072-2019 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư3-4-2019
VIẾT LONG
“C
húng tôi hoàn toàn
ủng hộ việc áp dụng
công nghệ thu phí tự
động không dừng. Tuy nhiên,
hiện nay dự án nảy sinh nhiều
bất cập, cần được giải quyết để
hài hòa lợi ích…”. Ông Trần
Văn Thế, Phó Tổng Giám đốc
Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo
Cả, đặt vấn đề như trên tại
buổi tọa đàm “Cách nào đẩy
nhanh tiến độ thu phí không
dừng?” do báo
Giao Thông
tổ
chức diễn ra ngày 2-4.
Cần làm rõ
phương án tài chính
Theo ông Thế, muốn thẻ
thu phí tự động không dừng
(Etag) hoạt động, người dân
phải nộp một khoản tiền vào
thẻ. Với ba triệu ô tô các loại,
mỗi tài khoản nộp 500.000
đồng thì VETC sẽ nắm giữ
khoảng 1.500 tỉ đồng. “Vậy
VETC tính toán như thế nào
trong phương án tài chính, có
trả lãi cho người dùng không?
Ai là người hưởng khoản vay
này? Bên cạnh đó, VETC thu
phí tại các trạm mỗi ngày lên
tới hàng ngàn tỉ đồng và chỉ
hoàn trả cho nhà đầu tư BOT
sau một ngày, vậy số tiền “lãi
qua đêm” ai hưởng?” - ông
Thế đặt câu hỏi và đề nghị Bộ
GTVT phải làm rõ việc này.
Ngoài ra, ông Thế cũng chỉ
ra những bất cập khi bàn giao
trạm BOT cho VETC thu phí.
Cụ thể, trách nhiệm giải quyết
Thu phí không dừng: Tiền lãi
ai hưởng?
Nhà đầu tư BOT cho rằng đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí tự động không dừng (VETC)
cần giải quyết những bất cập đang tồn tại.
Theo quy định, trong năm2019 tất cả trạmBOT phải triển khai thu phí không dừng. Ảnh: VIẾT LONG
“Chúng ta cũng
chấp nhận có một
giai đoạn quá độ để
hoàn thiện. Trong
quá trình triển khai,
vấn đề gì chưa đầy
đủ, chưa phù hợp
phải bổ sung.”
Thứ trưởng Bộ GTVT
Lê Đình Thọ
Tỉ lệ chưa đạt yêu cầu
ÔngNguyễnViết Huy (PhóVụ trưởngVụĐôi tac công tư PPP,
Bộ GTVT) thông tin:
“Dự án thu phí không dừng giai đoạn 1
có 28 trạm, hiện hoàn thành 26 trạm, còn hai trạm chưa thực
hiện do đang dừng và hết hạn thu phí. Giai đoạn 2 có 33 trạm.
Hiện Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã triển khai đấu thầu, dự
kiến tháng 4 sẽ tiến hành và trong năm nay sẽ hoàn thành.
Tuy nhiên, công tác dán thẻ Etag khá chậm, hiện nay chỉ có
khoảng 700/3,5 triệu phương tiện dán thẻ. Mặc dù công tác
triển khai lắp đặt đúng tiến độ nhưng tỉ lệ người sử dụng vẫn
chưa đạt yêu cầu…”.
phát sinh trong quá trình vận
hành, quản lý trạm thu phí
như ùn tắc... Đặc biệt là tình
huống đứt cáp quang, doanh
số không báo trên hệ thống
điện tử trong khi các xe vẫn
lưu thông qua trạm thu phí
không dừng. “Khoản doanh
thu này thất thoát sẽ phải giải
quyết như thế nào?” - ông Thế
đặt câu hỏi.
Liên quan trả lãi trong thẻ
Etag, ông NghiêmThanh Sơn
(Phó Vụ trưởng Vụ Thanh
toán, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam) cho rằng theo quy
định, VETC không phải tổ
chức tín dụng nên không được
phép trả lãi các khoản tiền mà
người chuyển khoản trả trước
cho đơn vị này. Hơn nữa, trên
thực tế, người dân chuyển tiền
vào tài khoản trước hết phục
vụ lợi ích cho chính người sử
dụng dịch vụ đó. Cụ thể, xe
qua trạm nhanh, không phải
thanh toán bằng tiền mặt. Đối
với khoản gọi là “lãi qua đêm”
thì lãi suất rất thấp, chỉ khoảng
0,5%/năm.
Trong khi đó, Thứ trưởng
Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho
rằng các quy định đều thông
qua hệ thống hợp đồng kinh
tế. “Về tiền ngân hàng, mọi
người cứ nói hàng ngàn tỉ đồng
gửi qua đêm ai hưởng lãi. Xin
thưa, làm gì có chuyện đó.
99 trạm thu phí trên cả nước,
một ngày doanh thu cũng chỉ
khoảng 100 tỉ đồng” - ông
Thọ nhấn mạnh và khẳng định
việc thu tiền vào và chuyển đi
hoàn toàn là chuyện của nhà
đầu tư và ngân hàng, VETC
không can thiệp vào.
Phải hài hòa lợi ích
Ông Nguyễn Văn Quyên,
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô
Việt Nam, cho biết vừa qua Bộ
GTVT triển khai đấu thầu lựa
chọn nhà đầu tư hệ thống thu
phí không dừng. Về nguyên
tắc, khi đấu thầu cần có một
dự án với đầy đủ yêu cầu về
công nghệ, cơ chế, chính sách.
“Đến nay tôi thấy chúng ta
chú trọng nhiều về mặt công
nghệ nhưng chưa giải quyết
những vấn đề cơ chế, chính
sách. Vì còn nhiều ý kiến về
tiền đọng trong tài khoản ngân
hàng, tiền chuyển cho nhà đầu
tư BOT mấy lần trong ngày,
tiền của nhà cung cấp dịch
vụ thu phí hưởng bao nhiêu
%...” - ông Quyền dẫn chứng.
Vị chủ tịch Hiệp hội Vận
tải ô tô cũng cho rằng để dự
án triển khai nhanh, chậm
tùy thuộc vào việc giải quyết
hài hòa lợi ích của nhà đầu tư
BOT, đơn vị cung cấp dịch
vụ, người sử dụng dịch vụ và
Nhà nước.
“Trong đó, nhà đầu tư BOT
phải có lợi hơn so với thu phí
hiện nay, tức chi phí thu tự động
thấphơn thu thủcông.Nhà cung
cấp dịch vụ công nghệ phải
có lãi. Người sử dụng dịch vụ
đường bộ tiện lợi, nhanh hơn,
đặc biệt cần phải có chính sách
gì để giảm giá hay ưu đãi khi
họ trả tiền trước vào tài khoản.
Cuối cùng, đảm bảo giám sát
công khai, minh bạch, giám
sát được doanh thu…” - ông
Quyền nhấn mạnh.
Khi giải quyết được các bài
toán trên, theo ông Quyền, lúc
đó mới đưa ra đấu thầu. Nếu
dự án chưa giải quyết đầy đủ,
toàn diện các yêu cầu này, Bộ
GTVT nên đưa các nội dung
vào trong hợp đồng mời thầu
để đảm bảo việc triển khai dự
án được rõ ràng.
Kết thúc tọa đàm,Thứ trưởng
Lê Đình Thọ cho rằng thu phí
không dừng là chủ trương lớn
của Chính phủ nên cần thực
hiện đúng lộ trình. “Chúng ta
cũng chấp nhận có một giai
đoạn quá độ để hoàn thiện.
Trong quá trình triển khai,
vấn đề gì chưa đầy đủ, chưa
phù hợp phải bổ sung…” - ông
Thọ nhìn nhận.•
Gần bị thu hồi, Cảng Quy Nhơn bất ngờ
tăng vốn điều lệ
(PL)- Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn vừa phát đi thư
mời đại hội cổ đông thường niên năm 2019, dự kiến diễn ra
vào 7 giờ ngày 10-4.
Đáng chú ý, trong các tờ trình đưa ra biểu quyết đại hội
cổ đông có một tờ trình về việc tăng vốn điều lệ Công ty Cổ
phần Cảng Quy Nhơn từ 404,09 tỉ đồng lên 538,79 tỉ đồng,
thực hiện trong năm 2019. Hình thức tăng vốn là phát hành
cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu.
Ngoài ra, HĐQT Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn cũng
trình đại hội cổ đông thông qua việc niêm yết cổ phiếu Cảng
Quy Nhơn (QNP) trên Sở Chứng khoán TP.HCM (HOSE),
thời gian thực hiện trong năm 2019.
Điểm nổi bật trong báo cáo hợp nhất của Cảng Quy Nhơn
năm 2018, ở phần “thông tin khác” có nêu: Theo thông báo
kết luận thanh tra toàn diện về cổ phần hóa Công ty Cảng
Quy Nhơn ngày 17-9-2018 của Thanh tra Chính phủ, kiến
nghị Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì thực hiện chuyển giao
lại 75,01% cổ phần của công ty mẹ đã đầu tư tại Cảng Quy
Nhơn về sở hữu nhà nước.
VIẾT LONG
Trong 3 tháng, VEC từ chối phục vụ
18.000 phương tiện
(PL)- Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt
Nam (VEC) cho biết trong ba tháng đầu năm 2019, đơn vị đã
từ chối phục vụ 18.000 phương tiện vi phạm tải trọng.
Cụ thể, VEC tiến hành kiểm tra tải trọng 600.000/11,5 triệu
lượt phương tiện lưu thông trên các tuyến cao tốc do VEC
quản lý. Qua kiểm tra, phát hiện 24.000 phương tiện quá tải,
trong đó từ chối phục vụ 18.000 phương tiện. “Số lượng này
nếu so với cùng kỳ năm 2018 nhiều hơn tới 70%” - đại diện
VEC khẳng định.
VEC cũng cho biết trong quý I-2019, tuyến Nội Bài - Lào
Cai tiếp nhận khoảng 2,7 triệu lượt phương tiện; tuyến cao tốc
Cầu Giẽ - Ninh Bình đón 4,33 triệu lượt phương tiện.
Dịp Tết nguyên đán vừa qua, bình quân mỗi ngày đêm tuyến
cao tốc đầu tiên ở miền Trung Đà Nẵng - Quảng Ngãi phục vụ
trên 6.000 lượt phương tiện. Ngày 10-2 (mùng 6 Tết), tuyến
phục vụ lượng phương tiện lớn nhất 10.740 lượt/ngày đêm.
“Trong quý I-2019 đã có hơn 0,5 triệu lượt phương tiện lựa
chọn tuyến cao tốc này để đi lại, cao hơn nhiều so với mức
bình quân năm 2018…” - VEC thông tin.
VIẾT LONG
Ngày 20-4 sẽ tháo dỡ cầu Phú Long cũ
(PL)- Ngày 2-4, Khu quản lý giao thông đô thị số 3 thuộc Sở
GTVT TP.HCM (Khu 3) tiếp tục treo bảng thông báo việc tháo
dỡ cầu Phú Long cũ nối quận 12 (TP.HCM) và thị xã Thuận
An (Bình Dương) sẽ được tiến hành từ ngày 20-4.
Trước đó, Khu 3 ra thông báo tháo dỡ cầu Phú Long cũ vào
ngày 2-1. Tuy nhiên, việc tháo dỡ và cấm các phương tiện qua
cầu Phú Long cũ vào thời điểm đó sẽ ảnh hưởng lớn đến việc
đi lại của người dân trong dịp Tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019 nên
Khu 3 đã dời việc tháo dỡ. Việc tháo dỡ cầu Phú Long cũ sẽ phát
huy tiềm năng giao thông đường thủy, giảm áp lực về giao thông
đường bộ và góp phần phát triển kinh tế khu vực.
Vì cây cầu có tính
lịch sử nên dự kiến sau
khi tháo dỡ, một phần
kết cấu của cầu sẽ được
Bảo tàng TP.HCM lưu
giữ.
LÊ ÁNH
Cây cầu Phú Long cũ
đã hơn 100 tuổi.
Ảnh: LÊ ÁNH
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook