080-2019 - page 8

8
Ngànhhàngkhông:
Hạ tầngkhông theokịp
tốc độphát triển
Đó là nhận định của lãnh đạo Bộ KH&ĐT tại buổi
tọa đàm “Giải pháp thúc đẩy hàng không phát triển
bền vững”, do báo
Giao Thông
cùng các đơn vị phối
hợp tổ chức ngày 11-4. 
Tại buổi tọa đàm, ông Phạm Văn Hảo, Phó Cục
trưởng Cục Hàng không Việt Nam (VN), đánh giá
lịch sử hàng không VN còn non trẻ nhưng 10 năm
qua hàng không VN đã có bước tăng trưởng nóng
hai con số. Năm 2008, cả nước có 60 chiếc máy bay
thì năm 2018, số lượng máy bay tăng lên 193 chiếc.
Những năm gần đây ngành hàng không có sự tham
gia của tư nhân trong lĩnh vực vận chuyển hành
khách, hàng hóa, dịch vụ, hạ tầng khiến bức tranh
hàng không VN sống động. 
Theo thống kê, năm 2012, sản lượng khách quốc
tế thông qua các cảng hàng không đạt 37 triệu
khách. Tuy nhiên, theo dự báo đến năm 2019, lượng
khách qua 22 cảng hàng không cả nước vượt 112
triệu khách. 
Đồng thời, mạng bay của các hãng hàng không
trong nước đã mở rộng nhanh với sự tham gia của
bốn hãng: VietnamAirlines, VietJet Air, Jetstar Pacific
và Bamboo Airways. Hiện bốn hãng trong nước và 71
hãng nước ngoài đang khai thác 140 đường bay, kết
nối VN tới 28 quốc gia và vùng lãnh thổ. 
Ông Hảo cho rằng có được sự tăng trưởng mạnh
mẽ của ngành hàng không là do chính sách đổi mới
phát triển đất nước. Hiện dư địa phát triển của hàng
không nước ta còn khá lớn do dân số đông, thu nhập
cải thiện.
“Dù phát triển nóng nhưng cạnh tranh trong ngành
đòi hỏi đặt sự an toàn lên hàng đầu. Trong đó, vai trò
của nhà chức trách hàng không là quản lý sự an toàn
cho khách hàng; cạnh tranh lành mạnh trong cộng
đồng; hài hòa lợi ích doanh nghiệp, lợi ích địa phương
và chất lượng phục vụ hành khách” - ông Hảo nói. 
Theo ông Đỗ Đức Tú, đại diện Vụ Kết cấu hạ tầng
và đô thị (Bộ KH&ĐT), hàng không phát triển nóng
không chỉ cung cấp dịch vụ, phương tiện vận chuyển
mà còn kéo theo một số hệ lụy do tăng trưởng nhanh
nên hạ tầng không theo kịp tốc độ phát triển.
Ông Tú cho biết sân bay Tân Sơn Nhất được cảnh
báo quá tải từ ba năm trước về tình trạng kẹt cả trên
trời lẫn dưới đất, kẹt bên trong và ngoài sân bay nên
Chính phủ đã điều chỉnh quy hoạch để nâng công
suất lên 50 triệu khách. 
Nói thêm về tình trạng quá tải tại sân bay Tân Sơn
Nhất, ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT Tổng
Công ty Cảng hàng không VN, nhìn nhận việc mở
rộng nhà ga T3 đòi hỏi sự đồng bộ cả bên trong sân
bay kết nối giao thông ra bên ngoài mới giải quyết
được vấn đề quá tải. Trong đó bao gồm hệ thống
đường cất/hạ cánh, đường lăn, sân đỗ và trục kết nối
hệ thống giao thông ngoài sân bay. 
Ông Thanh phân tích: Cảng hàng không thuộc
kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia. Theo đó,
Nhà nước cần minh định cảng nào thuộc phạm
vi Nhà nước đầu tư, cảng nào kêu gọi xã hội
hóa. Vì thực tế, không phải cảng hàng không nào
cũng đem lại hiệu quả kinh tế. Nhưng nhiệm vụ
đảm bảo sự phát triển kinh tế-xã hội tại các địa
phương thì cần hài hòa lợi ích doanh nghiệp,
Nhà nước và cộng đồng. Trong đó, cần lưu tâm
đầu tư kết cấu hạ tầng đi liền với thương mại vì
hàng không có đặc thù riêng.
PHONG ĐIỀN
Đô thị -
ThứSáu12-4-2019
Trong 10 năm, hàng không Việt đã tăng trưởng nóng
hai con số. Ảnh: P.ĐIỀN
Đà Nẵng: Vẫn đang loay
hoay mở lối xuống biển
LÊPHI
T
rước bức xúc của người
dân về các dự án nghỉ
dưỡng, resort và khách
sạn bịt hết lối xuống biển,
theo đó Thành ủy, UBND và
HĐNDTPĐà Nẵng quyết định
gấp rút “mở toang” lối xuống
biển cho người dân. Dù chủ
trương đã có từ hai năm qua
nhưng đến nay người dân vẫn
mỏi mòn trông chờ lãnh đạo
TP hiện thực hóa lời hứa của
mình trước cử tri.
Điều chỉnh lại quyhoạch
Theo tìm hiểu, để hiện thực
hóa chủ trương nói trên, UBND
TP Đà Nẵng quyết định mở
năm lối xuống biển cho người
dân tại quận Ngũ Hành Sơn.
Ngoài ra, Đà Nẵng cũng
quyết tâm làm tuyến đường ven
biển phía Đông các khu du lịch
(đoạn từ bãi tắm Sao Biển đến
vị trí lối xuống biển giữa khách
sạn Furama và quần thể đô thị
du lịch Ariyana). Hồ sơ đang
trình lấy ý kiến các thành viên
ủy ban trước khi phê duyệt.
Đến nay, Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng các công trình
giao thông Đà Nẵng (chủ đầu
tư) đã hoàn thành lối xuống
biển rộng 3 m giữa khách sạn
Furama và quần thể đô thị du
lịch Ariyana có quy mô đầu
tư dài 330 m. Lối xuống biển
cuối đường Hồ Xuân Hương
cũng đã hoàn thành các hạng
mục. Hai lối xuống biển này
theo tính toán sẽ đưa vào sử
dụng ngay trong những ngày
tới. Tuy nhiên, lãnh đạo TPĐà
Nẵng cho rằng lối xuống biển
quá nhỏ, vì vậy cần phải điều
chỉnh lại để được rộng rãi hơn.
Ngày 2-4, Chủ tịch UBND
TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ
đã phê duyệt điều chỉnh quy
hoạch mở rộng lối xuống biển
từ 3 m lên 5 m giữa khách sạn
Furama và quần thể đô thị du
lịch Ariyana. Ngoài ra, điều
chỉnh tăng lên 10.397m
2
so với
2.028 m
2
theo quy hoạch ban
đầu nhằm mở rộng ranh giới
quy hoạch từ 4 m thành 20,5 m
tại lối xuống
biểnphíaNam
dự án Future
P r o p e r t y
Invest. Đồng
thời, bổ sung
mộtsốyêucầu
khác thay vì
thực hiện theo
quy hoạch trước đây.
Lãnh đạo Ban quản lý dự
án đầu tư xây dựng các công
trình giao thông Đà Nẵng cho
hay: “Việc mở lối xuống biển
được lãnh đạo TP hết sức quan
tâm nên chúng tôi đã làm xong
được hai lối. Nhưng TP lại điều
chỉnh quy hoạch mở rộng thêm
nên chúng tôi phải trình thủ tục
lại từ đầu nên rất mất thời gian.
Vì vậy nên có sự chậm trễ”.
Khó lấy đất từ
doanh nghiệp
Để thúc tiến độ, ông Đặng
Việt Dũng, PhóChủ tịchUBND
TP Đà Nẵng, cũng có văn bản
ấn định thời gian hoàn thành
việc mở lối xuống biển. Trong
đó, ôngDũng đề nghị tháo cổng
trụ tại lối xuống
biển đường Hồ
Xuân Hương.
Lối xuống biển
giữa khách sạn
Furama và quần
thể đô thị du lịch
Ariyanaphảihoàn
thành vào tháng
9-2019. Lối xuống biển phía
Nam dự án Future Property
Invest phải hoàn thànhvào tháng
12-2019. Lối xuống biển phía
Bắc thuộc dự án khu du lịch
biển The Song Đà Nẵng, nếu
doanh nghiệp (DN) tự mở lối
thì phải hoàn thành trước ngày
19-5-2019, cònTP làm thì hoàn
thành trước ngày 2-9-2019.
Nói về việc để người dân
phải chờ đợi lối xuống biển,
ông Nguyễn Nho Trung, Chủ
tịch HĐND TP Đà Nẵng, cho
rằng lấy lại lối xuống biển là
chủ trương lớn của TP. “Hiện
nay có hai lối thì yên tâm làm
xong, còn các lối khác đang nằm
trên đất trước đây TP giao cho
các DN. Bây giờ TPđiều chỉnh
quy hoạch lại, thu hồi thêm đất
để mở rộng thì phải trao đổi lại
với DN. Cái này cần có thời
gian chứ không phải nói lấy đất
là lấy được” - ông Trung nói.
Ông Trung cho hay muốn
thực hiện được phải làm đúng
về thủ tục đất đai, điều chỉnh
quy hoạch xây dựng và làmviệc
với DN, sau đó mới có thể thu
hồi đất. Theo ông Trung, khi
TP có chủ trương lấy đất mở
lối xuống biển cho dân thì một
số DN cũng đã kiện, gửi đơn
ra tới Bộ Xây dựng.
“Mình lấy diện tích nhỏ thì
không đủ cho người dân hoạt
động, vui chơi. Lấy diện tích
lớn thì đất đai đã giao cho DN
rồi nên phải bồi thường, thương
thảo với họ” - ông Trung nói.
Ông Trung cũng khẳng định
mở lối xuống biển là nguyện
vọng chính đáng của người dân
và TP quyết tâm làm. Nhưng
việc điều chỉnh lại quy hoạch
thì thủ tục gần như phải làm
lại tất cả, ông Trung cho rằng
làm không khéo lại sinh ra
kiện tụng.
“TP làmquyết liệt chứ không
phải nói ra rồi để đó. Cái này
cũng nêu rõ trong Thông báo
kết luận 331 của Ban Thường
vụ. Cố gắng trong năm 2019
này sẽ hoàn thành việc mở lối
xuống biển cho người dân” -
ông Trung nhấn mạnh. •
Doanh nghiệp chủ động mở lối
xuống biển
Năm l i xu ng biển do Đà Nẵng quy hoạch gồm: L i xu ng
biển giữa khách sạn Furama và quần thể đô th du l ch Ariyana,
l i xu ng biển cu i đườngHồ XuânHương, l i xu ng biển phía
Nam dự án Future Property Invest, l i xu ng biển phía Bắc
thuộc dự án khu du l ch biển The Song Đà Nẵng và l i xu ng
biển phía Nam dự án khu du l ch và gi i trí qu c tế đặc biệt
Silver Shores Hoàng Đạt.
Trong khi năm l i xu ng biển tại quận Ngũ Hành Sơn chưa
tìm được tiếng nói chung giữa DN và chính quy n thì tại biển
quận SơnTrà lại có khá nhi u l i xu ngbiểnphục vụ người dân.
Đặc biệt, một s DNđã chủ độngmở l i xu ng biển, tạo không
gian sinh hoạt công cộng. Thậm chí có DN còn tự nguyện mở
tới b n l i xu ng biển cho dân tại dự án của mình.
Khi TP có chủ
trương lấy đất mở lối
xuống biển cho dân
thì một số DN cũng
đã kiện, gửi đơn ra
tới Bộ Xây dựng.
Nguyên nhân chậm trễ vì TPĐà Nẵng khó lấy lại đất từ tay doanh nghiệp
và việc điều chỉnh quy hoạch buộc phải làm lại thủ tục.
Công nhân đang thi công lối xuống biển đườngHồ XuânHương. Ảnh: LÊ PHI
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook