083-2019 - page 14

14
Bạn đọc -
ThứBa16-4-2019
xã là có người xuống xử lý
ngay. “Do vậy láng giềng
bớt phàn nàn tình trạng chó
suýt cắn người, phóng uế tùm
lum” - ông Hiển nói.
Ông Mai Thái Linh, Phó
Chủ tịch UBND phường 11,
quận Gò Vấp, cho biết tháng
10-2018, bà con phản ánhmột
hộ ở khu phố 1 nuôi chó gây
hôi hám, ảnh hưởng những
người xung quanh và còn
thỉnh thoảng thả chó chạy
rông ra đường.
“Sau đó, UBND phường
kết hợp ban đại diện khu
phố 1 xuống kiểm tra. Trong
buổi làm việc, hộ này cam
kết không thả chó chạy rông
và vệ sinh chuồng nuôi sạch
sẽ. Từ đó đến nay, các hộ dân
gần đó không còn phản ánh
nữa” - ông Linh nói.
Theo ông Linh, phường
11 hiện có hơn 800 hộ nuôi
chó với gần 900 con. “Tất
cả hộ nuôi chó đều cam kết
không thả chó chạy rông.
Nếu vi phạm, UBND phường
và khu phố nhắc nhở, đồng
thời buộc dọn sạch phần chó
phóng uế. Kế đến, UBND
phường cho làm cam kết lần
hai, nếu tái phạm sẽ bị xử lý
theo quy định. Có điều đáng
mừng là chưa hộ nuôi chó
nào vi phạm lần hai” - ông
Linh chia sẻ.
Dân báo, chính quyền
xử lý ngay
Theo ông Lê Minh Hiếu,
Phó Chủ tịch UBND phường
Bình Hưng Hòa, quận Bình
Tân, hiện trên dưới 800 hộ
ở địa bàn phường nuôi chó.
“Ngoài việc buộc các hộ
nuôi chó làm cam kết không
cho chó chạy rông, UBND
phường còn thông báo tất cả
hộ dân khi ai thấy chó chạy
rông hoặc ị bậy thì chụp ảnh
gửi lên UBND phường để
UBND phường có chứng cứ
xử lý” - ông Hiếu nói.
Theo ông Hiếu, UBND
phường vài lần nhận được
những hình ảnh chó chạy rông
do các hộ dân chụp. Sau đó,
phường xuống hiện trường
xác minh và buộc chủ nuôi
dọn sạch phần chó phóng uế,
không cho chó chạy rông.
“Tiếp theo, phường lập biên
bản nhắc nhở. Nếu tái phạm
sẽ bị xử lý theo quy định. Tuy
nhiên, đến nay phường chưa
ghi nhận bất kỳ trường hợp
tái phạm nào” - ông Hiếu
nói thêm.
“Mặc dù UBND phường
làm hết mình nhưng tình
trạng chó thả rông ít nhiều
vẫn còn xảy ra, điển hình
là khu phố 1 và khu phố 2.
Ngoài nhắc nhở chủ nuôi,
UBND phường còn đề nghị
Chi cục Chăn nuôi và Thú y
TP.HCM phối hợp bắt chó
chạy rông ở địa bàn hai khu
phố nói trên và xử phạt theo
Nghị định 90/2017 của Chính
phủ” - ông Hiếu cho biết.
“Để xử lý rốt ráo tình
trạng chó thả rông, UBND
xã Trung Chánh, huyện Hóc
Môn thành lập “đội phản ứng
nhanh” gồm công chức phụ
trách môi trường, đại diện
ban nhân dân bảy ấp. Đội này
có mặt tại hiện trường ngay
khi nhận được phản ánh của
hộ dân” - ông Phan Thanh
Tuấn, Phó Chủ tịch UBND
xã Trung Chánh, chia sẻ.
Theo ông Tuấn, sau khi
xác định được chủ nuôi, đội
phản ứng nhanh lập biên bản
và yêu cầu chủ nuôi làm cam
kết không tái phạm. Nếu vi
phạm lần hai, đội sẽ đề xuất
UBND xã phạt theo Nghị
định 90/2017. Tuy nhiên,
hầu hết chủ nuôi không để
tái phạm” - ông Tuấn nói.
“UBND xã Trung Chánh
cũng đang nghiên cứu đưa
nội dung không thả chó chạy
rông vào tiêu chí xét thi đua
và công nhận tổ, ấp văn hóa”
- ông Tuấn nói thêm.•
TRẦNNGỌC
T
hời gian gần đây nhiều
địa phương trên cả nước
xảy ra tình trạng chó cắn
người gây nguy hiểmđến tính
mạng. Nghị định 90/2017 đã
yêu cầu các chủ chó phải rọ
mõm cho chó hoặc xích giữ
chó, phải có người dắt khi
đưa chó ra nơi công cộng.
Tại TP.HCM, việc quản
lý chó thả rông được thực
hiện từ nhiều năm nay nên
tình trạng này đã có chiều
hướng giảm.
Hàng xóm bớt phàn
nàn vì chó thả rông
BàLêThanhVân (đường số
8, phường 11, quận Gò Vấp,
TP.HCM) cho biết trước đây
khu phố bà ở có khá nhiều chó
thả rông. “Những phiền phức
chó thả rông gây ra không nói
nhiều người cũng biết. Tuy
nhiên, từ khi UBND phường
11 đề nghị những người nuôi
chó làm bản cam kết không
thả chó ra đường phóng uế
bừa bãi thì tình trạng chó thả
rông giảm hẳn. Bản thân tôi
cũng làm bản cam kết” - bà
Vân nói.
“Khu phố tôi từng xảy ra
tình trạng láng giềng mâu
thuẫn với nhau vì chó thả
rông ị bậy, suýt cắn người.
Tuy nhiên, sau khi UBND
phường ra thông báo chụp
ảnh chó phóng uế bừa bãi
làm chứng cứ xử phạt thì tình
trạng chó thả rông giảm đáng
kể” - ông Lâm Hùng Dũng
(52/45/9 đường số 8, phường
Bình Hưng Hòa, quận Bình
Tân) cho biết.
Tương tự, ông TrươngVăn
Hiển (21/2B ấp Mỹ Huề, xã
Trung Chánh, huyện Hóc
Môn, TP.HCM) cho rằng
dân trong ấp phát hiện chó
thả rông thì báo cho UBND
“UBND xã Trung
Chánh cũng đang
nghiên cứu đưa nội
dung không thả
chó chạy rông vào
tiêu chí xét thi đua
và công nhận tổ, ấp
văn hóa.”
Ông
Tuấn
Dù nhiều địa phương quản lý tốt chó chạy
rông nhưng vẫn chưa triệt để, một số nơi
vẫn còn tình trạng này. Ảnh: TRẦNNGỌC
Lậpđộiphảnứngnhanh
“xử” chó chạy rông
Nhờ chính quyền và người dân cùng phối hợp xử lý chómà
tình trạng chó chạy rôngmột số nơi ở TP.HCMđã giảmhẳn.
Chó thảrôngởCầnThơ:
Phườngchỉnhắcnhở
là chính
Theo tập quán nuôi chó từ xưa đến nay,
người dân thường để chó tự do đi lại khắp
nơi, không có chuyện rọmõm.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại các vùng nông
thôn ở Cần Thơ rất dễ bắt gặp những chú chó đi lang
thang trên đường.
Ở khu vực trung tâm TP, phần lớn là chó được chủ
dẫn đi chơi tại các công viên, các lễ hội hoặc đèo
trên xe đi khắp nơi dạo chơi. Nhưng điều đáng nói
là hiếm có con chó được rọ mõm nên khiến nhiều
người e ngại.
Bà Nguyễn Thị Bé Chính (ngụ quận Ô Môn) cho
biết: “Trước giờ người dân nuôi chó thả tự do, thấy
con nào dữ tính thì mới cột lại hoặc nhốt vào chuồng
rồi làm biển cảnh báo này kia chứ biết gì chuyện
bị phạt đâu. Còn đối với TP thì tôi cũng thấy nhiều
người dẫn chó đi chơi cũng không có bịt miệng gì vì
trước giờ trong suy nghĩ người dân chó là động vật
hiền lành, gần gũi. Nhưng dạo gần đây thấy nhiều
trường hợp bị chó cắn chết nên tôi cũng e ngại, thấy
chó cũng nguy hiểm quá, giờ gặp mấy chú chó cũng
e dè tránh xa cho an toàn”.
Ông Phạm Văn
Hậu, Chủ tịch
phường Thới Long,
quận Ô Môn, cho
biết sau khi Nghị
định 90/2017 có
hiệu lực vào năm
2017 đến nay
phường thường
xuyên tuyên truyền
cho người dân các
quy định về việc
nuôi và quản lý chó như đăng ký nuôi, tiêm phòng
dịch dại hằng năm, không thả rông...
Cũng theo ông Hậu, trên địa bàn cũng có một
trường hợp bị chó cắn nhưng chỉ nhẹ và người dân
được hướng dẫn tiêm ngừa dại. Đồng thời chủ nuôi
cam kết quản lý chặt chẽ, không để xảy ra trường
hợp tương tự.
Nói về những khó khăn, ông Hậu cho rằng gặp
hạn chế về vấn đề nhân lực nên công tác quản lý còn
bị hạn chế. “Phường chỉ có một cán bộ phụ trách về
thú y nhưng phải quản lý tất cả con vật nuôi trên địa
bàn phường chứ không riêng gì loài chó. Do thiếu
nhân lực nên trước giờ phường cũng không có đội
chuyên đi bắt chó thả rông như ở TP.HCM. Bên
cạnh đó, phường cũng không có các công cụ hỗ trợ
bắt chó, không thể bắt bằng tay không được” - ông
Hậu giải thích.
Ông Phan Thanh Điền, Chủ tịch UBND phường
Tân An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, cũng cho
biết phường không được hướng dẫn về việc thành
lập đội bắt chó rông. Còn việc quản lý chó thả rông
chủ yếu chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, vận động
người dân. “Ở phường thì đa số người dân nuôi chó
làm kiểng, phường thường xuyên vận động người
dân tiêm phòng dại, nuôi nhốt cẩn thận, đảm bảo vệ
sinh môi trường, khi dắt ra đường phải bịt miệng lại.
Thực tế thì bà con nuôi không có đến phường đăng
ký, mình cũng không quản lý được. Cũng có người
dân phản ánh việc chó phóng uế bừa bãi, phường
cũng có cử cán bộ phối hợp với khu vực tuyên
truyền, vận động, người dân cũng có cam kết không
để chó phóng uế bừa bãi, nuôi nhốt chó trong nhà và
chấp hành tốt” - ông Điền nói.
HẢI DƯƠNG
Quản lý tốt chó thả rông,
bớt thương tích cho người
Thống kêmới nhất cho thấy TP.HCMhiện có gần 110.570
hộ nuôi chó với tổng cộng khoảng 199.920 con. UBND
phường, xã, thị trấn quản lý tốt việc nuôi chó, mèo và giám
sát chặt tình trạng chó thả rông thì những phiền toái do
chó, mèo gây ra như phóng uế bừa bãi, mất an ninh trật tự,
gây thương tích cho người… sẽ giảm đáng kể.
Hiện nhiều quận, huyện đã thành lậpđội bắt chó thả rông
và cử nhân sự tham gia lớp huấn luyện bắt chó thả rông.
Đội bắt chó thả rông của quận, huyện chủ động phối hợp
với phường, xã, thị trấn nhanh chóng bắt và xử lý chó thả
rông trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn những nguy cơ do
chó, mèo gây ra.
Ông
NGUYỄNVĂN DŨNG
,
Trưởng phòng Chăn nuôi-Dịch tễ
thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM
Chó không rọmõmđược chủ dắt đi lễ hội bánh dân gian
Nambộ ở Cần Thơmới đây. Ảnh: HẢI DƯƠNG
Phạt tiền 600.000-800.000
đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
-Khôngtiêmphòngvaccine
phòngbệnhdại chođộngvật
bắt buộc phải tiêm phòng;
- Không đeo rọ mõm cho
chó hoặc không xích giữ chó,
không có người dắt khi đưa
chó ra nơi công cộng.
(Theo Điều 7 Nghị định 90/2017)
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook