074-2019 - page 4

4
Thời sự -
ThứSáu5-4-2019
ĐỨCMINH
C
hiều4-4, hội nghị đại biểu
Quốc hội (ĐBQH) hoạt
động chuyên trách cho ý
kiến về dự án Luật Thi hành
án hình sự (sửa đổi). Các ĐB
có nhiều tranh luận liên quan
đến quy định về tổ chức cho
phạm nhân lao động.
“Làm gì có chuyện
phạm nhân thỏa
thuận với giám thị”
Theo Chủ nhiệm Ủy ban
Tư pháp Lê Thị Nga, khi thảo
luận, nhiều ý kiến tán thành
việc dự thảo luật bổ sung
quy định cho phép trại giam
phối hợp với doanh nghiệp,
tổ chức và cá nhân để tổ chức
cho phạm nhân lao động và
có thể tổ chức khu sản xuất,
điểm lao động ngoài trại giam.
Ý kiến này cũng đề xuất cần
quy định chặt chẽ các điều
kiện để đưa phạm nhân ra lao
động ngoài trại giam.
Trong khi đó, ý kiến khác
lại cho rằng việc tổ chức khu
sản xuất, điểm lao động ngoài
trại giam sẽ phát sinh nhiều
vấn đề phức tạp, không bảo
đảm tính nghiêm minh của
bản án…
Thảo luận về nội dung này,
Ủy viên Ủy ban Quốc phòng-
An ninh NguyễnThanh Hồng
(ĐBQH tỉnhBìnhDương) cho
rằng quyền và nghĩa vụ lao
độngcủaphạmnhânđượchiến
pháp quy định. Trách nhiệm
của Nhà nước là phải tổ chức
và bảo đảm cho phạm nhân
được thực hiện quyền này.
này, ông đề nghị nên bỏ điều
khoản trong dự thảo cho phép
trại giam được phối hợp với
doanh nghiệp tổ chức cho
phạm nhân lao động và có thể
tổ chức khu sản xuất, điểm
lao động ngoài trại giam.
“Đây là mô hình có thể dẫn
đến nhiều rủi ro. Chúng ta
chưa lường được hết tất cả
phức tạp. Chúng ta nói là cần
được sự thỏa thuận, đồng ý
của phạmnhân?... Tôi là giám
thị, tôi yêu cầu phạm nhân đi
làm, tôi bảo ông ký vào đây,
ông đồng ý đi chứ làm gì có
chuyện phạmnhân thỏa thuận
với giám thị” - ĐB Bến Tre
phân tích. “Chúng ta chỉ nên
tổ chức cải tạo cho phạmnhân
trong phạm vi của trại giam
và trại tạm giam, tận dụng tất
Tuy nhiên, có ý kiến đề
nghị cân nhắc việc mở rộng
các quyền của phạm nhân vì
đây là đối tượng phải chấp
hành hình phạt, bị hạn chế
quyền tự do nên không thể
có các quyền như công dân
bình thường.
Ủy ban Thường vụ QH
cho rằng phạm nhân là người
bị kết án phạt tù, bị cách ly
khỏi xã hội trong một thời
gian nhất định theo bản án.
Họ có nghĩa vụ lao động,
học tập, cải tạo để trở thành
công dân có ích cho xã hội.
Vì vậy, họ không thể được
hưởng tất cả quyền con
người, quyền công dân như
những công dân khác đang
ở ngoài xã hội.
“Việc xác định các quyền
cụ thể của phạm nhân vừa
phải bảo đảm tính nhân đạo
nhưng cũng vừa phải bảo
đảm tính nghiêm khắc của
hình phạt tù, đồng thời khả
thi, phù hợp với điều kiện
kinh tế-xã hội, khả năng đáp
ứng của Nhà nước” - bà Nga
nêu quan điểm của Ủy ban
Thường vụ QH.
Do đó, Ủy ban Thường vụ
QH cho rằng ngoài những
quyền cơ bản đã được quy
định và bảo đảm thực hiện
như quyền được bảo đam
an toàn tính mạng, sức khỏe,
bảo đảm chế độ ăn, mặc, ở,
gặp; quyền lao động, học tập,
học nghề..., việc bổ sung các
quyền khác đối với phạmnhân
(như quyền kết hôn, quyền
sinh con, quyền được gửi,
lưu giữ trứng, tinh trùng…)
phải có bước đi phù hợp…
Tiếp thu ý kiến ĐBQH,
Ủy ban Thường vụ QH đã
chỉ đạo các cơ quan rà soát,
quy định cụ thể các quyền
của phạm nhân trong dự thảo
luật, đồng thời bổ sung quy
định: “Phạm nhân có quyền
và nghĩa vụ khác theo quy
định tại luật này”.•
Đại biểuNguyễn ThanhHồng (BìnhDương) bảo vệ quan điểmcho phạmnhân đi lao động
ngoài trại giam. Ảnh: TN
Tranh luận việc phạm nhân
lao động ngoài trại giam
Thảo luận nội dung phạmnhân lao động ngoài trại giam, có đại biểu cho là phù hợp, yên tâm…,
trong khi đó có người bảo là bỏ hẳn quy định này trong dự thảo luật.
“Chúng tôi tiếp xúc với một
số phạm nhân, hầu hết trong
số họ đều mong muốn QH
thông qua chính sách này” -
ông Hồng nói và đề nghị Ủy
ban Tư pháp, Chính phủ có
đánh giá tác động, xem phạm
nhân nói gì về vấn đề này.
“Tôi cũng tiếp xúc với một
số cán bộ quản giáo, cán bộ
dẫn giải phạmnhân, họ khá lo
lắng bởi nếu dẫn phạm nhân
ra ngoài lao động, lỡ phạm
nhân trốn thì anh emphải chịu
trách nhiệm đầu tiên, sẽ bị
kỷ luật nghiêm khắc. Vì vậy
chúng ta phải yên tâm và tin
tưởng vào trách nhiệm của
anh em” - ôngHồng nói thêm.
Trong khi đó, Ủy viên
ThườngtrựcỦybanVềcácvấn
đề xã hội Lưu Bình Nhưỡng
(Bến Tre) lại cho rằng mục
đích số một của hình phạt là
để trừng trị, sau nữa là giáo
dục cải tạo, cải tạo thông qua
lao động.
“Dư luận người ta đang nói
đối với người gây án thì tích
cóp, cộng lại tất cả những cái
có lợi để giảm nhẹ, từ lúc bắt
giam đến thi hành án. Đối
với nạn nhân thì keo kiệt,
cộng vào với nỗi đau của
họ. Chúng ta nhân đạo với
ai?” - ông Nhưỡng nói và cho
rằng chúng ta phải có thái độ
rất rõ ràng đối với tội phạm.
“Thử nhìn ra xung quanh,
xã hội đang bị đe dọa rất trầm
trọng, từ trẻ em đến phụ nữ.
Trong thời gian ngắn vừa qua,
biết bao thứ đau đớn mà cả
xã hội phải chịu đựng” - vẫn
lời ĐB Nhưỡng. Từ lập luận
cả nguồn lực sẵn có. Nếu cần
thiết, Nhà nước và ngành công
an hỗ trợ làm sao để chúng
ta tạo được môi trường lao
động trong phạm vi để phạm
nhân biết họ đang chấp hành
án, đang là người đi tù” - ông
Nhưỡng kết luận.
Chưa thể bổ sung
quyền kết hôn, sinh
con… cho phạm nhân
Liên quan đến quy định về
quyền và nghĩa vụ của các
phạm nhân, Chủ nhiệm Ủy
ban Tư pháp Lê Thị Nga cho
biết một số ý kiến đề nghị rà
soát, bổ sung một số quyền
của phạmnhân như quyền kết
hôn, quyền hiến xác, quyền
hiến mô và bộ phận cơ thể
người…
Nhà nước và ngành
công an hỗ trợ làm
sao để chúng ta tạo
được môi trường lao
động trong phạm vi
để phạm nhân biết
họ đang chấp hành
án, đang là người
đi tù.
Nhóm thanh niên đi ô tô nổ súng,
đánh người tại quán nhậu
(PL)- Công an TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk ngày 4-4
xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ nổ súng. Bước đầu
một số người liên quan đã được mời làm việc.
Theo công an, vụ việc diễn ra vào 22 giờ ngày 3-4 tại
một quán nhậu trên đường Lý Thái Tổ, phường Tân An.
Một nhóm thanh niên (chưa rõ danh tính) đi trên ô tô đến
đỗ trước quán nhậu này, họ đi vào rồi bất ngờ nổ súng.
Hàng chục hành khách trong quán hoảng sợ tháo chạy.
Trong lúc hỗn loạn, một phụ nữ chạy ra ngoài đã bị nhóm
thanh niên giữ lại, đánh chảy máu. Thấy vậy, một người
đàn ông vào can ngăn cũng bị tấn công tương tự. Sau khi
gây ra vụ việc, nhóm thanh niên lên ô tô tẩu thoát.
Chủ quán nhậu cho biết trong sáng 4-4, công an đã đến
làm việc, trích xuất dữ liệu từ camera an ninh của quán để
phục vụ công tác điều tra. “Vụ nổ súng không liên quan
đến việc làm ăn hay cạnh tranh không lành mạnh. Nguyên
nhân có thể do hai nhóm thanh niên đã có mâu thuẫn
trước đó” - người này cho hay.
ĐẠI DŨNG
Đang trộm thì gặp công an
(PL)- Công an thị xã Tân Uyên, Bình Dương đang tạm
giữ Nguyễn Cao Kỳ (28 tuổi, quê An Giang), Nguyễn
Minh Lý (19 tuổi, quê Đồng Tháp) để điều tra hành vi
trộm cắp tài sản.
Theo thông tin ban đầu, rạng sáng 2-4, Công an xã Tân
Vĩnh Hiệp (thị xã Tân Uyên) phối hợp với Câu lạc bộ
Phòng, chống tội phạm đang tuần tra trên địa bàn xã thì
phát hiện Kỳ, Lý có dấu hiệu khả nghi nên theo dõi.
Khi đến một khu nhà trọ, hai thanh niên này cạy cửa,
đột nhập, dùng thanh đoản hình chữ T để bẻ khóa, trộm xe
máy. Ngay lập tức, tổ tuần tra ập vào bắt giữ họ. Tại trụ sở
công an, Kỳ và Lý khai thiếu tiền sử dụng ma túy nên rủ
nhau đi trộm cắp tài sản.
LÊ ÁNH
Bắt 2 nghi can mua bán gần 20.000 viên
ma túy tổng hợp
Ngày 4-4, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức khen
thưởng cho tập thể, cá nhân tham gia triệt phá đường
dây mua bán trái phép gần 20.000 viên ma túy tổng hợp
và một số tang vật có liên quan. Đây là chuyên án có số
lượng ma túy bị thu giữ lớn nhất từ trước đến nay trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Trước đó, chiều 2-4, tại thị trấn Tam Đảo (huyện Tam
Đảo, Vĩnh Phúc), Công an tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì, phối
hợp với Công an huyện Tam Đảo bắt giữ Tô Anh Đức
(ngụ Điện Biên) và Ngô Hồng Quân (quê Nghệ An) đang
mua bán 19.857 viên ma túy tổng hợp.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã tạm giữ hình
sự các nghi can và tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.
PV
Quán nhậu, nơi xảy ra vụ nổ súng. Ảnh: Đ.DŨNG
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook