081-2019 - page 12

12
Tôi nhìn Sài Gòn-TP.HCM qua những
cá nhân xung quanh, quen thuộc. Dì
Hai là một cá nhân như thế, người mà
nhìn thật sâu vào bên trong, bạn sẽ nhận
ra Sài Gòn, một Sài Gòn mà bạn hằng
tưởng.
Sống tại quận 4 từ thời chiến tranh
Đông Dương, khi các du đãng tề tựu tại
đây, một Sài Gòn khác biệt, dì Hai có sự
mạnh mẽ khó tin để bảo toàn đời sống
đàng hoàng của mình. Các em lần lượt
ra đời, đời sống bức bách, dì Hai chọn
cách để vào đời. “Năm 16 tuổi, tao nói
ổng (cha của dì Hai) xin cho tao vô làm
xưởng dệt. Ổng nói mày có chút ét, tóc
dài thượt, ai cho làm?”. Dì Hai đi cắt tóc
như con trai, về bảo: “Ba dắt con đi đi”.
Ông cụ thở dài mà đưa dì Hai xin vào
xưởng dệt Tái Thành (tiền thân xưởng
Thành Công sau năm 1975). Dì Hai làm ở
đó một mạch cho đến khi về hưu cách đây
hơn 10 năm.
Thảng hoặc lắm trong các câu chuyện
vu vơ, dì Hai có nhắc đến “hồi xưa có
ông quản đốc trong xưởng, ổng cũng
thích dì Hai lắm”, lúc đó giọng dì Hai
mềm, trong veo. Nhưng dì Hai không có
gia đình, sinh kế và sự lo lắng cho cha
mẹ và các em đã cuốn dì Hai vào công
việc. “Hễ rảnh chút là phải kiếm gì đó
làm, khi không làm xưởng, dì Hai quẩy
cái gánh, mua mít, cóc, xoài, xẻ ra vô
bịch, có khi nấu thêm nồi chè, gánh lên
bán ngay rạp Cathay hay vòng vòng qua
mấy khu Nguyễn Huệ, Hàm Nghi bán cho
lính hay mấy cô làm văn phòng, bán được
lắm”. Suốt 60 năm đi làm, cho tới bây
giờ dì Hai chỉ ngủ mỗi ngày bốn tiếng.
“Trời thương, vậy chớ tỉnh táo, khỏe ru,
ngủ nhiều không được”. Một đời đi làm,
tích cóp, dành dụm “có ai tự nhiên mà có,
mình phải tiết kiệm”, dì Hai lo được cho
cha mẹ, cho các em, cho đến tận hôm nay.
Tiết kiệm chứ không kiệt xỉ, dì Hai như
Sài Gòn vậy. Dì Hai có thể dậy sớm một
tiếng, đi bộ 5 km mua đậu nấu chè trước
khi đến xưởng làm để tiết kiệm 3 hào xe
lam nhưng khi nghe một người tu hành
khó khăn mắc bệnh nan y, dì Hai sẵn
sàng bỏ số tiền lớn để giúp ông chữa trị:
“Mình cần chi thì chi chứ, tiết kiệm là để
phòng khi ấy”. Hiểu biết về Phật giáo của
dì Hai chỉ gói gọn trong kinh Dược Sư
đọc khi bệnh và Bát Nhã Tâm Mật Kinh
đọc khi cúng cháo cho cô hồn nhưng dì
Hai sẵn sàng chung tay các chương trình
thiện nguyện và hài lòng với đời sống của
mình.
Dì Hai có thể bận bộ đồ tám năm
nhưng sẽ dành cả tuần nghỉ trưa để sửa
soạn đồ tươm tất cho một chương trình
từ thiện. Dì Hai không nói nhiều về môi
trường nhưng có bao nhiêu bịch nylon, dì
Hai đều giặt sạch, xếp gọn gàng từng bó
để “cho người khác dùng, bỏ nó phí mà
ô nhiễm”. Các nguyên tắc sống không bó
buộc, nghĩ cho người khác nhưng không
nói nhiều, nhận phần thua thiệt nhưng
không kể công, dì Hai cũng như Sài Gòn.
Có lần dì Hai đi ngân hàng gửi tiền, cô
thu ngân thấy bà cụ ăn mặc xuề xòa, cứ
hỏi: “Bà làm gì, bà gửi tiền giùm cho ai,
bà có gửi tiền thiệt không?”. Dì Hai nạt:
“Tiền tao chứ tiền ai, bộ ai khùng mà đưa
tiền cho tao gửi!”, rồi cười cái khì. Cô
thu ngân cũng cười theo. Hồi trước năm
1975, xóm nhà dì Hai nổi tiếng với ma
túy. Dì Hai đứng trước nhà, có hai anh
tre trẻ xăm trổ rồ xe vào ngó nghiêng,
định mở miệng hỏi, dì Hai đã chặn trước:
“Ê, tao không bán xì ke nghen mậy. Đi
chỗ khác chơi, đừng làm phiền bà con
trong này nghe” - dì Hai kể. Sống và làm,
cứ thấy trái ý, gai mắt là dì hai quạt, bất
kể là ai. Để có sự quạt ấy là một chuỗi
các quan sát tinh tế, chi tiết, kỹ lưỡng…
Người chi tiết, kỹ lưỡng mà vẫn hào sảng,
như Sài Gòn.
Thật tuyệt nếu một sáng nào bạn tự
nghĩ mình còn đang được hít thở chung
bầu không khí với những con người như
vậy. Khi tôi đưa máy lên chụp dì Hai, bà
nạt: “Chụp gì vậy mậy?”. Tôi nói: “Con
chụp Sài Gòn”. Thật vậy, bạn cứ chụp thử
ai đó bên cạnh đi, mỗi người có khi chứa
đựng cả lịch sử hình thành và căn tính
nơi bạn đang sống.
PHAN THÀNH
NGUYỄNDO
H
ộ thành hào được triều
đình nhà Nguyễn xây
dựng từ năm 1932
nhằm bao bọc quanh kinh
thành Huế bằng đá núi, còn
gọi là đá gan gà với kỹ thuật
xếp đá không sử dụng vữa
kết dính. Sau thời gian, công
trình bị xuống cấp nên được
UBND tỉnh phê duyệt dự án
trùng tu và tôn tạo. Theo
đó, tổng chiều dài tu bổ bờ
kè này kéo dài hơn 10 km.
Tuy nhiên, trong thời gian
tu bổ chỉ hơn 1 km bờ kè,
dư luận bức xúc cho rằng
đơn vị thi công đã cày nát
hệ thống bờ kè cũ.
Tu bổ y hệt xây mới
Cục Di sản văn hóa thuộc
Bộ Văn hóa-Thể thao và Du
lịch gửi công văn đồng ý tu
bổ bờ kè hộ thành hào cho
Trung tâm Bảo tồn di tích
cố đô Huế. Công văn yêu
cầu trung tâm này phải lựa
chọn một số đoạn kè còn
tốt, được xây dựng bằng
kỹ thuật truyền thống, đảm
bảo về kích thước và đủ khả
năng chịu lực để gia cố chân
móng tu bổ theo hiện trạng.
Hồ sơ dự án nêu rõ yêu
cầu: Gia cường hợp lý để
phù hợp với điều kiện hiện
tại, đặc điểm văn hóa, giữ
gìn tái hiện không gian văn
hóa lịch sử. Về phương án
di tích, chỉ phục hồi đối với
những chỗ bị sụp đổ nhưng
phải hạn chế tối đa làmmới”.
“Trong phần thuyết minh
tại hội đồng tham vấn thì
họ nói có nhiều phần bị
mất hết dấu vết của tường
thành, bờ kè buộc phải làm
lại. Nhưng quan điểm của
các thành viên hội đồng thì
làm lại cũng phải hạn chế
tối đa sự làm mới bằng cách
tìm lại những loại gạch cũ
và cố gắng áp dụng phương
pháp xếp khan để đảm bảo
quy trình, kỹ thuật của di
tích” - ông Bình nói.
“Việc áp dụng những công
nghệ hoặc cơ giới ở một số
công trình di tích là phải
hạn chế tối đa, dù biết một
số việc phải cần đến những
phương tiện này. Tuy nhiên,
trong khi bờ kè còn nguyên
thì không nên dùng cơ giới
mà phá, không được làm
như thế với di tích. Việc
tác động trực tiếp vào bờ kè
đang có để phá ra và xây lại
là điều không ai chấp nhận
được” - ông Bình nói.
Trao đổi với 
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Phan Văn
Tuấn, Phó Giám đốc Trung
tâm Bảo tồn di tích cố đô
Huế, cũng thừa nhận còn
một số thiếu sót trong việc
thi công công trình này. Cụ
thể trung tâm sẽ tăng cường
nhân lực cho việc giám sát;
chọn triệt để các tảng đá cũ để
sử dụng lại, những địa điểm
nào còn có thể bảo tồn được
sẽ có những đánh giá, đánh
dấu cụ thể; yêu cầu đơn vị
thi công sử dụng đúng công
cụ khi thi công công trình.
Ông Tuấn còn cho biết hiện
việc tu bổ đã tạm dừng để
thẩm định lại toàn bộ công
trình này và sẽ có báo cáo
về vụ việc.•
Traođổivới
PhápLuậtTP.HCM
,
ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch
UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế,
cho biết tỉnh vừa có chỉ đạo
cho giám đốc Trung tâm Bảo
tồn di tích cố đô Huế rà soát
các thủ tục, quá trình đánh giá,
quy trình thi công để báo cáo
lên UBND tỉnh.
Cày ủi đi hết thì
còn đâu di tích!
Bảo tồn di tích không chỉ với
dấu tích trên mặt đất mà còn
cả dấu vết, hiện vật dưới mặt
đất. Dưới đó không chỉ có dấu
vết thời vua Nguyễnmà có thể
còn cả thời Tây Sơn, thời chúa
Nguyễn. Đơn vị thi công dùng
xe cày ủi, xúc đổ đi hết thì còn
di tích đâu nữa.
PGS-TS
ĐỖ BANG
Tiêu điểm
Ảnh chụp ngày 12-4 lúc bờ kè hộ thành hào được tu bổ bằng cách…xâymới. Ảnh: NGUYỄNDO
Dì Hai Sài Gòn hay lamhay làm, tiết kiệmmà
không kiệt xỉ. Ảnh: PHANTHÀNH
bảo tồn, ưu tiên giá trị nổi
bật, bảo tồn được yếu tố
gốc tối đa.
Tuy nhiên, nhiều nhà
nghiên cứu và dư luận bức
xúc cho rằng tại khu vực
hộ thành hào vừa được tu
bổ và tôn tạo này gần như
đã được xây mới hoàn toàn,
những nền móng cũ của di
sản văn hóa thế giới đã bị xe
múc đào bới, tháo dỡ trong
nhiều tháng qua. Đơn vị thi
công cũng đã sử dụng loại
đá mới để xây dựng thay
vì đá cũ.
PGS-TS Đỗ Bang, Phó
Chủ tịch Hội Khoa học
lịch sử Việt Nam, Chủ tịch
Hội Khoa học lịch sử Thừa
Lẽ ra khi tháo dỡ
bờ kè cần phải có
nhân viên chuyên
môn khảo cổ học của
phòng nghiên cứu,
như quy định của
Luật Di sản văn hóa.
Thiên-Huế, nói lẽ ra khi tháo
dỡ bờ kè cần phải có nhân
viên chuyên môn khảo cổ
học của phòng nghiên cứu
như quy định của Luật Di
sản văn hóa.
Tự ý “qua mặt”
hội đồng khoa học
Họa sĩ Trần Thanh Bình
nói: “Tôi nhớ tại cuộc họp
lấy ý kiến, bên tư vấn thiết
kế nói chỉ hạ giải những đoạn
kè sụt lún nghiêm trọng làm
ảnh hưởng đến tính bền vững
của tường thành. Hội đồng
khoa học luôn giữ quan điểm
phải bảo tồn tính nguyên vẹn
cả về kiến trúc, kết cấu kỹ
thuật và màu thời gian của
Đời sống xã hội -
ThứBảy13-4-2019
Tu bổ hay phá nát bờ kè
thành hào Huế?
Hệ thống bờ
kè thành hào
Huế đã bị
đơn vị
thi công
sử dụng xe
múc đào bới
nềnmóng.
Nhìn bằng
mắt thì bờ kè
này gần như
đã được
làmmới
hoàn toàn.
DìHai SàiGòn: Tiếc 3hào xe lam, bỏ bộn tiềngiúpngười dưng
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook