074-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu5-4-2019
Dân Hiệp Thành:
Vừa bịt mũi vừa ăn cơm
Hàng trămhộ dân sống gần bãi rác HiệpThành (quận 12, TP.HCM) đang
từng ngày trông chờ cơ quan chức năng di dời bãi rác.
NGUYỄNCHÂU
Đ
i ngangconđườngDương
Thị Mười, phường Hiệp
Thành, quận 12, nơi
có trạm trung chuyển (TTC)
rác Hiệp Thành (người dân
gọi là bãi rác Hiệp Thành),
nhiều người phải nhăn mặt,
che mũi và đi thật nhanh vì
mùi hôi thối bốc ra từ bãi rác
này. Vậy mà người dân khu
vực phải chịu đựng cảnh này
đã gần 20 năm nay.
Đi không được,
ở không xong
Người dân khu vực cho biết
gần 20 năm qua, rác tập kết
ở bãi rác Hiệp Thành ngày
càng nhiều, chất từng đống
lớn, bốc mùi hôi thối, làm ô
nhiễm môi trường trầm trọng,
gây khó khăn cho sinh hoạt
người dân.
Quan sát thực tế, độ khoảng
15 giờ, PV chứng kiến hàng
chục xe chở rác ra vào tại TTC
rác Hiệp Thành. Theo đó, đủ
các loại rác như bao, bọc, bình,
rác sinh hoạt… được đổ ngổn
ngang tại bãi. Tiếp đó là không
ít ruồi, nhặng, côn trùng bay lên
đen kịt cả một khoảng không.
Người dân cũng chobiết trước
đây có nhiều hộ dân không chịu
nổi mùi này đã phải chuyển đi
nơi khác để thuê nhà ở.
Chị PTKH, người dân khu
vực, chia sẻ gia đình chị sống
ở đây hơn 30 năm thì hơn
nửa thời gian phải chịu mùi
hôi của rác. Ngoài mùi hôi
thì nguồn nước cũng bị ảnh
hưởng nghiêm trọng. Tuy có
nước máy nhưng chỉ chảy cầm
chừng, vì vậy gia đình chị
chủ yếu sử dụng nước giếng.
Nhưng do ở cạnh bãi rác nên
nước giếng có mùi rất tanh và
thỉnh thoảng có cặn dơ.
Anh TĐL, người dân khu
vực, cũng than thở: “Vì gia
đình chúng tôi không có điều
kiệndời đi nơi
khác, chứ nếu
có điều kiện
thì chúng tôi
cũng không
dámởgần bãi
rác này. Khổ
nỗi mùi nặng
nhất rơi vào
khoảng chiều
tối, lại đúng giờ ăn tối nên
chúng tôi có khi vừa bịt mũi
vừa ăn cơm. Hiện tại cũng có
nhiều gia đình đi không được
mà ở thì không xong”.
Đồng quan điểm, chị Võ Thị
Hồng Phấn, người dân khu vực,
ngao ngán nói: “Mùi hôi từ
bãi rác khiến chúng tôi có lúc
nhức đầu, đổ bệnh. Chúng tôi
cũng đã nhiều lần nghe sẽ có
kế hoạch di dời bãi rác nhưng
đâu cũng vào đấy, đến giờ vẫn
không thấy động tĩnh gì. Chúng
tôi rất mong cơ quan chức năng
sớm di dời bãi rác ra khỏi khu
vực, trả lại môi trường sống
trong lành cho dân”.
Phải chờ
xong trạm
trung
chuyển
Hiệnnayngười
dân cũng như
công nhân gom
rác,thậmchílãnh
đạophườngHiệp
Thành vẫn chưa
biết được cụ thể chính xác thời
điểm nào sẽ di dời bãi rác này.
Một côngnhân thugomrác tại
trạm cho biết: “Tôi cũng được
nghe là sẽ di dời bãi tập kết rác
này đi nơi khác. Tuy nhiên, về
thời gian và địa điểm tôi cũng
chưa biết chính xác thế nào”.
Về vấn đề di dời TTC nói
trên, ông Trần Hồ Duy, Chủ
tịch UBND phường Hiệp
Thành, quận 12, cho hay:
“Theo thông tin phường nắm
thì đến nay quận chưa có kế
hoạch di dời bô rác Hiệp
Thành vì phụ thuộc vào tiến
độ xây dựng trạm ép rác kín
chưa được triển khai”.
Trao đổi về vấn đề này,
lãnh đạo quận 12 thông tin:
UBND quận sẽ xây dựng năm
TTC chất thải rắn sinh hoạt
tại các vị trí: phường Tân
Thới Nhất, phường Thạnh
Xuân, phường An Phú Đông,
phường Thới An, phường Tân
Chánh Hiệp.
Vị này thông tin thêm: Theo
dự kiến, TTC tại phườngThạnh
Xuân và phườngAn Phú Đông
sẽ đi vào vận hành từ đầu năm
2020 với tổng công suất phục
vụ của TTC mới là 350 tấn/
ngày. Sẽ giải quyết được lượng
lớn chất thải rắn phát sinh trên
địa bàn quận. Số lượng chất
thải rắn còn lại (khoảng 100
tấn/ngày) sẽ được tập kết và
vận chuyển tại TTC Tân Thới
Hiệp và Hiệp Thành.
“Hiện tại UBND quận đang
khẩn trương đẩy nhanh các thủ
tục để đầu tư, xây dựng tiếp ba
TTCThớiAn, Tân Chánh Hiệp
vàTânThới Nhất với tổng công
suất phục vụ khoảng 450 tấn/
ngày. Sau khi hoàn thành, các
TTCmới sẽ đảmbảo giải quyết
toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh trên địa bàn quận. Sau
đó thì hai TTC Tân Thới Hiệp
và Hiệp Thành sẽ ngưng hoạt
động” - vị này thông tin thêm.•
Hàng chục xe trung chuyển rác ra vào để đổ rác. Ảnh: N.CHÂU
Tập kết hơn 334 tấn rác mỗi ngày
TTC HiệpThành có diện tích khoảng 1.303m
2
, trong đó diện
tích chứa chất thải rắn sinh hoạt khoảng 368 m
2
. Khối lượng
chất thải này trung bình trong năm 2018 tập kết về TTC Hiệp
Thành khoảng 334,6 tấn/ngày.
Theo UBND quận 12, nhằm cải thiện tình trạng vệ sinh môi
trường, công ty dịch vụ công ích đã phối hợp với Ban quản lý
đầu tư xây dựng công trình quận 12 cải tạo mặt bằng của TTC
Hiệp Thành (nâng nền, rải đá, lu chèn).
UBND quận cũng đã tổ chức chốt chặn tại TTC Hiệp Thành
nhằm xử lý các vi phạm về vệ sinh môi trường cũng như đảm
bảo an ninh, trật tự khu vực.
Đến nay quận 12
chưa có kế hoạch
di dời bãi rác Hiệp
Thành vì còn phụ
thuộc vào tiến độ xây
dựng trạm ép rác kín
chưa được triển khai.
Phát hiện 23 trường hợp dùng
thẻ hướng dẫn viên giả
(PL)- Sở Du lịch TP.HCM vừa cho hay lượng
khách quốc tế đến TP trong ba tháng đầu năm 2019
ước khoảng 2,2 triệu lượt, đạt 27% kế hoạch năm
2019. Doanh thu du lịch ba tháng ước đạt 39.872
tỉ đồng.
Đối với hoạt động lữ hành, Sở tiếp nhận và thụ
lý 276 hồ sơ cấp đổi thẻ hướng dẫn viên, gồm
176 thẻ quốc tế và 100 thẻ nội địa. Qua thụ lý hồ
sơ, phát hiện 23 trường hợp sử dụng thẻ hướng
dẫn viên giả.
Bên cạnh đó, khi kiểm tra 14 trường hợp của
năm doanh nghiệp (DN) lữ hành, chín cơ sở lưu trú
du lịch, Thanh tra Sở lập biên bản vi phạm hành
chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
cả năm DN.
Hành vi vi phạm là không thông báo bằng văn
bản về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh
đại lý lữ hành cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đại lý
lữ hành bắt đầu hoạt động kinh doanh; không
có hợp đồng lữ hành bằng văn bản với khách du
lịch; không gắn biển hạng cơ sở lưu trú du lịch
sau khi được xếp hạng… Tổng số tiền xử phạt là
71 triệu đồng.
Sở này cũng cho hay vẫn còn một số hạn
chế là Luật Du lịch năm 2017 đã có hiệu lực
nhưng vẫn còn trong niên độ chuyển tiếp.
Nhiều quy định chưa được hướng dẫn cụ thể,
nghị định xử phạt vi phạm hành chính chưa
được ban hành, gây ảnh hưởng cho công tác
quản lý nhà nước.
Do đó, thời gian tới, Sở sẽ tăng cường kiểm
tra chuyên ngành, trong đó chú trọng kiểm tra
lữ hành nội địa, xây dựng kế hoạch kiểm tra
chuyên đề các DN lữ hành kinh doanh trên
mạng. Làm việc với địa phương về rà soát
các DN hoạt động du lịch chưa đăng ký giấy
phép; hướng dẫn Phòng Kinh tế quận, huyện
theo dõi việc chấp hành quyết định xử phạt
và khắc phục vi phạm của các DN kinh doanh
dịch vụ du lịch.
TÚ UYÊN
Đà Nẵng: Sẽ cải tạo nút giao
chân cầu Hòa Xuân
(PL)- Ngày 4-4, Sở GTVT TP Đà Nẵng có
văn bản gửi UBND TP đề xuất cải tạo, điều
chỉnh tổ chức giao thông cụm các nút giao chân
cầu Hòa Xuân (phường Hòa Cường Nam, quận
Hải Châu).
Cụ thể, đối với nút giao đường CMT8 - Lê
Thanh Nghị sẽ phá dỡ, thu hẹp một phần dải
phân cách giữa đường CMT8 theo hai hướng
vào nút để mở rộng mặt đường, tạo làn riêng
cho phương tiện rẽ trái; chiều dài cải tạo mỗi
hướng khoảng 60-80 m. Đồng thời kéo dài
dải phân cách đường CMT8 (hướng vào nút)
để giảm hành trình xe qua nút. Cải tạo, thu
hẹp vỉa hè để mở rộng mặt đường, bố trí đảo
dẫn hướng, tạo làn rẽ phải riêng từ bốn hướng
trong khu vực nút. Điều chỉnh chương trình
hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu từ hai pha
thành ba pha.
Sở cũng đề xuất sớm triển khai thảm bê
tông nhựa tuyến đường 10,5 m nối từ đường
Thăng Long đến CMT8. Tổ chức giao
thông một chiều đường Thăng Long, đoạn
từ đường 10,5 m đến cầu Hòa Xuân, theo
hướng từ cầu Hòa Xuân đi cầu Cẩm Lệ.
Cấm xe tải trên 2,5 tấn và xe khách trên 16
chỗ lưu thông trên cầu Hòa Xuân trong giờ
cao điểm.
Tổng kinh phí cho phương án này là 7,5 tỉ
đồng, từ nguồn vốn sự nghiệp giao thông năm
2019. Việc cải tạo này giúp các phương tiện
được rẽ phải liên tục từ bốn hướng; giảm áp
lực giao thông, hạn chế ùn tắc tại nút Thăng
Long - cầu Hòa Xuân - đường nối từ Thăng
Long đến CMT8.
TẤN VIỆT
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook