074-2019 - page 9

9
Họ đã nói
Khó khăn nhất là nguồn vốn nên
phương thức đầu tư, phối hợp đầu
tư là rất quan trọng. Như đường sắt
TP.HCM - CầnThơ vừa làmBOT vừa BT,
cầnquỹđất của cácđịaphươngđể thực
hiện dự án. Nên tôi rất trông chờ báo
cáo của Bộ GTVT để Thủ tướng nghe
và hiểu cần ưu tiên làm cái gì…
Ông
TRẦNVĨNH TUYẾN
,
Phó Chủ tịch
UBND TP.HCM
Vấn đề quan trọng hiện nay là gần
như không thể sử dụng nguồn lực
đầu tư công để đầu tư. Nếu thực hiện
xã hội hóa như Quảng Ninh thì nhiệm
vụ chính của địa phương là bỏ ngân
sách của tỉnh giải phóng mặt bằng, đi
trướcmột bước để bàn giaomặt bằng
sạch cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, cần
phải tập trung vào giao thông thủy là
lợi thế của miền Tây và chi phí đầu tư
thấp hơn đường bộ.
Ông
PHẠM HỮU SƠN
,
Chủ tịch Công ty
Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI)
“Phía Bắc một đồng, phía Nam 1,5 đồng!”
Sau khi lắngnghe ý kiến của các địa phương,Thứ trưởngBộGTVTNguyễn
Ngọc Đông cho rằng có ý kiến nêu vấn đề hiện nay việc đầu tư hạ tầng giao
thông khu vực phía Nam chưa tương xứng, không bằng khu vực phía Bắc.
Tuy nhiên, thực tế khu vực phía Nam được đầu tư lớn, chiếm một tỉ trọng
rất cao so với nhiều khu vực khác. Hiện phía Bắc đầu tư một đồng nhưng
phía Nam phải đầu tư 1,5 đồng bởi yếu tố địa lý. “Nói ra con số thì mọi
người tranh luận nhưng tôi khẳng định đầu tư phía Nam luôn cao hơn các
khu vực khác, đặc biệt là Trung bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc…”- ông Đông nói.
Ngoài ra, thứ trưởng Bộ GTVT đề nghị với các địa phương cần xác định
các dự án ưu tiên đầu tư, kiến nghị công tác quy hoạch, các cơ chế, chính
sách như huy động vốn cho dự án, hình thức đầu tư… Đồng thời cần cập
nhật các số liệu từng dự án để có sức thuyết phục khi báo cáo Thủ tướng.
dài 26,164 km chưa thu xếp được
nguồn vốn nên dự án chưa triển khai
đầu tư. Đoạn Lộ Tẻ - Rạch Sỏi hiện
triển khai khoảng 48% khối lượng,
dự kiến hoàn thành năm 2020.
Về các tuyến vành đai, Bộ GTVT
cho biết đang tích cực triển khai. Cụ
thể, đường Vành đai 2 mới khép kín
được 51/64 km, dự kiến hoàn thành
vào năm 2023. Đường Vành đai 3 đã
đưa vào khai thác 16 km, các đoạn
tuyến còn lại chưa đầu tư. Vành đai
4, hiện Bộ GTVT và TP.HCM đang
tích cực và kêu gọi nhà đầu tư.
Đối với đường thủy nội địa, nút
thắt lớn nhất là kết nối giữa TP.HCM
và kênh Chợ Gạo. Tuyến này mặc
dù được nâng cấp mở rộng nhưng
tình trạng quá tải, ùn tắc vẫn thường
xuyên diễn ra. Cảng Cần Thơ vẫn
chưa phát huy được đầu mối đảm
nhận thị phần vận tải hàng hóa xuất
nhập khẩu. Toàn vùng vẫn thiếu một
cảng nước sâu có thể tiếp nhận các
tàu cỡ lớn.
Bổ sung hàng loạt
tuyến đường mới
Để khắc phục những hạn chế về hạ
tầng giao thông ĐBSCL, Bộ GTVT
cho biết đang triển khai xây dựng hai
đề án. Cụ thể, đề án kết nối mạng
giao thông khu vực Đông Nam bộ
và đề án kết nối mạng giao thông
các tỉnh ĐBSCL.
Theođó,bổsung
tuyến quốc lộ 14C
với chiều dài 238
km kết nối từ thị
xãĐồngXoài(tỉnh
Bình Phước) đến
Tây Ninh, Long
An. Điều chỉnh
quy hoạch nối
thẳng hướng tuyến đường Hồ Chí
Minh (đường N2) từ nút giao với ĐT
821 đến cách quốc lộ 62 khoảng 6
km trên địa bàn tỉnh Long An.
VIẾT LONG
TP.HCM giữ vai trò quan trọng
trong việc kết nối, giao thương
với các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL). Đặc biệt, 70%
lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu của
vùng đều thông qua cảng biển khu
vực ĐBSCL. Bởi vậy cần bố trí
nguồn vốn đầy đủ và kịp thời để xây
dựng hạ tầng giao thông nhằm kết
nối khu vực”. Đó là ý kiến của các
địa phương tại buổi làm việc giữa
Bộ GTVT với lãnh đạo TP.HCM
và các tỉnh Tây Nam bộ về kết nối
giao thông TP.HCM và các tỉnh Tây
Nam bộ ngày 4-4.
Nhiều dự án cũ
chậm tiến độ
Theo dự thảo báo cáo của Bộ
GTVT, hệ thống đường bộ liên kết
giữa TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL
chủ yếu thông qua một tuyến cao
tốc (TP.HCM - Trung Lương - Mỹ
Thuận - Cần Thơ, dài 132 km), năm
tuyến quốc lộ (quốc lộ 1, duyên hải
ven biển phía Đông bao gồm quốc
lộ 50 và 60, quốc lộ N1, quốc lộ N2
và đường ven biển TP.HCM - Kiên
Giang) và ba tuyến vành đai của
TP.HCM (Vành đai 2, 3 và 4 với
tổng chiều dài 351 km, có quy mô
6-10 làn xe).
Đối với cao tốc, Bộ GTVT cho
biết chỉ mới khai thác đoạn TP.HCM
- Trung Lương (40 km); riêng đoạn
Trung Lương - Mỹ Thuận đang tháo
gỡ khó khăn, phấn đấu thông xe cuối
năm 2020. Đoạn Mỹ Thuận - Cần
Thơ đang lựa chọn nhà đầu tư và dự
kiến thông xe năm 2022.
Đối với các tuyến quốc lộ, Bộ
GTVT cho biết hiện đã nâng cấp,
mở rộng. Tuy nhiên, quốc lộ N2
chưa thông xe toàn tuyến. Cụ thể,
đoạn Mỹ An - Cao Lãnh với chiều
Hiện TP.HCMđi ĐBSCL chỉ cómột tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ nhưng thi công khá ỳ ạch.
Ảnh: LƯUĐỨC
Sốt ruột kết nối giao thông
TP.HCM với miền Tây
Hầu hết các dự án giao thông kết nối TP.HCM- ĐBSCL đang còn dang dở, một số gặp khó khăn về vốn đầu tư…
Bổ sung kết nối từ tuyến N1 vào
đườngVành đai 4 TP.HCM. Bổ sung
kết nối TP.HCM theo trục Nguyễn
Hữu Thọ, Nguyễn Văn Tạo nối với
đường Long Hậu
quasôngVàmCỏđi
về phía quốc lộ 50.
Hệ thống trục
ngang, bổ sung cao
tốc Trung Lương -
BếnTre, HồngNgự
(cửa khẩu Dinh
Bà) - Trà Vinh.
Về đường sắt,
ngoài tuyến TP.HCM - Cần Thơ, bổ
sung quy hoạch đường sắt đô thị 3A
(Bến Thành - Tân Kiên) kết nối với
TP Tân An (Long An).•
“Nói ra con số thì mọi
người tranh luận nhưng
tôi khẳng định đầu tư
phía Nam luôn cao hơn
các khu vực khác, đặc
biệt là Trung bộ, Tây
Nguyên, Tây Bắc…”
Phát hiện chênh lệch hơn 30 triệu/ngày
tại BOT Bến Thủy
(PL)- Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa công bố kết quả
kiểm tra, giám sát công tác thu phí tại trạm BOT Bến Thủy
1 và Bến Thủy 2 (trên quốc lộ 1 qua Nghệ An, Hà Tĩnh).
Qua giám sát, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phát hiện
chênh lệch tiền thu phí hơn 30 triệu đồng/ngày.
Cụ thể, kết quả giám sát trong 10 ngày cho thấy bình quân
số tiền thu được là 853,9 triệu đồng/ngày. So với bình quân
một ngày của sáu tháng liền kề tháng giám sát (từ ngày 1-6
đến 30-11-2018) với số tiền thu được là 821,5 triệu đồng/
ngày, số tiền chênh lệch là 32,4 triệu đồng/ngày (tương đương
khoảng 3,94%). “Tuy nhiên, so với bình quân một ngày của
10 ngày cùng kỳ năm trước với số tiền thu được là 856,1 triệu
đồng/ngày thì con số chênh lệch là âm 2,2 triệu đồng/ngày
(-0,259%)” - kết quả giám sát của Tổng cục Đường bộ nêu rõ.
Bên cạnh đó, tổng cục cũng chỉ rõ những tồn tại trong công
tác tổ chức thu của chi nhánh BOT tuyến tránh TPVinh như
chưa thực hiện công bố thông tin tại trạm thu phí; ảnh chụp
lượt xe qua làn ở trạm thu phí Bến Thủy 2 trong thời gian kiểm
tra có một số xe ảnh chụp bị khuất biển số; thực hiện sao lưu
dữ liệu chưa đáp ứng được theo quy định. Tổng cục Đường bộ
Việt Nam đã yêu cầu các đơn vị khắc phục những tồn tại trên.
Dự án tuyến tránh TP Vinh, Nghệ An và dự án nâng cấp
mở rộng quốc lộ 1 đoạn Nam cầu Bến Thủy - tuyến tránh
TP Hà Tĩnh do Tập đoàn Cienco 4 đầu tư theo hình thức
BOT. Đường tránh Vinh có chiều dài 25,8 km trên quốc lộ
1 và được Bộ GTVT chấp thuận sử dụng trạm thu phí Bến
Thủy cũ (nay là trạm Bến Thủy 1) để thu phí hoàn vốn. Khi
dự án xây dựng cầu Bến Thủy 2 hoàn thành và kết nối vào
tuyến tránh Vinh, Bộ Tài chính và Bộ GTVT thống nhất cho
phép xây trạm thu phí phụ trên đường đầu cầu Bến Thủy 2
để cùng trạm Bến Thủy 1 hoàn vốn cho dự án đầu tư công
trình tuyến tránh Vinh.
P.PHONG
TP.HCM: Tăng giá vé, mở rộng
thẻ điện tử xe buýt
(PL)- Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT
TP.HCM) cho biết trung tâm đã đề xuất tăng giá vé xe buýt
phổ thông thêm 1.000 đồng/lượt kể từ ngày 1-5 tới. Theo ông
Trần Chí Trung, Giám đốc trung tâm, việc điều chỉnh tăng giá
vé xe buýt lần này là cần thiết và mức tăng cũng phù hợp với
tình hình thu nhập bình quân của người dân tại TP.HCM. Theo
đó, có 51 tuyến xe buýt có trợ giá sẽ được điều chỉnh mức vé.
Cụ thể, sau khi tăng thì giá vé thay đổi như sau: Đối với
tuyến có cự ly từ 15 km đến dưới 25 km, giá vé là 6.000
đồng/lượt hành khách; tuyến có cự ly từ 25 km trở lên,
giá vé 7.000 đồng/lượt; riêng tuyến có cự ly từ 15 km trở
xuống, giá vé giữ nguyên 5.000 đồng/lượt. Đối với học
sinh, sinh viên, giá vé đồng hạng là 3.000 đồng/lượt.
Cũng theo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng,
trong tháng 4 và tháng 5 sẽ triển khai thêm tám tuyến buýt
thí điểm sử dụng thẻ điện tử xe buýt và tuyên truyền để
người dân quen dần, tiến tới loại bỏ phương thức trả tiền
mặt. Trước đó, trong tháng 3, TP đã thí điểm thẻ điện tử
xe buýt trên tuyến buýt số 86 (Bến Thành - ĐH Tôn Đức
Thắng) với 12 xe và đã có 500 hành khách đăng ký thẻ.
Theo trung tâm, trong giai đoạn đầu sẽ tổ chức chín tuyến
xe buýt mã số: 86, 50, 52, 55, 30, 93, 59, 68, 69 với 141
phương tiện. Giai đoạn 2, từ tháng 7 sẽ mở thêm các tuyến
xe buýt mã số: 10, 18, 28, 45, 54, 91, 150 với khoảng 139
phương tiện. Sau thời gian thí điểm, trung tâm sẽ đánh giá
hiệu quả và triển khai mở rộng trên toàn hệ thống xe buýt.
“Với hình thức quản lý, in, phát hành thủ công như hiện
nay, khi đã thay đổi sang thẻ điện tử sẽ tiết kiệm được
vài chục tỉ đồng mỗi năm, đồng thời thuận tiện cho hành
khách” - ông Trung nói.
THÁI NGUYÊN
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook