080-2019 - page 9

9
triển. Những phương tiện thu gom
của lực lượng này đa số không
đảm bảo yêu cầu của Luật Giao
thông đường bộ và chưa phù hợp
với yêu cầu kỹ thuật của công tác
phân loại chất thải rắn sinh hoạt
tại nguồn. Hơn nữa, mức phí thu
gom rác còn thấp, chưa tạo động
lực để các công nhân thu gom rác
dân lập an tâm làm việc.
Để từng bước khắc phục những
hạn chế trên, ông Lê Trương Tuấn
Anh, Trưởng phòng Quản lý chất
thải rắn, Sở TN&MT TP.HCM,
cho biết định hướng sắp tới của
TP là toàn bộ dịch vụ thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt dân
lập phải được đấu thầu. Do đó cần
tổ chức, sắp xếp lực lượng thu gom
rác dân lập vào hợp tác xã hoặc
doanh nghiệp, thực hiện đồng thời
với việc chuyển đổi phương tiện
thu gom tại nguồn để phù hợp với
quy định hiện hành. Điều này giúp
cho lực lượng thu gom rác dân lập
đủ năng lực, điều kiện tham gia
vào công tác đấu thầu thu gom,
vận chuyển rác tại nguồn khi TP
triển khai đồng bộ trên địa bàn 24
quận/huyện.
Nên lập công ty quản lý
chung về môi trường
Theo ông Huỳnh Minh Nhựt,
Giám đốc Công ty TNHH MTV
Môi trường đô thị TP.HCM, hiện
tại muốn quản lý lực lượng thu gom
rác dân lập cần phải đẩy nhanh tiến
độ sáp nhập lực lượng này vào các
công ty dịch vụ công ích hoặc nâng
lên thành các công ty tư nhân. Bản
thân Công ty Môi trường đô thị
TP.HCM sẵn sàng tiếp nhận các
đường dây cũng như lực lượng rác
dân lập. Về lâu dài cần thiết phải
thành lập một công ty quản lý chung
về môi trường.
Ông Nhựt kiến nghị về lâu dài
cần thiết phải có sự hợp nhất hoạt
động công tác vệ sinh môi trường
giống như mô hình tổng công ty
CHÂUNGUYÊN
M
ới đây, SởTN&MTTP.HCM
đã tổ chức hội nghị trao đổi
về công tác thu gom chất thải
rắn sinh hoạt tại nguồn và chuyển
đổi phương tiện thu gom của lực
lượng rác dân lập. Hầu hết ý kiến đều
thống nhất phân loại rác tại nguồn,
chuyển đổi phương tiện thu gom
là một chủ trương đúng, tuy nhiên
trong quá trình thực hiện còn gặp
nhiều khó khăn, trong đó phương
thức thu gom rác dân lập chưa đáp
ứng yêu cầu kỹ thuật.
Quy mô hoạt động
còn nhỏ lẻ
Mỗi ngày TP.HCM phát sinh
khoảng 8.900 tấn rác thải sinh hoạt.
Hiện công tác thu gom tại nguồn
được thực hiện bởi hai hệ thống:
Hệ thống thu gom công lập với tổng
cộng khoảng 2.500 công nhân, thu
gom 40% rác từ hộ gia đình, chủ
nguồn thải, mặt tiền đường và khu
vực công cộng. Hệ thống thu gom
rác dân lập với tổng cộng khoảng
4.000 công nhân, thu gom 60% rác
từ hộ gia đình, chủ nguồn thải nhỏ
lẻ trong hẻm.
Như vậy, lực lượng thu gom rác
dân lập chiếm tỉ trọng thu gom
chất thải tại nguồn đến 60% nhưng
quy mô hoạt động lại nhỏ lẻ, phân
tán và chưa hợp tác để cùng phát
Phương tiện của lực lượng thu gomrác dân lập chưa phù hợp yêu cầu kỹ thuật phân loại rác tại nguồn. Ảnh: CN
Sắp xếp lại lực lượng thu gom rác
dân lập
Lực lượng thu gomrác dân lập thu gomđến 60% lượng rác của TP.HCMnhưng quymô hoạt động lại nhỏ lẻ, phân tán…
điện lực hoặc cấp thoát nước. Đây
là cơ sở để xây dựng và triển khai
áp dụng công nghệ hiện đại vào
hoạt động thu phí, kiểm soát chặt
chẽ chất lượng vệ sinh môi trường
chung cho toàn địa bàn TP. Cùng
với cách này sẽ buộc các đơn vị
công ích, lực lượng rác dân lập
phải thực hiện tốt hơn trách nhiệm
của mình.
“Trên thực tế, có trường hợp đơn
vị rác dân lập thu tiền rác trực tiếp từ
nhà dân nhưng đơn vị này lại không
thu gom rác đúng quy định, trường
hợp này người dân cũng không thể
khiếu nại được đơn vị thu gom” - ông
Nhựt nói thêm.•
Bănkhoănvới đề xuất tăngxửphạt giao thông
Tổng cục Đường bộ đang xemxét sửa đổi Nghị định 46/2016 theo hướng tăngmức xử phạt để tăng tính răn đe.
Về lâu dài cần thiết phải
có sự hợp nhất hoạt động
công tác vệ sinh môi
trường giống như mô
hình tổng công ty điện
lực hoặc cấp thoát nước.
Ngày 11-4, trao đổi với PV
Pháp Luật TP.HCM,
Hoàng Hồng Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra
(Tổng cục Đường bộ Việt Nam), cho rằng để giảm thiểu tai
nạn và nâng cao ý thức của người tham gia giao thông cần
phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, việc tăng
mức xử phạt các hành vi vi phạm giao thông cũng là một
trong các giải pháp được đưa ra.
Theo bà Hạnh, để xem xét tăng mức xử phạt hành vi vi
phạm nào, tổ biên tập cùng các bộ, ngành phải có quá trình
nghiên cứu kỹ. “Chúng tôi cũng xác định không thể xem
tăng mức phạt là cây gậy thần kỳ được mà cần xem xét một
cách tổng thể. Theo kinh nghiệm quốc tế, có nhiều hành vi
vi phạm họ phạt rất cao. Ví dụ như Trung Quốc, người lái
xe sử dụng rượu bia, khi phát hiện họ sẽ tạm giữ, tạm giam
luôn để ngăn chặn tài xế gây ra tai nạn cho người khác, chứ
không phải tai nạn rồi mới bị xử lý...
“Tuy nhiên, tất cả mới là đề xuất để xem xét, cái nào
phù hợp với Việt Nam và được đánh giá giúp giảm
thiểu tai nạn, nâng cao ý thức người dân sẽ lựa chọn để
đưa vào khi sửa đổi Nghị định 46/2016 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và
đường sắt” - bà Hạnh nói.
Trong khi đó, một chuyên gia giao thông cho rằng với
tình hình kinh tế-xã hội hiện nay, mức xử phạt giao thông
của Việt Nam là phù hợp. Tuy nhiên, cũng cần xem xét tăng
chế tài đối với một số hành vi sử dụng các chất kích thích.
Ví dụ như hành vi tài xế sử dụng ma túy, sử dụng rượu bia
vượt quy định thì phải tạm giữ phương tiện và tài xế luôn
để ngăn chặn tai nạn.
“Theo tôi, chúng ta không nên tăng mức xử phạt mà
cần có biện pháp nâng cao trách nhiệm của người thực
thi công vụ như lực lượng CSGT, thanh tra giao thông...,
tăng cường xử phạt giao thông qua camera. Nếu ta tìm
cách tăng mức phạt thì việc “cưa đôi” sẽ diễn ra nhiều
hơn và khó kiểm soát. Việc Tổng cục Đường bộ Việt
Nam đưa ra các giải pháp để ngăn chặn và nâng cao ý
thức của người tham gia giao thông là đáng hoan nghênh
nhưng cần phải xem xét ở nhiều khía cạnh…” - vị
chuyên gia này nói.
Trước đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức sơ kết
hai năm triển khai Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường
sắt. Tại đây, bà Hạnh cho rằng mức phạt tiền tối đa trong
lĩnh vực giao thông đường bộ là 40 triệu đồng đối với cá
nhân, thấp hơn so với đường sắt, đường thủy nội địa trong
khi mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm đường bộ
không kém hai lĩnh vực còn lại. Vì vậy, cần tăng mức phạt
tối đa với cá nhân khi vi phạm Luật Giao thông đường bộ
lên 80 triệu đồng.
Trong khi đó, ông Trần Hữu Minh, Phó Chánh Văn
phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, đề xuất đối
với những người vi phạm giao thông ngoài phạt tiền cần
có hình thức phạt lao động công ích, lưu số lần bị phạt để
phạt lũy tiến… Với các hành vi nguy hiểm cho xã hội như
sử dụng rượu bia, ma túy khi lái xe thì cần có chế tài mạnh
hơn. “Chúng ta ra quy định để ngăn chặn vi phạm, chứ
không phải tai nạn xảy ra mới xử phạt là quá muộn. Do
đó cần sửa luật để có tính răn đe hơn, ví dụ tài xế nồng độ
cồn cao gấp 4-5 lần mức quy định thì có thể phạt tù ngay
khi phát hiện” - ông Minh nói.
VIẾT LONG
ÔngHuỳnhMinhNhựt đề
nghị cần sắp xếp lại lực
lượng rác dân lập để công
việc thu gomrác ngày
càng tốt hơn. Ảnh: CN
Giải pháp cho
bài toán khó
Bà Nguyễn Th Thanh Mỹ, Phó
Giámđ c SởTN&MTTP.HCM, nhìn
nhận v việc qu n lý rác dân lập
như thếnào thì hiệnnay vẫncòn là
một bài toán khó. Chính vì thế Sở
TN&MT TP.HCM mới có gi i pháp
sắp xếp lại lực lượng này. “Chúng
ta đã thực hiện công tác sắp xếp
này từ năm 2018. Đến nay cũng
đãcónhi uquận/huyệnđạt thành
tích trong công tác tuyên truy n,
vận động 100% lực lượng thu
gom rác dân lập tham gia thành
lập hợp tác xã, doanh nghiệp có
pháp nhân. Nếu chúng ta tổ chức
được lực lượng này thì có nghĩa là
chúng ta kết n i được vào chương
trìnhqu n lý chất th i trênđ abàn
TP” - bà Thanh Mỹ khẳng đ nh.
V ý kiến thành lậpmột công ty
qu n lý chung v môi trường để
thu phí, bà Thanh Mỹ cho biết Sở
ghi nhận và sẽ có trao đổi thêm
v vấn đ này.
Các ý kiến cũng cho rằng khi sửa Ngh đ nh 46/2016 cần
xem xét tăng thời hạn tước quy n sử dụng giấy phép lái xe
và tước vĩnh viễn giấy phép lái xe đ i với những tài xế gây tai
nạn có tính chất nghiêm trọng…
Họ đã nói
Theo tôi, nên có công ty để qu n lý
nhữngđơnv thugomrácdânlậpnhằm
thực hiện chất lượng d ch vụ t t hơn.
Làm được vấn đ này, tôi nghĩ chúng
ta gi i quyết được hai việc là Nhà nước
qu n lý được nguồn thu, bên cạnh đó
cũng có thể qu n lý được chất lượng
vệ sinh trên đ a bàn.
Ông
HUỲNH MINH NHỰT
, Giám đốc
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook