081-2019 - page 13

13
NGUYỄNQUYÊN
V
ới mục đích phát triển
văn hóa đọc của học
sinh, hiện nay nhiều
trường trên địa bàn TP.HCM
đã quan tâm xây dựng, phát
triển, thay đổi mô hình hoạt
động của thư viện với xu
hướng gần gũi.
Đến giờ chơi,
em lại tới thư viện
Tiếng trống trường báo hiệu
giờ ra chơi vừa dứt, học sinh
Trường THCS Nguyễn Gia
Thiều, quận Tân Bình hớn
hở khi vừa kết thúc một tiết
học. Có nhóm chơi đá cầu,
nhóm ngồi dưới gốc cây tám
chuyện nhưng nhiều em lại
đi tới thư viện trường.
Thư viện là căn phòng rộng
120 m
2
, bố trí rất nhiều bàn
ghế gỗ, thiết kế, bài trí khá
đẹp mắt, màu tường khá ấn
tượng, lại được tô điểm bởi
dàn đèn trang trí dễ thương
cùng mùi hương tinh dầu
thoang thoảng. Đầu sách đa
dạng, phong phú, được trưng
bày trên những kệ tủ nhỏ
xinh. Chỉ trong phút chốc,
thư viện đã chật kín người.
Em đọc sách, nhóm làm bài
tập, nhóm thảo luận sôi nổi về
nội dung đề cập trong sách.
Em Huỳnh QuốcAnh, học
sinh lớp 7/8, chia sẻ: “Trước
đây, giờ ra chơi em chủ yếu
ngồi trong lớp chơi với bạn.
Vì khi đó thư viện ở tầng trên,
sách không có nhiều. Từ khi
trường chuyển thư viện xuống
sân xây dựng lại, em vào thử
và mê luôn. Vào đây, sách
hay, không gian mát mẻ, lại
được làm quen với các bạn
nên em thích lắm. Ngoài
những truyện vui, em thường
tìm đọc những cuốn sách liên
quan đến pháp luật Việt Nam,
Luật Biển Việt Nam”.
Còn em Ngô Hoàng Kim,
học sinh lớp 7/1, nhấn mạnh:
“Trong ngôi trường này, thư
viện là nơi em thích nhất. Cứ
đến giờ ra chơi, em lại tới
để đọc sách. Cái cảm giác
vừa đọc cuốn sách mình yêu
thích trong một không gian
ấm cúng, giữa tiếng nhạc du
dương thật tuyệt”.
Nhiều em nhỏ ở cấp tiểu
học cũng thích thú khi đến
thư viện. Bởi đây là những
trải nghiệmmà các em không
thể có được khi họcmầmnon.
Hào hứng tham gia trò chơi
đố vui có thưởng được tổ chức
tại “thư viện xanh”, emAnh
Trí, học sinh lớp 2/5 Trường
Tiểu học Phan Đinh Phùng,
quận 3, cười bảo: “Tham dự
trò chơi, tụi con vừa biết thêm
kiến thức lại được nhận quà.
Thưviện thường tổ chức nhiều
hoạt động vui chơi, anh phụ
trách lại dễ thương, vui tính
nên chúng con tới đây hoài”.
Đa dạng
nhiều hoạt động
Chia sẻ về hoạt động của
thư viện, anh Nguyễn Đỗ
TuấnAnh, nhân viên thư viện
Trường THCS Nguyễn Gia
Thiều, cho hay: “Sau nhiều
nămlàmcông tác này, tôi nhận
thấy để thu hút học sinh tới
thì trước tiên thư viện phải
đẹp, lạ, tạo sự cuốn hút. Sau
đó, nội dung sách phải phù
hợp với sở thích, tâm lý lứa
tuổi của các em”.
Theo anh Tuấn Anh, hiện
trường cũng phối hợp với các
bộ môn khác tổ chức tiết học
tại thư viện. Như môn văn tới
tiết chương trình địa phương,
giáo viên sẽ tổ chức học tại
thư viện, hay tiết thực hành
của bộ môn nhạc vì ở đây có
loa, âm thanh đầy đủ.
Đề cập đến việc đầu tư phát
triển thư viện, ông Nguyễn
Xuân Đắc, Hiệu trưởng nhà
trường, nhấnmạnh: “Từ ngày
đổi mới thư viện, học sinh tới
đông hơn. Tuy nhiên, lượng
học sinh cũng chưa nhiều bởi
đầu sách chưa phong phú,
chưa đánh đúng tâm lý học
trò. Cho nên trong thời gian
tới cần phải bổ sung thêm
nhiều loại sách nữa. Tôi còn
muốn thực hiện “ngày Chủ
nhật đọc sách””.
Chia sẻ kinh nghiệm về
việc thu hút học sinh tới thư
viện, bà Huỳnh Thụy Nga
My, Phó Hiệu trưởng Trường
Tiểu học Phan Đình Phùng,
cho hay ngoài thư viện theo
mô hình truyền thống, trường
còn thiết kế “thư viện xanh”
ngoài trời gồm tiểu cảnh,
cây cỏ, có bàn ghế bố trí
sẵn cùng với sân khấu để tổ
chức các hoạt động. Đây là
khoảng không gian giúp học
trò cảm thấy thoải mái, thư
giãn khi đọc sách.
Theo anh Phước Trí, nhân
viên thư viện trường, để thư
viện đến gần với học sinh,
trường còn lập đội cộng tác
viên, chủ yếu là học sinh
khối 4, 5. Vào giờ ra chơi,
khi học trò xuống đọc sách
các em sẽ nhắc nhở việc để
sách sao cho ngăn nắp, hỗ
trợ các bé lớp 1 đọc truyện,
chăm sóc “thư viện xanh”.
“Sắp tới, tôi sẽ phối hợp
với các đơn vị giới thiệu và
bổ sung thêm sách cho thư
viện. Để học trò đến thư viện,
có một lý do quan trọng là
nhân viên phụ trách phải
thân thiện, cởi mở, vui tính
và nhiều khi cũng có thể đọc
sách cho tụi nhỏ” - anh Trí
cười bảo.•
Thư viện trở thành địa chỉ quen thuộc với học sinh Trường THCSNguyễnGia Thiều (quận Tân Bình, TP.HCM). Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Nhiều trường học tổ chức tiết đọc sách
trong nhà trường
Để khuyến khích văn hóa đọc trong học sinh, không chỉ
phát triển thư viện, hiện nhiều trường đã tổ chức một tiết
đọc sách cố định trong thời khóa biểu hằng tuần.
Tại Trường Tiểu học Mê Linh, quận 3, tiết đọc sách khiến
học trò rất hứng thú. Các em sẽ được chọn lựa cuốn sách
mình yêu thích, ngồi đọc và trao đổi cùng bạn bè. Còn giáo
viên sẽ là người hỗ trợ, giải đáp thắc mắc chomỗi em. Theo
thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Hùng, tiết học sẽ khiến học
trò thêm yêu sách, quý sách, từ đó mê đọc và tự bổ sung
thêm kiến thức cho mình.
Cái cảmgiác vừa
đọc cuốn sáchmình
yêu thích trongmột
không gian ấm cúng,
giữa tiếng nhạc du
dương thật tuyệt.
Nửa thế kỷ tìm
nhân vật trong ảnh
vụ thảmsátMỹLai
Tấmảnh
“Anh che đạn cho em”
của
cựu binhMỹ RonaldHaeberle cuối cùng
đã tìm ra nhân vật chính.
Ngày 12-4, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
qua
điện thoại, bà Trần Xuân Thảo, Giám đốc Bảo tàng
Chứng tích chiến tranh, cho biết bà vừa ký thông
báo kết luận cuộc họp hội đồng khoa học về tấm ảnh
“Anh che đạn cho em”
của ông Ronald Haeberle,
tác giả bộ ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai gây rúng động
toàn cầu. Theo đó, hội đồng khoa học đã tổ chức
họp liên quan đến việc chỉnh sửa nội dung, chú thích
trưng bày về vụ thảm sát Mỹ Lai. Yêu cầu Phòng
Trưng bày - Tuyên truyền - Đối ngoại điều chỉnh nội
dung chú thích tấm ảnh nói trên thành
“Anh che đạn
cho em. Anh: Trần Văn Đức, bảy tuổi. Em: Trần Thị
Hà, 14 tháng tuổi. Hai anh em hiện vẫn còn sống”.
Đồng thời điều chỉnh danh sách nạn nhân trong vụ
thảm sát Sơn Mỹ: Bà Nguyễn Thị Bộ (Tẩu) thành
hai tên riêng biệt là bà Nguyễn Thị Bộ và bà Nguyễn
Thị Tẩu (mẹ anh Đức).
Như vậy, sau hơn nửa thế kỷ, tấm ảnh đầy xúc
động với nhiều tranh cãi đã chính thức tìm được sự
thật trong niềm vỡ òa của anh em ông Trần Văn Đức
và đặc biệt là tác giả Ronald Haeberle.
Câu chuyện này liên quan đến việc khiếu nại kéo
dài nhiều năm liền của ông Đức (Việt kiều định cư
tại Đức). Ông cho rằng mình và em gái mới chính
là hai đứa trẻ trong bức ảnh đang được trưng bày
tại Bảo tàng Sơn Mỹ và một số bảo tàng chứng tích
chiến tranh khác chứ không phải như chú thích lâu
nay.
Ông Đức cho biết trước năm 2009, tấm ảnh đó
được trưng bày trong Khu chứng tích Sơn Mỹ với
chú thích:
“Anh Trương Bốn đang che đạn cho em
gái Trương Năm nhưng cả hai đều bị lính Mỹ bắn
chết
”. Sau khi ông khiếu nại, đưa ra nhiều bằng
chứng thuyết phục thì khu chứng tích tháo dòng chú
thích xuống và chỉ ghi vỏn vẹn những dòng chữ:
“Người anh đang che đạn cho em nhưng cả hai đều
bị lính Mỹ bắn chết”
. Còn ông và em gái của mình,
hai chứng nhân sống lại rơi vào quên lãng.
Kỷ niệm 50 năm ngày thảm sát Sơn Mỹ, Ron và
Đức đã trở lại Sơn Mỹ, thực nghiệm lại hiện trường
đúng ngay vị trí mà Đức ôm em gái che đạn và
Ron đã chụp ảnh. Ngoài ra, còn có khoảng 50 nhân
chứng xác nhận người trong ảnh chính là anh em
Đức, Hà. Thế nhưng tiếc thay, những bằng chứng
đầy thuyết phục này vẫn chưa thay đổi được lời chú
thích dưới tấm ảnh trong khu chứng tích.
Theo tác giả Ronald Haeberle, cần có sự
cải chính theo hướng xác nhận hai đứa trẻ trong
ảnh là Trần Văn Đức và Trần Thị Hà chứ không
phải là Trương Năm, Trương Bốn hoặc cách chú
thích chung chung: “Anh che đạn cho em” như bảo
tàng đã chú thích.
Còn ông Trần Văn Đức cho rằng sự chính xác
trong ghi chú bức ảnh là điều thiêng liêng với ông
bởi trong vụ thảm sát Sơn Mỹ, trong 504 thường dân
vô tội bị giết có mẹ và một chị, một em gái ruột của
anh. Thậm chí bức ảnh về mẹ ông là bà Chín Tẩu
cũng đã từng bị chú thích sai bởi tên một phụ nữ
khác. Hơn nửa thế kỷ trĩu nặng một nỗi tang thương
lớn như vậy cho nên việc đi tìm sự thật ai là người
trong ảnh là điều có ý nghĩa với cuộc đời ông.
PHƯƠNG NAM
Đời sống xã hội -
ThứBảy13-4-2019
Học trò hứng thú
khi tới thư viện
Nhân viên thủ thư thân thiện, không gianmát mẻ, trang trí đẹpmắt,
nhiều loại sách phong phú…
Ron, tác giả bức ảnh, chiếcmáy ảnh lịch sử và
nhân vật Trần VănĐức. Ảnh tư liệu
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook