU
Nướcmưa kèmnước thải chảy ào ạt ra phá tung nắp
cống ngăn tại một cửa xả. Ảnh: HẢI HIẾU
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook