072-2019 - page 4

4
Thời sự -
Thứ Tư3-4-2019
Lý do Hà Nội chưa xử lý
Việt phủ Thành Chương
Tập thể, cá nhân qua các thời kỳ từ năm2006 đến 2018 liên quan tới vụ rừng Sóc Sơn
bị kiến nghị xử lý, trong khi đó công trình Việt phủThành Chương vẫn “bình yên”.
Nhiều biệt thự đang bămnát rừng phòng hộ Sóc Sơn. Ảnh: TRỌNGPHÚ
Thanh tra Chính phủ sẽ giám sát,
đôn đốc
Tại cuộc họp báo Chính phủ hồi cuối năm 2018, đại
diện Thanh tra Chính phủ cho biết một số nội dung kết
luận của Thanh tra Chính phủ về việc “xẻ thịt” rừng ở Sóc
Sơn (Hà Nội) hồi năm 2006 đến nay vẫn chưa được Hà
Nội xử lý triệt để, đặc biệt là việc xử lý các nhà hàng, khu
vui chơi giải trí.
Theo PhóTổngThanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam,Thanh
tra TP Hà Nội đã có quyết định thanh tra đất rừng Sóc Sơn
để chấn chỉnh vi phạm, đồng thời kiểm tra, đôn đốc việc
thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ.“Về phía Thanh
tra Chính phủ, chúng tôi có trách nhiệm giám sát, kiểm tra,
đôn đốc việc này” - ông Lam nói.
Đoàn thanh tra liên
ngành TP Hà Nội
đã kiểm tra và xác
định có 688 trường
hợp tự ý chuyển
mục đích sử dụng
đất, xây dựng công
trình, nhà ở trên đất
rừng phòng hộ ở hai
xã Minh Phú, Minh
Trí, huyện Sóc Sơn.
TRỌNGPHÚ
T
hanh tra TP Hà Nội vừa
có văn bản trả lời các
câu hỏi của báo
Pháp
Luật TP.HCM
liên quan đến
kết luận thanh tra về việc
quản lý đất đai, trật tự xây
dựng. Cơ quan này cho biết
đã kiến nghị UBND TP Hà
Nội chỉ đạo kiểm điểm làm
rõ trách nhiệm các tập thể,
cá nhân qua các thời kỳ từ
năm 2006 đến 2018 đã buông
lỏng quản lý về đất đai, trật
tự xây dựng trong vụ rừng
Sóc Sơn bị lấn…
“UBND huyện
Sóc Sơn chịu
trách nhiệm chính”
.
Phóng viên:
Sai phạm
đất rừng Sóc Sơn đã được
Thanh tra Chính phủ chỉ rõ
từ chục năm trước nhưng
đến nay chưa được xử lý
triệt để. Trách nhiệm chính
của việc nhùng nhằng như
vậy thuộc về cơ quan nào?
+
Thanh tra TP Hà Nội:
Việc chưa xử lý đối với các
trường hợp vi phạm đã được
Thanh tra Chính phủ kết luận
là do UBND huyện Sóc Sơn,
UBND các xã không nghiêm
túc thực hiện kết luận của
Thanh tra Chính phủ, ý kiến
chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ, UBNDTP. Trách nhiệm
thuộc UBND huyện Sóc Sơn,
UBND các xã để xảy ra vi
phạm đã được Thanh tra
Chính phủ kết luận.
Các trường hợp vi phạm
được Thanh tra Chính phủ
chỉ rõ, Thanh tra TP đã kết
luận trách nhiệm và kiến nghị
UBND TP chỉ đạo UBND
huyện Sóc Sơn khẩn trương
thực hiện dứt điểm kết luận
của Thanh tra Chính phủ.
.
Từnăm2006đến2013, các
công trình lấn rừng Sóc Sơn
được Thanh tra Chính phủ và
Thanh tra Sở TN&MT TPHà
Nội chỉ rõ nhưng không được
xử lý triệt để. Dư luận lo ngại
kết luận lần này của Thanh
tra TP lại bị “đắp chiếu” như
những lần trước đây?
+ Việc thực hiện kết luận
thanh tra được quy định
tại Nghị định số 33/2015.
Thanh tra TP căn cứ vào các
quy định tại nghị định này
sẽ đôn đốc, kiểm tra để kết
luận được thực hiện theo quy
định của pháp luật.
.
Theo phản ánh của người
dân, ở xã Minh Phú và Minh
Trí (Sóc Sơn) có hàng nghìn
công trình lấn đất rừng. Liệu
kết luận lần này của Thanh
tra TP đã làm rõ được tất cả
công trình sai phạm ở hai xã
này hay chưa?
+Trong thời gian thanh tra,
đoàn thanh tra liên ngành TP
đã kiểm tra và xác định có
688 trường hợp tự ý chuyển
mục đích sử dụng đất, xây
dựng công trình, nhà ở trên
đất rừng phòng hộ ở hai xã
Minh Phú, Minh Trí. Thanh
tra TP kiến nghị UBND TP
giao UBND huyện Sóc Sơn
lập hồ sơ, có phương án xử
lý đúng quy định của pháp
luật đối với các trường hợp
có vi phạm về đất đai, sử
dụng đất không đúng mục
đích, đảm bảo đất đai sử
dụng đúng mục đích theo
Luật Lâm nghiệp.
Trường hợp phóng viên có
kết quả khảo sát hàng nghìn
công trình vi phạm, đề nghị
phóng viên gửi đến UBND
huyện Sóc Sơn để xử lý; gửi
Thanh tra TPđể theo dõi, đôn
đốc, kiểm tra.
Việt phủ Thành
Chương: UBND
huyện chưa lập
hồ sơ xử lý
.
Trong các trường hợp
Thanh traTPHàNội kiến nghị
chuyển cơ quan điều tra chỉ
gồm của các hộ dân hay còn
có của cán bộ, công chức?
+ Thanh tra TP kiến nghị
UBND TP cho phép chuyển
cơ quan điều tra đối với những
vi phạm trong chứng thực,
xác nhận hợp đồng mua bán,
chuyển nhượng đất trái quy
định của pháp luật dẫn đến
việc xây dựng công trình vi
phạm trong quy hoạch rừng
năm 2008 để xử lý nghiêm
theo quy định của pháp luật.
Sau khi có văn bản xử lý
sau thanh tra của UBND TP,
Thanh tra TP sẽ chuyển toàn
bộ hồ sơ cho cơ quan điều
tra; cơ quan điều tra sẽ làm
rõ trách nhiệm của những cá
nhân có liên quan để xử lý
theo quy định của pháp luật.
.
Với công trình khủng như
Việt phủ Thành Chương, tại
sao nội dung kết luận Thanh
tra TPkhông đề cập đến?Nếu
sai phạm chưa được kết luận,
Thanh tra TP đưa ra phương
án xử lý thế nào?
+ Kết luận số 754/2006
của Thanh tra Chính phủ
kết luận về đất rừng huyện
Sóc Sơn đã nêu rõ khu đất
phủ Thành Chương có nguồn
gốc là đất quy hoạch rừng
đặc dụng (theo quy hoạch
hiện nay là rừng phòng hộ
môi trường) và kiến nghị xử
lý đối với trường hợp này.
Tuy nhiên, đến nay UBND
huyện Sóc Sơn chưa lập hồ
sơ vi phạm, tiến hành xử lý
đối với trường hợp Việt phủ
Thành Chương.
Thanh tra TP đã kiến nghị
UBND TP chỉ đạo UBND
huyện Sóc Sơn kiểm điểm,
làm rõ trách nhiệm và có
hình thức xử lý nghiêm
theo quy định đối với tập
thể và cá nhân qua các thời
kỳ từ năm 2006 đến 2018 đã
không nghiêm túc thực hiện
các kết luận của Thanh tra
Chính phủ. Đồng thời, khẩn
trương thực hiện dứt điểm ý
kiến chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ về tổ chức thực
hiện kết luận thanh tra của
Thanh tra Chính phủ.•
PAPI 2018: “Lót tay” vàvòi vĩnhởkhuvực công chưagiảm
Người dân cảmnhận “lót tay” để có việc làm trong khu vực nhà nước, việc vòi vĩnh trong quá trình cấp giấy đỏ và chuyện lạmdụng công quỹ chưa giảm.
Ngày 2-4, Báo cáo hiệu quả quản trị và hành chính
công cấp tỉnh (PAPI) năm 2018 chính thức được công
bố tại Hà Nội. Theo đó, yếu tố tác động lớn nhất tới mức
độ hài lòng của người dân với hiệu quả quản trị và hành
chính công là hiệu quả kiểm soát tham nhũng trong khu
vực công.
Theo báo cáo, người dân cảm nhận nhũng nhiễu trong
lĩnh vực y tế và giáo dục tiểu học công lập giảm. Họ
hài lòng hơn với hầu hết dịch vụ công căn bản và cho
rằng các cấp chính quyền cơ sở tương tác với người dân
nhiều hơn.
Tuy nhiên, tỉ lệ người dân cho rằng nhũng nhiễu trong
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, “lót tay” để có
việc làm trong khu vực nhà nước hay hiện tượng cán
bộ sử dụng công quỹ vào mục đích riêng không giảm.
Bên cạnh đó, theo người dân, hiện tượng tham nhũng ở
mỗi cấp chính quyền có mức độ thuyên giảm khác nhau.
Cụ thể, gần 60% số người trả lời tham nhũng ở cấp xã/
phường đã thuyên giảm trong ba năm qua, song chỉ có
50% số người trả lời cho rằng tham nhũng ở cấp quốc gia
có xu hướng thuyên giảm.
Ngoài ra, người dân trên phạm vi cả nước có ý kiến chất
lượng nguồn nước sinh hoạt, ăn uống nơi họ sinh sống
kém hơn ba năm trước. Còn khi được hỏi về những vấn
đề hệ trọng nhất trong năm 2018 cần Nhà nước tập trung
giải quyết, nghèo đói tiếp tục là vấn đề được nhiều người
(25%) chọn nhất. Tuy nhiên, khi so sánh kết quả khảo sát
câu hỏi này của năm 2018 với các năm trước thì mối quan
ngại về tham nhũng, tăng trưởng kinh tế, an ninh-trật tự và
chất lượng giáo dục gia tăng nhiều hơn.
Báo cáo PAPI 2018 đánh dấu chặng đường phát triển
10 năm của nghiên cứu PAPI kể từ khi khởi xướng năm
Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh
ở Việt Nam (PAPI) là khảo sát xã hội học lớn nhất tại Việt
Nam. PAPI đo lường hiệu quả công tác điều hành, thực thi
chính sách, cung ứng dịch vụ công dựa trên đánh giá và trải
nghiệm của người dân, với dữ liệu được thu thập thường
niên. Hơn 14.300 người dân được chọn ngẫu nhiên từ tất cả
63 tỉnh/TP đã được phỏng vấn trong nghiên cứu chỉ số Hiệu
quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2018.
2009. Trong 10 năm qua, hơn 117.000 lượt người dân Việt
Nam từ khắp các tỉnh/TP của Việt Nam đã chia sẻ về trải
nghiệm và cảm nhận của họ qua nghiên cứu PAPI. PAPI
trở thành một nguồn dữ liệu khách quan, cập nhật về hiệu
quả hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương vì lợi
ích của mọi người dân Việt Nam.
TUYẾN PHAN
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook