072-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư3-4-2019
Sổ tay
Cục CSGT: Việc xử phạt là không sai
Một lãnh đạo cấp phòng của Cục CSGT (C08, Bộ Công an)
khẳng định việc CSGT xử phạt với lỗi không thắt dây an toàn
tại các vị trí được trang bị là hoàn toàn phù hợp, không trái với
quy định pháp luật.
Theođó, Luật GTĐB2008quy định“ô tô có trangbị dây an toàn
thì người lái xe và người ngồi hàngghếphía trước trongô tôphải
thắt dây an toàn”. Sau này, Việt Nam có gia nhập Công ước Viên
về GTĐB, mà công ước này có quy định: “Việc thắt dây an toàn
là bắt buộc đối với người lái xe và hành khách đi trên phương
tiện cơ giới ngồi tại những chỗ có trang bị dây đeo an toàn”.
“Mình gia nhập công ước quốc tế thì phải tuân thủ theo công
ước. Chính vì vậy, khi xây dựng Nghị định 46/2016 đã có sự điều
chỉnh để phù hợp với công ước” - vị này nói.
Bên cạnh đó, tại chương V về điều khoản thi hành, khoản 7
Điều 80 của Nghị định 46/2016 đã quy định riêng về hiệu lực
thi hành đối với việc xử phạt thắt dây an toàn. Cụ thể, việc xử
phạt này được áp dụng kể từ ngày 1-1-2018, tức là lùi hơn một
năm so với các hành vi vi phạm khác.
“Lực lượng CSGT xử phạt hành vi không thắt dây an toàn tại
vị trí được trang bị là không sai, phải căn cứ vào nghị định để
xử phạt” - vị này nói.
TUYẾN PHAN
ghi
Cần sửa luật cho đồng bộ
Theo quy định của Nghị định 46/2016, từ ngày 17-3, CSGT
TP.HCM đã đồng loạt ra quân để xử lý tài xế, người ngồi trên ô
tô tại vị trí được trang bị dây an toàn nhưng không chịu thắt
(kể cả hàng ghế trước lẫn hàng ghế sau).
Nhiều người cho rằng quy định của Nghị định 46/2016 đã
“vượt mặt” so với Luật GTĐB 2008. Cụ thể, theo điểm k khoản
1 Điều 5 Nghị định 46/2016 thì hành vi không thắt dây an toàn
(tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy sẽ bị phạt tiền
100.000-200.000 đồng. Trong khi đó, khoản 2 Điều 9 Luật GTĐB
2008 quy định: “Ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và
người ngồi hàngghếphía trước trongô tôphải thắt dây an toàn”.
Các chuyên gia cho rằng việc xử phạt người không thắt dây
an toàn là cần thiết nhưng phải sửa Luật GTĐB để đồng bộ, để
Nghị định 46 không vượt quyền.
Rừng luật là chuyện
có thật!
Ngày 16-11-2015, bộ trưởng Công an ban hành
Thông tư 61/2015 quy định về mẫu thẻ căn cước
công dân. Sau đó, ngày 10-10-2018, bộ trưởng
Công an lại ban hành Thông tư 33/2018 sửa đổi
một số điều của Thông tư 61/2015. Bốn tháng
sau, bộ trưởng Công an mới có văn bản hợp nhất
hai thông tư này. Theo đó, các cơ quan liên quan,
cán bộ, công chức và người dân chỉ cần đọc văn
bản hợp nhất là nắm rõ và thực hiện quy định về
mẫu thẻ căn cước công dân. Đây là ví dụ điển
hình về hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật
(VBQPPL).
Là một nước đang phát triển, các quan hệ xã
hội Việt Nam thay đổi hằng ngày nên nó cần phải
được điều chỉnh kịp thời. Vì vậy, ban hành mới,
sửa đổi, bổ sung thường xuyên các VBQPPL là
một việc làm có thể chấp nhận được. Tuy nhiên,
các VBQPPL này cần được cập nhật hóa một
cách có hệ thống, toàn diện để người dân không
phải bất an về hiệu lực của các QPPL mà mình
đang viện dẫn để xử lý một vấn đề nào đó.
Theo Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 thì
khi xây dựng và ban hành VBQPPL, nhà làm luật
cần chú trọng đến tính công khai và tính minh
bạch của QPPL. Tính công khai nhằm bảo đảm
cho mọi người đều có thể tiếp cận QPPL. Còn
tính minh bạch để mọi người hiểu và thực hiện
các quy định pháp luật một cách thống nhất. Bảo
đảm tính công khai và tính minh bạch của các
VBQPPL đòi hỏi các văn bản sửa đổi, bổ sung
nhau phải được hợp nhất.
Hiện nay vấn đề này được điều chỉnh bởi Pháp
lệnh hợp nhất VBQPPL năm 2012. Theo đó, đối
với trường hợp VBQPPL được sửa đổi, bổ sung
nhiều lần thì cơ quan nhà nước có trách nhiệm
hợp nhất các văn bản này nhằm bảo đảm khả
năng tiếp cận dễ dàng nhất cho công dân.
Tuy nhiên, yêu cầu này chưa được tuân thủ một
cách nghiêm chỉnh. Đơn cử, Luật Xử lý vi phạm
hành chính năm 2012 đã được sửa đổi, bổ sung
hai lần vào các năm 2014 và 2017 nhưng nếu
không nói ra, ít người biết được. Lý do là cho đến
nay vẫn chưa có văn bản hợp nhất các văn bản
sửa đổi, bổ sung với văn bản trước đó.
Một ví dụ khác là các quy định về tuyển dụng,
sử dụng và quản lý công chức liên tục được thay
đổi, sửa đổi, bổ sung nhưng văn bản hợp nhất thì
vẫn “bặt vô âm tín”. Chính vì không được hợp
nhất nên dẫn đến tình trạng là người đọc cũng
không biết là các văn bản mình đang sử dụng có
còn hiệu lực hay không. Thậm chí ngay đối với
những người nghiên cứu và các chuyên gia luật
thì việc xác định có bao nhiêu văn bản đã ra đời
để thay thế, sửa đổi, bổ sung cho nhau không phải
lúc nào cũng có sự thống nhất. Điều này càng
trở nên phức tạp hơn đối với những người không
chuyên về luật.
Theo Pháp lệnh hợp nhất VBQPPL năm 2012
thì “chậm nhất là năm ngày làm việc, kể từ ngày
ký ban hành văn bản, bộ trưởng, thủ trưởng cơ
quan ngang bộ, tổ chức thực hiện việc hợp nhất
và ký xác thực văn bản hợp nhất đối với văn bản
do mình ban hành”.
Nếu như an toàn là nhu cầu cơ bản của con
người thì an toàn pháp lý là một yêu cầu thiết
yếu, vì nó là nguyên tắc hướng đến mục đích bảo
vệ người dân chống lại sự thiếu chặt chẽ hay sự
phức tạp của các QPPL.
Câu châm ngôn Latin “càng nhiều luật thì nhà
nước càng dở” có lẽ không còn phù hợp với thế
giới hiện nay, bởi các quan hệ xã hội ngày càng
đa dạng, đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng các
QPPL. Do đó, có nhiều luật thì chưa chắc đã dở.
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng có nhiều
luật thay thế, sửa đổi, bổ sung nhau nhưng không
được hợp nhất để tạo ra an toàn pháp lý cho
người dân thì cái dở đó khó mà biện minh.
TS
CAO VŨ MINH
,
ĐH Luật TP.HCM
Phạt không thắt dây
an toàn: CSGT giải thích
MINHCHUNG
T
rên số báo hôm qua (2-4),
Pháp Luật
TP.HCM
có bài
“Phạt không thắt
dây an toàn: Phải sửa luật”
phản
ánh quy định xử phạt này (theo Nghị
định 46/2016) có độ vênh với Luật Giao
thông đường bộ (GTĐB) 2008.
Ngay sau khi báo đăng, trả lời câu hỏi
trước đó của PV
Pháp Luật TP.HCM
,
Phòng CSGT đường bộ - đường sắt
Công an TP.HCM cho biết: Tại khoản
2 Điều 9 Luật GTĐT 2008 quy định ô
tô có trang bị dây an toàn thì người lái
xe và người ngồi hàng ghế phía trước
trong ô tô phải thắt dây an toàn.
Đến năm 2014, Việt Nam có tham gia
Công ước quốc tế 1968 (Công ước Viên)
về GTĐB. Tại khoản 5 Điều 7 của công
ước quốc tế này quy định: Người điều
khiển và hành khách trên phương tiện
cơ giới có ghế ngồi trang bị dây an toàn
thì bắt buộc phải thắt dây an toàn, trừ
trường hợp ngoại lệ theo pháp luật nội địa.
Như vậy, quy định về việc thắt dây
an toàn khi ngồi trên ô tô trong Luật
GTĐB 2008 và Công ước quốc tế 1968
về GTĐB là có sự khác nhau.
Tuy nhiên, vào ngày 9-4-2016, Quốc
hội nước ta ban hành Luật Điều ước
quốc tế (Luật số 108/2016/QH13) có
hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016.
Tại khoản 1 Điều 6 của Luật Điều
ước quốc tế quy định trường hợp văn
bản quy phạm pháp luật và điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên có quy
định khác nhau về cùng một vấn đề thì
áp dụng quy định của điều ước quốc tế
đó, trừ hiến pháp.
Do đó, với quy định tại Luật Điều ước
quốc tế thì quy định về việc thắt dây an
toàn khi ngồi trên ô tô sẽ áp dụng theo
Công ước quốc tế 1968 về GTĐB.
Tại điểm k khoản 1 Điều 5 Nghị định
46 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1-8-2016)
quy định phạt người điều khiển, người
được chở trên ô tô và các loại xe tương
tự ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí
có trang bị dây an toàn). Với quy định
của Nghị định 46/2016 thì người điều
khiển, người ngồi trên ô tô (bao gồm
cả người ngồi ở hàng ghế phía trước và
người ngồi ở hàng ghế phía sau) nếu tại
vị trí ghế ngồi có trang bị dây an toàn
mà không thắt dây an toàn khi xe đang
chạy thì sẽ bị xử phạt.
Nói tóm lại, quy định xử phạt người
điều khiển, người được chở trên ô tô
và các loại xe tương tự ô tô không thắt
dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây
an toàn) khi xe đang chạy là hoàn toàn
phù hợp với quy định của Công ước
quốc tế 1968 về GTĐB.
Giải thích thêm về sự cần thiết phải
(xử phạt để người lái xe, hành khách phải
tuân thủ việc) thắt dây an toàn trên xe,
Phòng CSGT đường sắt - đường bộ Công
an TP.HCM cho biết: Theo các nghiên
cứu khoa học thì việc thắt dây an toàn
sẽ góp phần giảm thiểu những thương
tích cho người điều khiển, người ngồi
trên ô tô khi tai nạn giao thông xảy ra.
Chính vì vậy, trong thời gian qua
Phòng CSGT đường bộ - đường sắt đã
tăng cường các hoạt động tuyên truyền,
vận động người dân tự giác chấp hành
quy định về việc thắt dây an toàn khi
tham gia giao thông bằng ô tô. Ngoài
ra, phòng cũng yêu cầu các đơn vị trực
thuộc tăng cường tuần tra, kiểm soát,
xử lý nghiêm đối với những trường hợp
vi phạm quy định này.•
Đội CSGT An Sương (Phòng PC08) xử phạt người lái xe không thắt dây an toàn
trên đường Trường Chinh, quận 12, TP.HCM. Ảnh: LÊ THOA
Công ước quốc tế mà Việt Nam thamgia đã bắt buộc tất cả người ngồi
trên ô tô tại các vị trí có dây an toàn đều phải thắt dây.
“Lực lượng CSGT xử phạt
hành vi không thắt dây an
toàn tại vị trí được trang bị
là không sai.”
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook